Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

TP.HCM: Hàng hóa dồi dào, sức mua… chậm

Tạp Chí Giáo Dục

So vi nhiu tnh, thành khác thì tình hình dch bnh Covid-19 ti TP.HCM bt căng hơn. Tuy nhiên điu này cũng nh hưng không nh đến sc mua thc phm ca ngưi dân mc dù ngun hàng rt di dào…


Ngun cung rt di dào ti các siêu th (hình chp ti siêu th Co.opmart Th Đc). Ảnh: Đ.Thắm

“Do này bán chm hơn trưc”

Đây là lời than thở của nhiều tiểu thương tại một số chợ truyền thống trên địa bàn TP.HCM.

“Dạo này bán chậm lắm, chắc người tiêu dùng lo dịch nên không dám chi tiêu mạnh như trước”, một tiểu thương buôn bán hải sản tại chợ Thủ Đức chia sẻ.

Theo chị, trước đây cuối tuần là thời điểm bán được nhiều nhất vì khi đó các gia đình, bạn bè hay tụ tập để ăn uống. Tuy nhiên, từ khi dịch bệnh bùng phát vào cuối tháng 4, việc tụ tập ăn uống, gặp gỡ đã hạn chế để phòng bệnh nên sức mua giảm.

Theo ghi nhận của phóng viên, các mặt hàng thực phẩm như thịt heo, thịt gà, thịt bò… có giá ổn định, nguồn cung dồi dào, không bị gián đoạn do dịch bệnh. Song, nhiều tiểu thương cho biết, sức mua các mặt hàng này so với thời điểm trước dịch ít nhiều có ảnh hưởng.

“Giá thành không tăng nhưng người tiêu dùng hạn chế mua nhiều bởi tâm lý không biết khi nào đợt dịch này mới kết thúc. Nếu như trước kia, trong bữa ăn gia đình, người ta có thể mua 50 ngàn đồng tiền thịt heo nhưng giờ người ta chỉ mua 30 ngàn đồng”, chị Xuân – tiểu thương bán thịt heo tại chợ Thủ Đức – cho biết.

Đối với mặt hàng rau xanh, trái cây; theo các tiểu thương tại chợ Hiệp Bình, thời điểm này đang là hè nên rau xanh, trái cây có nguồn cung rất dồi dào, giá thành đều giảm so với trước đây, nhất là bầu, bí, bắp cải, cà chua, xoài, ổi, dưa hấu… Mặc dù vậy, sức mua cũng chỉ ở mức ổn định.

“Vợ chồng tôi buôn bán trái cây ở chợ cũng đã 15 năm. Thông thường, thời điểm hè là trái cây bán được nhất, ví dụ như dưa hấu có năm một ngày bán được cả tấn. Tuy nhiên, năm nay vào thời điểm này, sức mua chưa có gì đột phá, vẫn ổn định, có thể do dịch bệnh…”, anh Hùng – tiểu thương bán trái cây tại chợ Hiệp Bình – nói.

Tại các siêu thị, hàng hóa cũng rất dồi dào, giá cả không biến động trong mùa dịch Covid-19, song sức mua có phần chững lại. Để kéo sức mua và hỗ trợ người tiêu dùng trong mùa dịch, nhiều siêu thị tung ra các gói hỗ trợ, giảm giá mạnh nhiều mặt hàng. Đơn cử Saigon Co.op giảm giá 10.000 nhu yếu phẩm để chia sẻ khó khăn với người tiêu dùng. Các mặt hàng được trợ giá gồm sữa, dầu ăn, đường, mì ăn liền, thịt heo, thủy hải sản, rau củ quả, đồ gia dụng… Tùy từng mặt giảm từ 20-50%, giảm giá luân phiên theo nhóm và vào tất cả các ngày trong tuần để thuận tiện cho người tiêu dùng.

KHÔNG Đ XY RA TÌNH TRNG THIU HÀNG

Đây là chỉ đạo của ông Nguyễn Văn Hồng – Phó Chủ tịch UBND TP.Cần Thơ – tại buổi làm việc với Sở Công thương, các sở, ngành, quận, huyện, các doanh nghiệp về việc đảm bảo hàng hóa, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trong tình hình dịch bệnh Covid-19 trong nước diễn biến phức tạp.

Cần Thơ có 105 chợ truyền thống, 11 siêu thị, 137 cửa hàng tiện ích. Theo chỉ đạo của UBND TP, Sở Công thương Cần Thơ đã xây dựng kịch bản giả định theo từng cấp độ dịch bệnh Covid-19 xảy ra trên địa bàn TP, gồm: Cấp độ 0 (chưa có ca bệnh); Cấp độ 1 (có ca bệnh trong cộng đồng); Cấp độ 2 (dịch bệnh lây nhiễm thứ phát trên địa bàn TP, có khu dân cư bị phong tỏa); Cấp độ 3 (có 20 trường hợp nhiễm Covid-19); Cấp độ 4 (có trên 100 trường hợp nhiễm Covid-19). Kèm theo đó là giả định tình huống từ 3.000 người đến 300.000 người bị cách ly, kịch bản sẽ tùy theo từng cấp độ, từng tình huống mà dự kiến phải chuẩn bị số hàng hóa tiêu thụ bình quân cho 1 người trong 21 ngày cách ly.

Sau khi xem xét tờ trình của Sở Công thương và đóng góp của các quận, huyện, các siêu thị, doanh nghiệp, ông Nguyễn Văn Hồng, chỉ đạo: Sở Công thương làm đầu mối xây dựng kế hoạch duy trì các dịch vụ thiết yếu phục vụ nhu cầu cho cuộc sống hàng ngày của người dân trong các tình huống xảy ra dịch bệnh lan rộng, kéo dài trên địa bàn TP; phối hợp sở công thương các tỉnh, thành phố lân cận để nắm chắc nguồn hàng hóa thiết yếu, đề nghị các tỉnh hỗ trợ kịp thời cung ứng hàng hóa cho Cần Thơ khi xảy ra tình trạng thiếu hàng. Sở Công thương cũng làm đầu mối chỉ đạo các đơn vị cung ứng, điều tiết nguồn hàng nhanh chóng đến vùng bị cách ly khi dịch xảy ra, tránh tình trạng gom hàng dự trữ, găm hàng, nhằm đảm bảo an sinh xã hội và đời sống nhân dân. Các doanh nghiệp tổ chức tốt hệ thống phân phối trên khắp địa bàn TP, đáp ứng kịp thời nhu cầu người dân. Các sở, ngành phối hợp với Sở Công thương để đảm bảo kiểm soát được hàng hóa, đảm bảo an toàn thực phẩm. Sở Tài chính tham mưu UBND TP bố trí kinh phí hỗ trợ người dân bị cách ly và các đối tượng tham gia phòng chống dịch. Sở Y tế chỉ đạo lực lượng y tế địa phương phối hợp thực hiện hướng dẫn hoạt động tiếp nhận hàng hóa và phân phối đến các hộ dân trong khu vực cách ly. Công an TP chủ trì, phối hợp các đơn vị có liên quan trong đảm bảo an ninh, trật tự tại các khu vực bị cách ly; Không để người dân tự ý ra vào khu vực cách ly; Chỉ đạo các đơn vị liên quan hỗ trợ ngành chức năng vận chuyển hàng hóa nhanh chóng để điều tiết, ổn định hàng hóa; Tăng cường điều tra, xử lý các đối tượng tung tin đồn không đúng sự thật gây hoang mang lo lắng cho người dân, tạo bất ổn xã hội.

Thơ Phưng

“Mặc dù có các chính sách hỗ trợ về giá ở nhiều nhóm mặt hàng để chia sẻ khó khăn với người tiêu dùng; song từ thời điểm đợt dịch này bùng phát (cuối tháng 4), lượng khách đến mua sắm tại siêu thị không đông như trước, giảm rõ rệt vào các ngày cuối tuần”, một nhân viên tại siêu thị Co.opmart khu vực TP.Thủ Đức chia sẻ.

Ngun cung di dào

Cập nhật thông tin giá cả thị trường của Sở Công thương TP.HCM cho thấy, các mặt hàng nhu yếu phẩm cần thiết như gạo, thịt heo, cá, tôm, đường, dầu ăn, rau xanh… đều có mức giá ổn định so với thời điểm trước khi dịch bùng phát vào cuối tháng 4. Theo đánh giá tình hình thị trường tại TP.HCM, hàng hóa ổn định, nguồn cung hàng hóa dồi dào, giá cả không có biến động.

Nhằm ổn định giá cả thị trường, hạn chế tình trạng người dân tích trữ hàng hóa, Bộ Công thương đã chỉ đạo các địa phương thực hiện các giải pháp bình ổn, khuyến khích doanh nghiệp duy trì dự trữ hàng; phối hợp với các doanh nghiệp phân phối lớn để có phương án điều tiết nguồn cung hàng hóa khi cần thiết hoặc hỗ trợ tiêu thụ các mặt hàng nông sản vào vụ thu hoạch…

Để đảm bảo các hoạt động kinh doanh buôn bán trên địa bàn TP diễn ra trong tình hình mới, Sở Công thương TP đã có hướng dẫn các đơn vị kinh doanh, chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng trên toàn TP thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19.

Theo đó, tại các siêu thị, trung tâm thương mại, chợ truyền thống, người tiêu dùng đều có ý thức trong phòng chống dịch Covid-19. Cả người bán và mua đều đeo khẩu trang trong lúc giao dịch, mua bán. Ở hệ thống các siêu thị, khách đến tham quan mua sắm được đo thân nhiệt và yêu cầu rửa tay sát khuẩn ngay từ ngoài.

Đ Thm

Bình luận (0)