Du lịch - Thể thaoDu lịch - Khám phá

TP.HCM hướng đến phát triển du lịch đường thủy

Tạp Chí Giáo Dục

Theo kế hoch S Du lch TP.HCM trình UBND TP.HCM, mc tiêu đến năm 2025, sn phm du lch đưng thy đưc khai thác trên tt c các tuyến sông Sài Gòn, liên kết Đng Nai, Bình Dương, Tin Giang, Long An, Bến Tre và các tuyến kênh ni đô vi ít nht là 10 chương trình du lch đưng thy; khai thác các chương trình du lch kết ni t các cng bin vi các tuyến đưng sông.


Ca sĩ Nguyn Phi Hùng cùng du khách ngi du thuyn qung bá du lch TP.HCM

Liên kết vi các tnh

Hiện nay, TP.HCM có 4 tuyến sông chính: Sông Sài Gòn, sông Đồng Nai, sông Soài Rạp và sông Lòng Tàu với hệ thống kênh rạch kết nối tạo ra mạng lưới đường thủy liên kết với các tỉnh Bình Dương, Tây Ninh, Đồng Nai, Long An, Bà Rịa – Vũng Tàu và đặc biệt kết nối với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Trong thời gian qua, dù du lịch đường thủy được khai thác nhưng chưa đạt nhiều hiệu quả, không tạo được sự quan tâm, thu hút du khách trong và ngoài nước. Để phát triển sản phẩm du lịch đường thủy TP.HCM giai đoạn 2023-2025, Sở Du lịch TP.HCM đề ra hai giai đoạn phát triển từ năm nay đến 2024 và 2024-2025.

Cụ thể, giai đoạn 2023-2024 sẽ cải thiện và nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch đường thủy hiện có như tuyến du lịch đi Bình Quới hướng tuyến từ bến Bạch Đằng – sông Sài Gòn – kênh Thanh Đa – bến Khu du lịch Bình Quới, tuyến đi Củ Chi, tuyến đi Cần Giờ. Theo đó, Sở Du lịch TP cũng sẽ làm mới tuyến du lịch nội đô Nhiêu Lộc – Thị Nghè (hướng tuyến từ bến Thị Nghè trở về phía thượng lưu đến bến chùa Candaransi trên kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè và ngược lại).

Trên tuyến quan trọng này, cơ quan chức năng sẽ đầu tư các dịch vụ vui chơi, giải trí trên mặt nước như chèo xuồng SUP – thuyền kayak, các hoạt động team building, kết hợp với một số hoạt động mang tính lễ hội để thu hút du khách đến bến, từ đó kết hợp quảng bá, tăng mức độ quan tâm đến du lịch đường thủy. Ở khu vực này cũng sẽ tổ chức các sự kiện để thu hút khách du lịch như: Thả hoa đăng, đua thuyền, sân khấu dưới nước, tái hiện chợ nổi… Kết hợp với phố ẩm thực Phan Xích Long (quận Phú Nhuận) tham quan, ăn uống, giải trí nên cần đầu tư xây dựng một bến thủy nội địa gần khu vực này để tăng tính kết nối.


Du thuyn khu vc bến Bch Đng

Giai đoạn 2024-2025 tăng cường các dịch vụ du lịch trên sông. Chẳng hạn như tái hiện chợ nổi trên sông tại khu vực cầu Tân Thuận định kỳ thứ bảy, chủ nhật hằng tuần vì hiện tại khu vực này đang tồn tại 3-5 thuyền mua bán hàng hóa trên sông.

Theo Sở Du lịch TP.HCM, để hồi sinh các tour, tuyến du lịch đường sông trong thời gian tới, đơn vị sẽ ưu tiên cải thiện chất lượng các sản phẩm du lịch đường thủy hiện có như sản phẩm nội đô, sản phẩm liên kết TP.HCM với Đông Nam bộ và đồng bằng sông Cửu Long. Chú trọng đầu tư, nâng chất các sản phẩm du lịch đường sông theo các nhóm: Sản phẩm du lịch tầm ngắn (tuyến nội đô có bán kính dưới 10km), sản phẩm du lịch tầm trung (tuyến nội đô có bán kính dưới 10-60km) và các sản phẩm du lịch tầm xa (chương trình liên kết TP.HCM với các tỉnh).

Tiếp đến là xây dựng bộ thuyết minh chuẩn về tuyến du lịch đường thủy và bản đồ các tuyến du lịch đường thủy, các điểm đến trên tuyến bằng công nghệ GIS. Nghiên cứu bến Bạch Đằng thành bến trung tâm, làm điểm xuất phát đi các tuyến du lịch đường thủy.

Sở Du lịch TP.HCM còn đề xuất xã hội hóa đầu tư xây dựng các điểm dừng chân ven sông; tăng cường các dịch vụ du lịch trên sông, có chính sách hỗ trợ các nhà điều hành tour du lịch sông nước. TP tiếp tục đầu tư du thuyền cao cấp, tàu nhà hàng tiêu chuẩn 4-5 sao và phát triển thêm loại hình tàu nghỉ qua đêm trải nghiệm trên sông Sài Gòn.

Có sc hp dn và tim năng

Ông Lê Trương Hiền Hòa (Phó Giám đốc Sở Du lịch TP.HCM) cho biết, ngành du lịch TP luôn xác định phát triển du lịch đường thủy là nội dung quan trọng nằm trong chiến lược phát triển du lịch TP đến năm 2030. “Đây là sản phẩm du lịch được đánh giá có sức hấp dẫn và tiềm năng lớn, có giá trị cạnh tranh cao không chỉ trong nước và cả quốc tế. Ngoài tiếp tục cùng các doanh nghiệp khai thác các sản phẩm du lịch gắn với đường thủy như tour Bạch Đằng đi Củ Chi, Cần Giờ; du lịch nội đô Nhiêu Lộc – Thị Nghè thì ngành du lịch còn hoàn thiện các dịch vụ tăng giá trị trải nghiệm”, ông Hòa chia sẻ.


Du khách chèo xung SUP trên sông Sài Gòn

Theo ông Hòa, sắp tới TP sẽ có các dịch vụ thưởng ngoạn trên sông kết hợp thưởng thức ẩm thực trên tàu nhà hàng, du thuyền, hoạt động trải nghiệm gắn với thể thao như chèo SUP; tour ngắm du thuyền cho khách tầm trung và cao cấp, sản phẩm liên kết bằng tàu cao tốc từ TP.HCM đến Vũng Tàu, Bến Tre, Tiền Giang… “Khai thác tuyến đường sông chắc chắn sẽ là điểm nhấn quan trọng, sản phẩm du lịch đặc trưng của TP nếu được đầu tư và khai thác một cách có hiệu quả năm 2023”, ông Hòa nhìn nhận.

Các chuyên gia cho rằng, việc kêu gọi đầu tư các tuyến giao thông đường thủy, phát triển du lịch đường thủy liên kết vùng cần cả một quá trình dài. Theo đó, Nhà nước cần có thêm nhiều chính sách, tiện ích hoặc các sản phẩm du lịch để thu hút các doanh nghiệp vào khai thác và người dân yêu thích các sản phẩm này. Bên cạnh đó, việc phát triển vận tải hành khách du lịch bằng đường thủy hiện tại cũng đang gặp khó khăn trong công tác quy hoạch bến thủy nội địa. Nhiều bến thủy chưa thể xây dựng vì còn vướng quy hoạch nên đến nay vẫn chưa thể khai thác thế mạnh của giao thông thủy.

Cụ thể như tuyến sông số 1 (Bạch Đằng – Linh Đông), với 9 bến hoạt động từ năm 2017 đến nay nhưng vẫn còn 4 bến chưa xây dựng được. Nguyên nhân là do chưa được giao thuê đất. Chính vì vậy, giải pháp đặt ra là các quận, huyện cần sớm điều chỉnh bổ sung quy hoạch, sớm làm các thủ tục giao thuê đất để doanh nghiệp hoàn thiện hạ tầng.

Thúy Kiu

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)