Tại lễ vinh danh TP.HCM được công nhận là thành viên mạng lưới thành phố học tập toàn cầu của UNESCO, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP.HCM Nguyễn Thị Lệ khẳng định, TP.HCM đã sẵn sàng cho hành trình hướng tới một tương lai mà mỗi công dân đều là một công dân số, một công dân học tập toàn cầu…
Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP.HCM Nguyễn Thị Lệ (thứ 2 từ trái sang) nhận chứng nhận Thành phố học tập toàn cầu từ Trưởng đại diện UNESCO tại Việt Nam (ngoài cùng bên phải) với sự chúc mừng của Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Xuân Phúc và bà Lê Thị Hồng Vân – quyền Vụ trưởng Vụ Ngoại giao văn hóa và UNESCO, Tổng Thư ký Ủy ban UNESCO Việt Nam…
Tối 30-3, UBND TP.HCM đã tổ chức lễ vinh danh TP.HCM được công nhận là thành viên mạng lưới thành phố học tập toàn cầu củ UNESCO.
Phát biểu tại buổi lễ, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP.HCM Nguyễn Thị Lệ tự hào thông báo đến nhân dân TP rằng TP.HCMM trở thành thành viên chính thức Mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu của UNESCO.
Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP.HCM Nguyễn Thị Lệ vui mừng cho biết, TP.HCM đã sẵn sàng cho hành trình hướng tới mỗi công dân đều là công dân số, công dân toàn cầu
Ông Jonathan Wallace Baker, Trưởng đại diện UNESCO tại Việt Nam – đánh giá cao sáng kiến trường học hạnh phúc của TP.HCM
Bà nhấn mạnh, đây là niềm vinh dự, là kết quả của một quá trình thành phố tập trung vào việc xây dựng môi trường học tập suốt đời cho người dân thành phố; thể hiện sự công nhận của thế giới đối với các chính sách, cam kết, nỗ lực của Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng trong việc đảm bảo nền giáo dục có chất lượng, công bằng, toàn diện, thúc đẩy cơ hội học tập suốt đời cho tất cả mọi người, góp phần nâng cao vị thế giáo dục của Việt Nam trên trường quốc tế.
Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức phát động triển khai thực hiện Chương trình hành động xây dựng “Thành phố học tập toàn cầu UNESCO giai đoạn 2024 – 2030” trên địa bàn TP.HCM
Bà cho biết, Việt Nam là một dân tộc thông minh và có truyền thống hiếu học. Người Việt Nam luôn coi trọng việc học, lấy việc học làm điều căn bản để thực hiện đạo lý làm người… Một điểm sáng cho truyền thống hiếu học của nước ta đó là tinh thần tự học và cuộc đời, sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương sáng mẫu mực về tinh thần tự học, lấy tự học làm cốt, làm phương thức chủ yếu để nâng cao trình độ mọi mặt của bản thân.
Riêng tại TP.HCM, theo bà, với những nỗ lực không ngừng nghỉ, trong nhiều năm qua, công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập trên địa bàn TP.HCM có nhiều sự đổi mới và đạt nhiều kết quả rất đáng ghi nhận.
Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP.HCM Nguyễn Thị Lệ và Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Văn Phúc cùng nhận chứng nhận Thành phố học tập toàn cầu
Thời gian qua, TP.HCM đã triển khai cụ thể chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về hội nhập quốc tế, khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực; thực hiện nhiều dự án và nhiều chương trình nhằm thúc đẩy sự hợp tác và chia sẻ kiến thức giữa trường học, doanh nghiệp, các tổ chức và cộng đồng; không ngừng cải tiến và đổi mới trong lĩnh vực giáo dục, từ mầm non đến đại học, từ trường học đến cộng đồng; thực hiện đồng bộ từ việc cải thiện cơ sở hạ tầng đến việc triển khai các chương trình học tập đa dạng, phù hợp với mọi lứa tuổi và nhu cầu học tập của người dân. Tất cả điều này không chỉ giúp nâng cao chất lượng giáo dục, mà còn tạo ra cơ hội cho mọi người học tập suốt đời, học tập thường xuyên.
Hiện TP.HCM có hơn 1,6 triệu gia đình đạt danh hiệu “Gia đình học tập” đạt tỷ lệ 80%; 1.012 dòng họ đạt danh hiệu “Dòng họ học tập” – tỷ lệ 99,39%; hơn 10.300 người, tỷ lệ 98,02% được công nhận danh hiệu “Công dân học tập”. Những minh chứng trên đã thể hiện tinh thần tự học và truyền thống hiếu học của người dân thành phố.
Trưởng đại diện UNESCO tại Việt Nam nhận hoa chúc mừng từ Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Văn Phúc
“TP.HCM đánh giá cao việc trở thành thành viên chính thức Mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu của UNESCO. Chúng tôi nhận thấy đây là cơ hội cho tất cả người dân và chính quyền thành phố tiếp tục đề ra các chương trình hành động phát triển để TP.HCM trở thành nơi mọi người dân, không phân biệt tuổi tác, không phân biệt quốc gia có thể tiếp tục học hỏi; tạo ra một môi trường học tập mở, nơi mỗi công dân có thể phát triển kỹ năng, kiến thức cần thiết để thích nghi và phát triển trong thế giới số. Đây là một bước tiến quan trọng, khẳng định cam kết của chúng ta đối với việc học tập suốt đời và phát triển bền vững” – bà Nguyễn Thị Lệ khẳng định.
Đồng thời bày tỏ tin tưởng rằng, với sự hợp tác và hỗ trợ từ UNESCO cùng với các thành viên khác trong mạng lưới, TP.HCM sẽ tiếp tục phát triển và vươn lên một cách mạnh mẽ, trở thành một trung tâm giáo dục hàng đầu của khu vực và đạt được uy tín, thứ hạng cao trong đánh giá và nhìn nhận của thế giới.
Đặc biệt, với tư cách là thành viên của Mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu, bà Nguyễn Thị Lệ nhấn mạnh, TP.HCM sẽ nỗ lực không ngừng để đảm bảo mọi người dân đều có cơ hội học tập và phát triển; cam kết tiếp tục hợp tác chặt chẽ với các thành viên khác của Mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu để chia sẻ kinh nghiệm, học hỏi và xây dựng môi trường học tập tốt hơn cho tất cả mọi người.
“TP.HCM đã sẵn sàng cho hành trình hướng tới một tương lai mà mỗi công dân đều là một công dân số, một công dân học tập toàn cầu… Bắt đầu từ mốc son của lễ vinh danh hôm nay, TP.HCM và bạn bè trong hệ thống các thành viên của Mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu cùng đồng lòng, chung tay xây dựng một thế giới học tập, phát triển và bền vững” – bà Nguyễn Thị Lệ nhìn nhận.
Tại lễ vinh danh, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức đã chính thức phát động triển khai thực hiện Chương trình hành động xây dựng “Thành phố học tập toàn cầu UNESCO giai đoạn 2024 – 2030” trên địa bàn TP.HCM…
Trước đó, ngày 14-2-2023, TP.HCM được tổ chức UNESCO ghi danh vào Mạng lưới thành viên của mạng lưới thành phố học tập toàn cầu.
Yến Hoa
Bình luận (0)