Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

TP.HCM: Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng, tăng tỷ lệ béo phì

Tạp Chí Giáo Dục

Bác sĩ Lê Thị Kim Quí – Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM cho biết: “TP.HCM có tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng (SDD) ở mức thấp nhất so với các vùng miền trong toàn quốc. Cụ thể, năm 2004 – tỷ lệ SDD cân nặng của cả nước là 26,6% thì ở TP.HCM chỉ có 10,9%; năm 2008 tỷ lệ SDD cân nặng cả nước là 19,9%, trong khi TP.HCM là 4,6%. Tỷ lệ SDD chiều cao năm 2004 là 30,7% (cả nước), TP.HCM là 8,2%; năm 2008 là 32,6% (cả nước), 6,7% (TP.HCM). Ngược lại, tỷ lệ trẻ dư cân – béo phì ở thành phố có xu hướng gia tăng ở mức báo động. Năm 2004 chỉ có 6%, đến năm 2008 đã tăng lên 10,9%. Nguyên nhân là do người dân thay đổi thói quen ăn uống, có quan niệm sai lầm trong dinh dưỡng, trẻ ít vận động. Hậu quả của dư cân – béo phì là tăng nguy cơ sỏi mật, tăng nguy cơ của các bệnh lý như viêm tụy, xương khớp, hô hấp, một số bệnh ung thư, tăng huyết áp. Ở trẻ em gái có nguy cơ rối loạn sắc tố da, bất thường kinh nguyệt… Vì vậy, điều trị béo phì ngay từ khi còn nhỏ là một việc quan trọng để ngăn ngừa béo phì ở tuổi trưởng thành cũng như giảm được nguy cơ của các bệnh mãn tính”.
H.Triều

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)