Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

TP.HCM: Huy động mọi nguồn lực để người nghèo thoát nghèo bền vững

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Tp trung huy đng mi ngun lc cũng như dành ưu tiên ngun ngân sách và đc bit là các chính sách h tr, t năm 2016 đến năm 2020, TP.HCM đã đt đưc nhiu kết qu n tưng trong chương trình gim nghèo bn vng. Theo đó, s h nghèo trên đa bàn TP đã gim t hơn 67 ngàn h (năm 2016) xung còn hơn 3 ngàn h; h cn nghèo gim t hơn 48 ngàn h (2016) xung còn hơn 15 ngàn h (2020). Riêng năm 2021, mc dù b nh hưng nghiêm trng ca dch bnh Covid-19 nhưng TP vn gim đưc gn 3 ngàn h nghèo và cn nghèo…


Bí thư Thành y TP.HCM Nguyn Văn Nên trao Bng khen cho các h dân vươn lên thoát nghèo

Những kết quả này đã được đưa ra tại Hội nghị tổng kết chương trình giảm nghèo bền vững TP.HCM giai đoạn 2016-2020 và năm 2021.

Thoát nghèo nh các chính sách vay vn

Thuộc diện hộ nghèo của khu phố 3, phường Hiệp Thành (quận 12), năm 2019, gia đình ông Lại Văn Phong đã được chương trình tín dụng chính sách nguồn quỹ giảm nghèo hỗ trợ vay 50 triệu đồng để trồng rau sạch theo chuẩn VietGAP. Đến nay, mô hình trồng rau sạch đã phát huy hiệu quả, mang lại thu nhập cho gia đình ông lên đến hơn 200 triệu đồng/năm. Không chỉ thoát nghèo, kinh tế gia đình ông Phong đã khá giả, cuộc sống ổn định…

Cũng nhờ chương trình cho vay giải quyết việc làm của Ngân hàng Chính sách Xã hội, gia đình bà Đoàn Thị Ảnh (khu phố 2, phường Thạnh Xuân, quận 12) từ chỗ không có công ăn việc làm, không có đất sản xuất, cuộc sống bấp bênh đến nay đã thoát nghèo. Với số tiền 100 triệu đồng được vay, bà Ảnh thuê 3.000m2 đất tại phường, cải tạo đất, mua phân bón, giống và trồng rau muống. Đến nay, ruộng rau của bà cho thu hoạch mỗi ngày hàng triệu đồng sau khi đã trừ chi phí.

Ngoài gia đình ông Phong, bà Ảnh còn nhiều hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn quận 12 đã thoát nghèo nhờ các chương trình cho vay. Bà Võ Thị Chính – Phó Chủ tịch UBND quận 12 – cho biết: “Các dự án cho vay được sử dụng với nhiều mục đích vay vốn khác nhau như chăn nuôi, trồng cây, trồng rau, buôn bán, dịch vụ. Trong đó có rất nhiều dự án mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp các hộ vay vốn nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống”.

Đẩy mạnh thực hiện các chính sách, chương trình giảm nghèo bền vững tại quận 11 cũng đạt được nhiều kết quả. Ông Nguyễn Trần Bình – Phó Chủ tịch UBND quận – thông tin,  trên địa bàn đã có nhiều mô hình thiết thực từ quận đến phường chăm lo cho hộ nghèo, hộ cận nghèo đem lại hiệu quả cao trong công tác giảm nghèo, giúp cho các hộ an tâm phấn đấu vươn lên thoát nghèo. Đó là các mô hình trao phương tiện sinh kế, tương trợ, liên kết đào tạo nghề và giải quyết việc làm, chăm lo học bổng cho con hộ nghèo, hộ cận nghèo…

Cùng với quận, các phường trên địa bàn cũng có nhiều mô hình hay, điển hình như mô hình cải tạo sửa chữa nhà, làm mặt bằng buôn bán; bán phiếu mua hàng để chăm lo cho thanh thiếu nhi; “3 đảng viên – hộ dân kèm 1 hộ nghèo”…

“Điển hình như phường 5 đã xây dựng mô hình cải tạo sửa chữa nhà, làm mặt bằng buôn bán ổn định, tăng thêm thu nhập. Nhờ vậy nhiều hộ gia đình có mặt bằng buôn bán ngay trước cửa nhà, từ đó giúp tăng thu nhập, chất lượng cuộc sống cũng được nâng lên…”, ông Bình cho biết thêm.

Không đ ngưi nghèo mt cơ hi gim nghèo

Đây là nhấn mạnh của Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên tại hội nghị. 

Bí thư Thành ủy cho biết, bản thân người nghèo luôn luôn nỗ lực phấn đấu vươn lên vượt khó. Đặc biệt khi đã thoát nghèo thì giúp lại những người khó khăn khác, xem đó là cơ hội trả nợ, là hành động đẹp. Mặt khác, những hình ảnh sống động, nghĩa cử cao đẹp từ các phong trào giúp nhau vượt khó trong đời sống xã hội đã tô đậm thêm giá trị truyền thống, văn hóa đoàn kết, nhân ái, lòng bao dung, hào hiệp, nghĩa tình của không chỉ người dân TP mà của cả dân tộc. Điều này đã được thể hiện rõ nét trong thời khắc cam go, khốc liệt, kiên cường ứng phó vượt qua đại dịch Covid-19 của TP và cả nước.

“Từ thực tiễn thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 và năm 2021 cho thấy trách nhiệm và sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các mặt trận, tổ chức chính trị xã hội từ TP tới cơ sở đã thực hiện đúng và có hiệu quả. Các tầng lớp nhân dân và cộng đồng xã hội luôn sẵn lòng chung tay góp sức bằng những hành động thiết thực, tự nguyện rất đa dạng, phong phú, sâu rộng với những sản phẩm cụ thể”, ông Nên nói.

Theo báo cáo của UBND TP.HCM, đầu năm 2016, toàn TP có 67.090 hộ nghèo, 48.154 hộ cận nghèo. Bằng nhiều chính sách và nguồn lực hỗ trợ, đến cuối năm 2018, TP còn lại 3.767 hộ nghèo và 22.882 hộ cận nghèo.

Năm 2019, sau khi TP điều chỉnh chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo thì TP có 27.432 hộ nghèo và 32.143 hộ cận nghèo. Sau 2 năm thực hiện các chính sách, TP chỉ còn 3.128 hộ nghèo và 15.197 hộ cận nghèo.

Giai đoạn 2021-2025, thực hiện phương pháp giảm nghèo đa chiều, đầu năm 2021, TP đưa vào danh sách 37.772 hộ nghèo và 20.247 hộ cận nghèo. TP đã huy động được 6.979 tỷ đồng để thực hiện chương trình giảm nghèo năm 2021. Kết quả đến cuối năm 2021, TP giảm được 1.597 hộ nghèo và 1.378 hộ cận nghèo.

Theo ông Nên, để công tác giảm nghèo bền vững đạt kết quả cần có sự tập trung nhiều hơn. Trước mắt vẫn còn nhiệm vụ nặng nề, trong đó có mục tiêu đến cuối năm 2025 cơ bản không còn hộ nghèo theo tiêu chuẩn cả nước; dưới 0,5% hộ nghèo theo chuẩn của TP. Do đó, chương trình giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 cần được chỉ đạo đồng bộ, quyết liệt với những biện pháp hiệu quả, đột phá. Trước hết, phát huy mạnh mẽ những nhân tố tích cực đã làm nên kết quả thời gian qua; đồng thời ra sức khắc phục những hạn chế, bất cập còn tồn tại. Toàn hệ thống chính trị TP phải tiếp tục xem công tác giảm nghèo bền vững là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên và luôn luôn nỗ lực hành động. Giảm nghèo bền vững mãi là sự nghiệp của toàn dân, đó là nhân nghĩa, lương tâm, trách nhiệm, đạo lý. Hạnh phúc là khi bên cạnh chúng ta không có người nghèo khó…

“Cần phát huy mạnh mẽ hơn nữa truyền thống tương thân, tương ái trong cộng đồng; toàn hệ thống chính trị cần tăng cường các hoạt động và huy động tối đa nguồn lực xã hội, các thành phần kinh tế để chia sẻ với những người không may mắn giúp họ vươn lên. Đặc biệt không để người nghèo mất cơ hội thoát nghèo bền vững, làm giàu chính đáng. Cần tổ chức lồng ghép có hiệu quả chương trình giảm nghèo với các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình xây dựng nông thôn mới, chương trình nhà ở xã hội…”, ông Nên nhấn mạnh.

Linh Anh

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)