Tạp Chí Giáo Dục TP.Hồ Chí Minh
Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

TP.HCM: Giáo viên tự tin dạy học thoát ly sách giáo khoa

Tạp Chí Giáo Dục

TP.HCM: Giáo viên tự tin dạy học thoát ly sách giáo khoa - Audio
00:00 / 00:00
An audio error has occurred, player will skip forward in 2 seconds.
  1. 1 TP.HCM: Giáo viên tự tin dạy học thoát ly sách giáo khoa Audio

Sau mt vòng trin khai Chương trình giáo dc ph thông (GDPT) 2018, giáo viên các trưng hc trên đa bàn TP.HCM đã quen tay vi vic dy hc thoát ly sách giáo khoa, mnh dn thiết kế bài dy theo đc thù đi tưng hc sinh và mc tiêu bài hc…

Giáo viên tại TP.HCM đã mạnh dạn bước ra ngoài vùng an toàn khi triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 (ảnh minh họa) 

Mnh dn bưc ra khi… vùng an toàn

Nhìn lại hành trình 5 năm thực hiện Chương trình GDPT 2018, cán bộ quản lý Trường Tiểu học Nguyễn Thị Định (Q.7) đánh giá từ những bỡ ngỡ, lúng túng thời điểm đầu triển khai chương trình mới, chuyển đổi tư duy coi sách giáo khoa là pháp lệnh sang tài liệu tham khảo, đến nay giáo viên nhà trường đã có thể sử dụng sách giáo khoa một cách chủ động, làm chủ được sách giáo khoa. Trong quá trình giảng dạy, thầy cô không chỉ thay đổi phương pháp để hướng tới mục tiêu phát triển phẩm chất năng lực học sinh mà còn chủ động điều chỉnh, thậm chí là làm mới ngữ liệu để phù hợp với đối tượng học sinh của lớp, dù bám theo bộ sách nhà trường đã lựa chọn. Đó có thể là một bài đọc khác, tìm kiếm một ngữ liệu khác, một câu hỏi khác không có trong sách giáo khoa nhưng đảm bảo đạt được yêu cầu cần đạt của chương trình.

Cô Đỗ Ngọc Chi (Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm, Q.1) nhìn nhận, khái niệm thoát ly sách giáo khoa khi thực hiện Chương trình GDPT 2018 được hiểu là dạy không lệ thuộc vào sách giáo khoa. Ngoài việc có thể chủ động chọn lựa ngữ liệu phù hợp với mục tiêu bài học, đối tượng học sinh thì thoát ly sách giáo khoa còn là việc trao quyền để thầy cô sử dụng sách giáo khoa một cách linh hoạt, có thể hoán chuyển các thứ tự bài học, sắp xếp các chương bài cũng theo sự tiếp thu của học sinh chứ không cứng nhắc.

Đặc biệt, theo cô Chi, việc không lệ thuộc vào sách giáo khoa còn thể hiện thông qua việc giáo viên đổi mới trong kiểm tra đánh giá, với ngữ liệu nằm ngoài sách giáo khoa, mạnh dạn tìm kiếm những ngữ liệu phù hợp với mục tiêu đánh giá. “Trong 5 năm triển khai chương trình mới, ngoài việc sử dụng bộ sách giáo khoa được nhà trường phê duyệt, các bộ sách khác nhà trường đều trang bị tại thư viện để giáo viên nghiên cứu, tham khảo. Nhìn lại 5 năm qua, có thể thấy thầy cô đã mạnh dạn bước ra ngoài vùng an toàn. Với kế hoạch bài dạy mà thầy cô xây dựng, có thể thấy thầy cô đã rất chủ động nghiên cứu bài học, chủ động tìm kiếm, mạnh dạn sử dụng ngữ liệu trong nhiều bộ sách để phục vụ cho việc giảng dạy, tạo thành kho học liệu trong quá trình đứng lớp. Từ đó học sinh không nhàm chán khi học. Ngoài ra, các bài đọc trong các bộ sách còn được nhà trường sử dụng cho học sinh đọc mở rộng, tăng thêm vốn từ cho các em…”, cô Chi cho hay.

Năm thứ 3 đứng lớp theo Chương trình GDPT 2018, cô Đặng Nguyễn Mai Chi (Tổ trưởng Tổ hóa, Trường THPT Ten Lơ Man, Q.1) nhìn nhận, trong quá trình giảng dạy, giáo viên trong tổ đều linh động sử dụng ngữ liệu ở nhiều bộ sách khác một cách hợp lý, phù hợp với đối tượng học sinh trong lớp. Thầy cô chủ động kết hợp các phần kiến thức lý thuyết, bài tập ở các bộ sách khác nhau, giúp học sinh dễ dàng tiếp cận kiến thức nhẹ nhàng, không áp lực, nặng nề. “Chương trình GDPT 2018 trao quyền cho giáo viên trong thiết kế bài dạy. Sách giáo khoa chỉ là phương tiện, tài liệu hỗ trợ chứ không còn là pháp lệnh cứng nhắc. Vì vậy, với phần kiến thức nào mà bộ sách đã chọn chưa phù hợp với năng lực tiếp cận của học sinh thì giáo viên hoàn toàn có thể sử dụng ngữ liệu từ cuốn sách khác. Đây cũng là cách mà giáo viên thoát ly khỏi sách giáo khoa”, cô Mai Chi nêu.

Giáo viên này nhấn mạnh, cách tiếp cận môn học trong chương trình mới đã hoàn toàn khác so với trước đây. Hóa học không còn tập trung dạy học sinh cân bằng phương trình phản ứng mà dạy các em việc sử dụng kiến thức trong thực tế. Việc học kiến thức cân bằng phương trình hóa học, các phản ứng hóa học, học sinh có thể tìm hiểu trên mạng internet để mở rộng kiến thức. “Hiện nay việc học đòi hỏi học sinh phải có tư duy logic, phải chịu khó mày mò tự học, tìm hiểu kiến thức mới chứ không phải là học thuộc, học vẹt. Chính vì thế đòi hỏi giáo viên phải thay đổi tư duy, thoát ly, không lệ thuộc vào sách giáo khoa, từ đó hỗ trợ và nâng đỡ, khơi gợi thêm niềm yêu thích môn học từ học sinh”, cô Mai Chi cho biết.

Không còn chuyn mt giáo án “bê” đi nhiu lp, nhiu năm

Nhiều cán bộ quản lý giáo dục chia sẻ, với Chương trình GDPT 2018 hiện đã không còn khái niệm giáo án nữa, thay vào đó được gọi là kế hoạch bài dạy. Kế hoạch bài dạy được giáo viên xây dựng theo mục tiêu của bài học, mục tiêu đánh giá học sinh, linh hoạt chứ không còn cứng nhắc, gò bó theo từng đơn vị bài học như giáo án trước đây.

“Với cùng một giáo viên nhưng kế hoạch bài dạy ở từng lớp giảng dạy khác nhau, phụ thuộc vào từng đối tượng học sinh cũng như mục tiêu đánh giá của giáo viên với đối tượng học sinh trong lớp. Kế hoạch bài dạy linh hoạt tùy theo năng lực tiếp thu của học sinh. Tình trạng một giáo án “bê” đi dạy nhiều lớp, nhiều năm với chương trình mới là không còn tồn tại”, cô Hoàng Thụy Bích Thủy (Phòng GD-ĐT Q.7) nhận định.

Trong khi đó, cô Đỗ Ngọc Chi đánh giá, đến thời điểm này hầu như không còn tình trạng “lệch pha” giữa yêu cầu cần đạt của giáo viên với học sinh do giáo viên đã có kinh nghiệm, được điều chỉnh qua từng bài dạy. Yêu cầu cần đạt trong mỗi bài học được giáo viên điều chỉnh với từng đối tượng học sinh, qua năng lực tiếp thu của học sinh trong từng chặng. Cho nên, sau mỗi kế hoạch bài dạy thì đều có mục điều chỉnh sau tiết dạy, thầy cô chủ động điều tiết trong từng tiết dạy.

Một cán bộ Sở GD-ĐT TP.HCM cho rằng sau một vòng triển khai Chương trình GDPT 2018 từ lớp 1 đến lớp 12, giáo viên trên địa bàn TP.HCM hầu hết đã rất chủ động đổi mới phương pháp giảng dạy, kiểm tra đánh giá. Tư duy dạy bám sách giáo khoa theo chương trình cũ trước đây đã không còn, thay vào đó thầy cô mạnh dạn nghiên cứu bài dạy, tìm kiếm các ngữ liệu ngoài sách giáo khoa một cách phù hợp để làm phong phú bài giảng, giúp học sinh tiếp thu kiến thức một cách thích thú, chủ động.

Ngành giáo dục TP.HCM hiện nay đã xây dựng kho học liệu số theo Chương trình GDPT 2018 với từng môn học, từng khối lớp, đồng thời các nhà trường cũng chủ động xây dựng kho học liệu, làm phong phú thêm nguồn tư liệu cho thầy cô trong quá trình giảng dạy.

Bài, ảnh: Đ Yến

Bình luận (0)