Tuyên truyền pháp luậtAn toàn giao thông

TP.HCM: Đề xuất cấm xe máy vào trung tâm từ năm 2030

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Ngày 23-8, S GTVT TP.HCM đã trình UBND TP đ án “Tăng cưng vn ti giao thông công cng, kết hp kim soát phương tin cơ gii giao thông TP.HCM”. Ni dung đ án nhm đ xut hn chế và tiến ti cm hn xe máy vào khu vc trung tâm TP trong năm 2030. Khu vc cm đưc “khoanh vùng” là qun 1, qun 3, qun 5 và qun 10.

Mun hn chế xe máy vào trung tâm TP, ngành giao thông cn phát trin mng lưi xe buýt và xem đây là phương tin ch lc

Đ xut cm theo 3 giai đon

Thông tin từ Sở GTVT TP cho biết, đề án trên do Viện Chiến lược và Phát triển GTVT (Bộ GTVT) chủ trì nghiên cứu, với đề xuất thực hiện đề án từ nay đến năm 2030, theo 3 giai đoạn. Cụ thể, ở giai đoạn 1 (từ nay tới năm 2020) sẽ hạn chế xe máy lưu thông trên đường Nguyễn Thị Minh Khai (quận 1), đường Trường Sơn (quận Tân Bình) trong giờ cao điểm; còn trên đường Pasteur (đoạn từ Lý Tự Trọng đến Điện Biên Phủ) và đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa (đoạn từ Điện Biên Phủ đến Lý Tự Trọng) thì hạn chế xe máy từ 7-19 giờ mỗi ngày. Trong giai đoạn 2 (2021-2025) hạn chế xe máy vào quận 1 trên các tuyến đường Võ Văn Kiệt, Đinh Tiên Hoàng, Điện Biên Phủ, Hai Bà Trưng, Nguyễn Thị Minh Khai, Nguyễn Văn Cừ. Giai đoạn 3 (2026-2030), thực hiện hạn chế và tiến tới cấm hẳn xe máy vào quận 1, quận 3, quận 5 và quận 10.

Theo thống kê của Sở GTVT TP, tính đến tháng 3-2018, TP có gần 7,3 triệu xe máy (có hồ sơ quản lý), gần 640.000 ô tô cá nhân và khoảng 1 triệu xe gắn máy biển số các tỉnh. Chưa kể mỗi ngày TP còn có thêm khoảng 1.000 xe ô tô và xe máy đăng ký mới. Cũng theo dự báo của Viện Chiến lược và Phát triển GTVT, đến năm 2020 xe cá nhân ở TP.HCM vẫn chiếm trên 81% thị phần vận tải, trong khi vận tải hành khách công cộng (VTHKCC) chỉ chiếm khoảng 15-18%. Do đó, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại của người dân, xe buýt sẽ là phương tiện vận chuyển chủ đạo trong quá trình thực hiện đề án, cho đến khi hệ thống metro, monorail (tàu điện một ray) được hình thành theo quy hoạch đến năm 2030. Tuy nhiên, để đáp ứng đủ nhu cầu đi lại của người dân vào khu vực trung tâm, Viện Chiến lược và Phát triển GTVT cho rằng TP cần nỗ lực phát triển thêm từ 55 đến 120 tuyến xe buýt, nâng tổng số tuyến trên toàn mạng lưới lên 192-255 tuyến.

Cn phát trin mng lưi VTHKCC phù hp

Theo chuyên gia giao thông – TS. Phm Sanh, bên cnh gii pháp “ph sóng” xe buýt, thì các tuyến metro và monorail cũng cn đm bo hoàn thành đúng tiến đ đ đưa vào khai thác theo kế hoch đã đ ra. Vì mt khi phương tin giao thông công cng thc s phát trin, thì nhu cu s dng xe cá nhân cũng s không còn, hoc nếu có còn thì cũng còn rt ít.

Để việc triển khai đề án đạt được hiệu quả theo kế hoạch, các chuyên gia giao thông cho rằng ngành giao thông TP cần bắt tay làm ngay từ bây giờ về xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển phương tiện mạng lưới VTHKCC. Theo dự đoán của PGS.TS Phạm Xuân Mai (nguyên Trưởng khoa Kỹ thuật giao thông, Trường ĐH Bách khoa TP.HCM), muốn phát triển mạng lưới xe buýt để phục vụ cho đề án hạn chế xe máy cá nhân vào trung tâm, TP cần có khoảng 21.000 chiếc xe buýt lớn và xe buýt mini. Trong đó xe buýt mini sẽ là phương tiện trung chuyển hành khách ở các hẻm nhỏ đến các điểm nhà chờ xe buýt trên các tuyến đường chính. Bên cạnh phương tiện vận chuyển mini đón trả khách ở hẻm nhỏ, TS. Phạm Xuân Mai cho rằng TP cần đầu tư hệ thống xe tải loại nhỏ loại 500kg, được phép lưu thông trong TP cả ngày lẫn đểm, nhằm hỗ trợ người mưu sinh, người buôn bán nhỏ, các cửa hàng kinh doanh vận chuyển hàng hóa thuận tiện và an toàn.

Chuyên gia giao thông – TS. Lương Hoài Nam cũng khẳng định: “Để giảm tắc đường, hướng tới đô thị văn minh thì rất cần phát triển giao thông công cộng, đặc biệt là xe buýt, trong đó xe buýt nhanh. Xe buýt là phương tiện giao thông đô thị phổ biến nhất thế giới và cũng là phương tiện duy nhất có thể phát triển đến mức thay thế được xe máy ở nước ta”. Do đó, ông Nam cho rằng để đề án hạn chế xe cá nhân thực hiện thành công, TP.HCM nên đầu tư phát triển xe buýt là loại hình giao thông công cộng chủ lực từ nay đến năm 2030. Tuy nhiên, ông Nam lưu ý, để thu hút người dân tham gia giao thông bằng xe buýt, thì phương tiện VTHKCC này phải đảm bảo được tính an toàn, hiện đại, rẻ hơn xe máy và cũng phải đảm bảo được giờ học, giờ làm của học sinh, sinh viên và công nhân viên chức.

Đinh Vũ

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)