Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

TP.HCM gỡ khó khi thực hiện giáo dục thông minh

Tạp Chí Giáo Dục

Ông Lê Hoài Nam – Phó Giám đc S GD-ĐT TP.HCM thng thn v giáo dc thông minh thì cn trang b thiết b hin đi thì mi gi là “thông minh” nhưng hin nay quy đnh chưa có, đnh mc kinh tế k thut chưa có. Phi có đnh mc kinh tế k thut, có danh mc thì mi đưc cp kinh phí v đ trang b.


Thi gian qua, Ban Văn hóa Xã hi HĐND TP.HCM đã t chc giám sát vic thc hin giáo dc thông minh ti nhiu cơ s giáo dc

“Trong chuyển đổi số giáo dục, Sở GD-ĐT TP.HCM có 9 dự án, kinh phí hơn 30 tỷ đồng do Sở Thông tin và Truyền thông làm chủ đầu tư nhưng lại phải chuyển thời gian thực hiện từ năm 2023 sang năm 2024. Không chỉ riêng Sở GD-ĐT, mà 121 dự án của 37 sở ngành do Sở Thông tin và Truyền thông làm chủ đầu tư đều phải chuyển như vậy” – ông Nam nêu dẫn chứng.

Đối với việc xây dựng trường học hạnh phúc, ông Lê Hoài Nam cho biết, TP.HCM là địa phương đầu tiên xây dựng và ban hành bộ tiêu chí về trường học hạnh phúc với 3 tiêu chuẩn, 18 tiêu chí. Trong đó có đầy đủ các tiêu chí liên quan đến trường học, hướng đến các nhiệm vụ trọng tâm, quan điểm chỉ đạo, yêu cầu đổi mới giáo dục chứ không xa rời mà trong khả năng thực hiện. Riêng những trường nào chưa thực hiện được sở sẽ hỗ trợ để thực hiện tốt.

Về việc thực hiện Chương trình GDPT 2018, theo ông Nam, đội ngũ giáo viên thực hiện chương trình của TP hiện nay còn thiếu ở một số môn như tiếng Anh, tin học, âm nhạc, mỹ thuật song là thiếu theo chuẩn quy định, trường nào thiếu đều xoay xở giải pháp để đảm bảo có đủ giáo viên đứng lớp giảng dạy.

Theo ông Nam, cách đây 2 năm Sở GD-ĐT đã làm đề án thu hút giáo viên các bộ môn khó tuyển dụng như âm nhạc, mỹ thuật, tin học, tiếng Anh… để trình HĐND TP. Tuy nhiên, cũng gặp khó, bởi mâu thuẫn giữa quy định và cái mong muốn.

Thiết bị dạy học thì sở cũng đã tổng hợp nhu cầu từng trường ở các quận huyện, trường nào thiếu thiết bị nào thì sẽ được trang bị, cung cấp đầy đủ dự toán với Sở Tài chính, trang bị cuốn chiếu theo từng năm học thực hiện Chương trình GDPT 2018.

Về Đề án 4.500 phòng học kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-2025) do UBND TP.HCM giao cho Sở GD-ĐT xây dựng đề án, ông Nam thông tin, sau khi làm với chủ tịch UBND của từng quận, huyện, đề án được chia thành nhiều nhóm: Nhóm ghi vốn thực hiện được ngay với pháp lý đầy đủ; Nhóm vướng về pháp lý như vướng quy hoạch, vốn, đền bù giải tỏa, pháp lý. Nhóm này đã có tên đầy đủ từng dự án, vị trí cụ thể của từng mảnh đất, khó khăn cụ thể của từng dự án. Với nhóm này, Sở GD-ĐT TP.HCM đề nghị HĐND TP hỗ trợ giám sát cùng với ngành, đặc biệt là tại các quận có áp lực học sinh cao hàng năm như Bình Tân, Tân Phú, quận 12.

Ông cho biết, hiện nay ngành giáo dục muốn xây trường nhưng còn gặp khó khăn về quỹ đất. Có nhiều giải pháp nhưng chưa thể triển khai được.

Ông Nam nêu ví dụ: “Tại quận Tân Phú, các dự án dân cư đều có đất xây dựng trường học nhưng không lấy được xây trường, Sở Giáo dục đã kiến nghị nhiều lần. Hoặc các kho bãi của doanh nghiệp TP bỏ không, không hoạt động trong khi trường ở khu vực đó đang thiếu thì sở cũng kiến nghị lấy lại xây trường nhưng cũng chưa làm được do vướng pháp lý”. 

Không làm theo quan nim “ch nào d thì làm trưc”

Thời gian qua, Ban Văn hóa Xã hội, HĐND TP.HCM đã thực hiện khảo sát thực tế tại các trường mầm non, tiểu học, THCS, THPT bao gồm công lập, tư thục và trường có yếu tố nước ngoài về việc triển khai giáo dục thông minh, trường học hạnh phúc trên địa bàn TP.HCM. 

Ông Cao Thanh Bình – Trưởng ban Văn hóa Xã hội, HĐND TP.HCM nhận định, muốn giáo dục thông minh thì ngành giáo dục không thể làm một mình mà đòi hỏi cả xã hội cùng làm. Muốn Chương trình GDPT 2018 đạt được yêu cầu như mong muốn thì không chỉ có giáo viên, học sinh tương tác mà phải có phụ huynh và toàn xã hội cùng tham gia. Muốn có nguồn kinh phí thực hiện thì không chỉ có ngân sách TP mà cần đến nguồn lực xã hội hóa đồng hành cùng…


Ngành giáo dc còn gp nhiu khó khăn khi trin khai giáo dc thông minh

Về tiêu chí trường học hạnh phúc, ông đề nghị sở cần nghiên cứu lại để phù hợp, tiệm cận hơn với các đơn vị, đặc biệt là khối mầm non. Có những nội dung đề cập rất nhỏ như nhà vệ sinh, sân chơi nhưng đó là mong muốn, nhu cầu thiết yếu của học sinh, giúp các em hạnh phúc khi đến trường. Trường học hạnh phúc còn đến từ việc an toàn vệ sinh thực phẩm, là học sinh đến trường được an toàn.

Liên quan đến một số kiến nghị về cơ sở vật chất trường lớp, ông Bình đề nghị ngành giáo dục có thống kê và ngành kế hoạch đầu tư có báo cáo cụ thể về lộ trình xây dựng 300 phòng học/10.000 dân, áp lực sĩ số trên các địa bàn. Từ đó, Ban Văn hóa Xã hội sẽ phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, cùng với Sở GD-ĐT khảo sát thực tế ở một số địa bàn.

“Bây giờ, cứ nói áp lực nhiều nhưng khi đầu tư thì quỹ đất không có. Hoặc khi phối hợp bồi thường giải phóng mặt bằng thì lại rất chậm. Cuối cùng dự án kéo dài, giải ngân không được, tác động rất lớn đến xã hội. Có thể Sở Kế hoạch và Đầu tư dự kiến lộ trình tới sẽ đầu tư cho ngành giáo dục bao nhiêu dự án đầu tư công, từ đó ngành giáo dục sẽ chủ động trước, kiến nghị Sở Kế hoạch và Đầu tư quan tâm đặc biệt đến một số địa bàn đang áp lực trường lớp lớn. Chừng nào địa bàn đó không đảm bảo thì mới chuyển sang địa bàn khác. Chứ không nên làm theo quan niệm hiện nay là đất sạch hay là việc nào dễ làm trước, cuối cùng không giải quyết được căn cơ áp lực trường lớp” – ông Cao Thanh Bình đề nghị.

Về một số tiêu chí theo Thông tư 13 chưa phù hợp với đặc thù TP.HCM, song song với việc kiến nghị Bộ GD-ĐT, ông Bình cho rằng ngành giáo dục cần mạnh dạn nghiên cứu vận dụng, chủ động các mô hình giải pháp của TP. Mạnh dạn kiến nghị các cơ chế chính sách đặc thù của TP để có sự chủ động hơn.

Đối với các dự án trường học kêu gọi hợp tác công tư gặp khó khi kêu gọi nhà đầu tư, ông đề nghị ngành giáo dục cần ngồi lại đánh giá, phân tích rõ vì sao, để từ đó mới có tính toán. “Hiện nay nhà đầu tư vào giáo dục rất nhiều nhưng lại chưa tha thiết tham gia đầu tư vào dự án công tư. Có phải chăng là mức đầu tư quá lớn hay là vị trí chưa phù hợp, hoặc là rào cản pháp lý nào khác…”.

Liên quan đến các đề án thư viện số, thư viện thông minh, trung tâm học tập cộng đồng, trung tâm nghiên cứu khoa học chung cho toàn TP, ông Bình đề nghị ngành giáo dục sớm triển khai. Ban cũng sẽ có kiến nghị Chủ tịch UBND TP có sự quan tâm chỉ đạo…

Khương Yến

Bình luận (0)