Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

TP.HCM dẫn đầu cả nước về doanh nghiệp khởi nghiệp

Tạp Chí Giáo Dục

Ông Nguyn Vit Dũng (Giám đc S KH-CN TP.HCM) cho biết, đến nay TP.HCM đã ban hành nhiu chính sách và tng bưc hình thành, phát trin h sinh thái khi nghip đi mi sáng to. Ngoài ra, TP.HCM cũng là đa phương dn đu cc v sng doanh nghip (DN) khi nghip.


Các t chc và cá nhân đưc tuyên dương vì có đóng góp tích cc cho hot đng khi nghip đi mi sáng to ti TP.HCM

Chiếm 50% doanh nghip khi nghip ca cc

Báo cáo mới đây của Sở KH-CN TP.HCM, tại Việt Nam, DN khởi nghiệp của cả nước trong năm 2017 là 3.000; năm 2019 ước đạt 3.800, trong đó có gần 50% là số lượng startup tại TP.HCM. Số vốn đầu tư mạo hiểm đổ vào các startup Việt Nam cũng tăng mạnh, từ 140 triệu USD lên gần 900 triệu USD (tăng gấp 6 lần trong giai đoạn 2015-2018). Từ đó, hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo của Việt Nam được đánh giá có tốc độ tăng trưởng hàng đầu, vươn lên từ vị trí thứ 6 (năm 2015) lên vị trí thứ 3 (năm 2020) trong khu vực về quy mô. Từ chính sách của TP đã giúp các thành phần của hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo nói chung và DN nói riêng có những bước chuyển biến rõ rệt. Trên cơ sở đó, TP đã thiết lập được mối quan hệ hợp tác với các tổ chức có uy tín trong và ngoài nước tham gia vào các hoạt động kết nối, tạo ra bước phát triển mạnh mẽ cho hoạt động hỗ trợ ươm tạo và đổi mới sáng tạo, góp phần trong việc phát triển bền vững hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của TP.

Ông Nguyễn Việt Dũng cho rằng nhiều DN đã tạo dựng giá trị thương hiệu và phát triển bền vững, bên cạnh các chính sách, còn có sự hỗ trợ DN cải tiến công nghệ, hiện đại hóa thiết bị sản xuất, hỗ trợ đào tạo và tư vấn, đồng thời tạo điều kiện để DN khởi nghiệp tiếp cận nguồn vốn. Thống kê của Sở KH-CN TP.HCM cho thấy hoạt động của hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của TP ngày càng được mở rộng đến các thành phần. Theo đó, tính đến cuối năm 2020, TP đã kết nối với trên 40 tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo, là các cơ sở ươm tạo, quỹ đầu tư… Đặc biệt là đã xây dựng nền tảng kết nối chia sẻ dữ liệu 134 phòng thí nghiệm, hơn 600 chuyên gia và gần 300 tổ chức khoa học công nghệ.

Theo báo cáo ch s đi mi sáng to toàn cu năm 2020 (GII 2020) do T chc S hu trí tu thế gii (WIPO) công b, năm 2020, Vit Nam duy trì đưc th hng cao, ghi nhn năm th hai liên tiếp xếp th 42/131 quc gia và nn kinh tế trong bng xếp hng v ch s đi mi sáng to toàn cu, tăng 17 bc so vi năm 2016. Vi th hng này, Vit Nam gi v trí s 1 trong nhóm 29 quc gia có cùng mc thu nhp và đng th 3 khu vc Đông Nam Á.

Ông Ngô Trần Hải (chuyên gia khởi nghiệp lĩnh vực CNTT) nhìn nhận, DN khởi nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển đổi phương thức hoạt động ở các lĩnh vực, đem lại lợi ích cho cộng đồng. Qua đó cho thấy sự kết nối giữa cơ quan quản lý Nhà nước, DN và các viện, trường đã có những bước tiến hiệu quả. Đáng chú ý là trong thời gian dịch Covid-19, nhiều DN phải đóng cửa hoặc tạm dừng hoạt động thì có không ít DN khởi nghiệp đã cho ra đời nhiều sản phẩm, ứng dụng ứng phó với đại dịch.

Để những sản phẩm nghiên cứu này ứng dụng rộng rãi trong cộng đồng, Sở KH-CN TP.HCM đã tổ chức chương trình “Tìm kiếm và kết nối giải pháp đổi mới sáng tạo ứng phó dịch Covid-19 tại TP.HCM năm 2021 (HIS – COVID 2021)”. Ở chương trình này, sở đã tiếp nhận 99 giải pháp công nghệ đăng ký tham gia và đã có 20 giải pháp khả thi giới thiệu, chuyển giao cho TP.

Cn chuyên gia nòng ct đến t các vin, trưng

Các báo cáo khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo của Ngân hàng Thế giới và Bộ Công thương (năm 2021) cho thấy Việt Nam có nhiều cơ hội cho hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo nhưng bị bỏ ngỏ. Cụ thể là công nghệ mới chưa được áp dụng, chuyển đổi số chiếm một tỷ trọng nhỏ. Tại hội thảo “Cơ chế huy động chuyên gia, nhà khoa học trong tư vấn, xây dựng và phản biện chính sách, tìm ra những động lực mới cho tăng trưởng của TP”, TS. Trần Du Lịch đề nghị, các chuyên gia, nhà khoa học tận tâm hiến kế giải pháp thì TP cần lắng nghe phản biện, dành thời gian thể hiện tính cầu thị, mong muốn tìm giải pháp. Tại đây, các đại biểu cho rằng với số lượng tổ chức, hội đồng khoa học công nghệ của TP hiện nay, TP không cần lập thêm tổ chức mới mà chỉ cần củng cố các tổ chức, hội đồng đang hoạt động. Theo đó, TP có thể xây dựng hoạt động tham vấn, phản biện theo hai hướng: các chuyên gia nòng cốt và tham gia thường xuyên; các chuyên gia cộng tác theo từng ngành, lĩnh vực ở các viện, trường.

Phát huy trí tuệ cộng đồng để phục vụ cộng đồng cũng là gợi ý được các đại biểu đưa ra tại hội thảo này. Cụ thể là Sở KH-CN TP.HCM cần phát triển nền tảng công nghệ kết nối mạng lưới chuyên gia trong hệ sinh thái đổi mới sáng tạo của TP. Từ nền tảng này, TP kêu gọi thành phần tri thức trong cộng đồng cùng tham gia, đóng góp ý kiến cho nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và nghiên cứu chính sách của TP.

Bài, ảnh: Trn Anh

Bình luận (0)