Tuyên truyền pháp luậtAn toàn giao thông

TP.HCM: Đề xuất thu phí ô tô vào trung tâm để giảm kẹt xe

Tạp Chí Giáo Dục

S GTVT TP.HCM va có văn bn đ xut UBND TP cho phép xây dng d án thu phí ô tô vào trung tâm TP nhm khc phc tình trng ùn tc, kt xe cho khu vc này. Theo tính toán ca đ án, trong năm đu tiên áp dng, lưng ô tô vào khu trung tâm gi cao đim s gim khong 49%.

34 cng thu phí ô tô s to thành vòng tròn khép kín bao quanh khu vc qun 1, qun 3 và giáp ranh qun 5, qun 10

Xây dng 34 cng thu phí ô tô

Theo đề xuất của Sở GTVT TP.HCM, để thực hiện dự án thu phí ô tô vào khu vực nội ô, cần xây dựng 34 cổng thu phí với tổng kinh phí đầu tư 250 tỷ đồng từ nguồn ngân sách TP. Mục tiêu của dự án nhằm khắc phục tình trạng kẹt xe ở các tuyến đường trong nội ô TP và các trục giao thông lân cận hiện đang đối diện với tình trạng kẹt xe, ùn tắc thường xuyên. Để làm được điều này, hệ thống cổng thu phí ô tô sẽ tạo thành vòng tròn khép kín bao quanh khu vực quận 1, quận 3 và giáp ranh quận 5, quận 10. Cụ thể, hệ thống này sẽ được bố trí trên các tuyến đường Hoàng Sa (dọc kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè) – Nguyễn Phúc Nguyên giao với Cách Mạng Tháng Tám – Ba Tháng Hai – Lê Hồng Phong – Lý Thái Tổ – Nguyễn Văn Cừ – Võ Văn Kiệt – Tôn Đức Thắng.

Bàn về vấn đề này, ông Ngô Hải Đường (Trưởng phòng Quản lý khai thác hạ tầng giao thông đường bộ, Sở GTVT TP.HCM) cho biết, đơn vị đề xuất dự án thu phí ô tô vào trung tâm dựa trên nền tảng đã có sẵn, và đây cũng là thời điểm thuận lợi về vấn đề pháp lý để thực hiện dự án. Cụ thể, vào năm 2009, Công ty cổ phần Công nghệ Tiên Phong đã đề xuất dự án thu phí tự động các phương tiện ra vào khu vực trung tâm. Khi đó, đề xuất này đã được TP chấp thuận nhưng do còn vướng mắc về cơ chế nên dự án bị ngừng lại. Một trong những khó khăn cơ bản là mức phí chống ùn tắc không có trong Luật Phí và lệ phí. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, Nghị quyết 54/2017 của Quốc hội về thực hiện cơ chế, chính sách đặc thù đã cho phép TP thông qua HĐND để triển khai vấn đề trên. Tuy nhiên, để đề án mang tính khả thi, Sở GTVT TP.HCM đã chuẩn bị rất kỹ lưỡng thông qua nhiều tọa đàm với sự tham gia của các chuyên gia giao thông hàng đầu của TP, và đã được Hội đồng tư vấn về giao thông đô thị thống nhất vào ngày 14-6. Theo nhận định của ông Ngô Hải Đường (Trưởng phòng Quản lý khai thác hạ tầng giao thông đường bộ, Sở GTVT TP), tình hình giao thông trong khu vực nội đô ngày càng quá tải, chỉ tính trong 6 tháng đầu năm 2019, lượng xe ô tô trên địa bàn TP đã tăng trên 15%. Do đó đã đến lúc cần nghiên cứu các giải pháp kéo giảm ùn tắc, kẹt xe hiệu quả, trong đó thu phí ô tô vào trung tâm là một trong những giải pháp ưu tiên.

Ch thu phí chiu vào

Theo nhn đnh ca ông Ngô Hi Đưng (Trưng phòng Qun lý khai thác h tng giao thông đưng b, S GTVT TP), tình hình giao thông trong khu vc ni đô ngày càng quá ti, ch tính trong 6 tháng đu năm 2019, lưng xe ô tô trên đa bàn TP đã tăng trên 15%. Do đó đã đến lúc cn nghiên cu các gii pháp kéo gim ùn tc, kt xe hiu qu, trong đó thu phí ô tô vào trung tâm là mt trong nhng gii pháp ưu tiên.

Theo đề xuất của Sở GTVT TP.HCM, công tác thu phí chỉ áp dụng với chiều xe đi vào trung tâm, không thu chiều ra. Đối tượng thu phí trước mắt là xe ô tô, chưa áp dụng đối với xe máy. Với tổng kinh phí đầu tư 250 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách TP trong giai đoạn 2019-2021, dự án sẽ xây dựng cổng thu phí đa làn (không dừng) và trung tâm điều hành kết nối các cổng. Trung tâm này sẽ là nơi xử lý thông tin và điều hành công tác thu phí cho toàn hệ thống. Dự kiến cổng thu phí sẽ được thiết kế đơn giản, gọn nhẹ giống như những giá long môn biển báo, công nghệ thu hoàn toàn tự động nhằm tránh gây ùn ứ, kẹt xe đối với các hướng xe đi vào trung tâm. Theo tính toán của đề án, trong năm đầu tiên áp dụng thu phí, lượng ô tô vào khu trung tâm giờ cao điểm sẽ giảm tới 49%.

Theo ý kiến của hội đồng tư vấn, dự án thu phí ô tô vào trung tâm sẽ được triển khai thực hiện theo hình thức đầu tư công, và đơn vị chủ đầu tư dự án là Trung tâm Quản lý đường hầm sông Sài Gòn. Dự kiến công trình sau khi hoàn thành, Sở GTVT TP.HCM sẽ tổ chức đấu thầu thuê đơn vị vận hành, khai thác và nguồn thu sẽ nộp vào ngân sách TP. Để dự án được triển khai minh bạch và công tâm, ông Ngô Hải Đường cho biết, sau khi được TP chấp thuận, Sở GTVT sẽ bắt tay vào nghiên cứu các phương án cụ thể, lấy ý kiến các sở ban ngành và ý kiến của người dân. Sau đó mới tính đến vấn đề thu phí, mức phí, thời gian thu phí, chính sách miễn giảm phí, phạm vi ảnh hưởng, xây dựng các bãi đậu xe khu vực vành đai, thiết kế phương án kết nối trung tâm với các trạm metro nhằm tạo sự kết nối giao thông đồng bộ.

Đinh Vũ

Bình luận (0)