Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

TP.HCM – Không “bỏ rơi” y tế cơ sở: “Người gác cổng” gặp khó khăn

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Mt cán b S Y tế TP.HCM nhn mnh, y tế cơ s đóng vai trò như “ngưi gác cng”, là nơi đu tiên ngưi dân có th tiếp cn khi m đau, dch bnh. Tuy nhiên, y tế cơ s đang b quá ti bi khi lưng công vic khng l, đc bit trong bi cnh dch bnh Covid-19 hin nay…


Trưng trm Trm Y tế P.9 Lâm Bích Cơ hưng dn ngưi dân khai báo y tế

Mi ngày có hơn 30 nhân viên y tế ngh vic

Theo Sở Y tế TP.HCM, trong năm 2020 có 597 nhân viên y tế xin nghỉ việc, 10 tháng đầu năm 2021, trung bình mỗi tháng có 96-97 trường hợp nghỉ việc. Vì đâu nên nổi?

Giữa cái nắng như đỗ lửa của buổi trưa một ngày cuối tháng 2-2022, các nhân viên y tế Trạm y tế (TYT) P.An Lạc, Q.Bình Tân vẫn miệt mài thăm khám, tiêm vắc-xin cho người dân.

Điều dưỡng Huỳnh Lê Huyền Trân – Phó Trưởng trạm TYT P.An Lạc – cho biết: “Công việc nhiều, nhân sự mỏng nên chúng tôi phải làm luôn tay, không kể giờ giấc. Thực hiện tiêm vắc-xin cần ít nhất 5 người, chưa kể phát sinh công việc hành chính trong ngày như tham mưu UBND phường cấp giấy hoàn thành cách ly cho F0, trực đường dây nóng điện thoại, hướng dẫn người dân khai báo y tế, tư vấn tiêm chủng, tiếp nhận F0 cách ly tại nhà, báo cáo F0, phân tích các ca F0…”.

TYT P.An Lạc có 9 nhân sự nhưng chưa có trưởng trạm. Thời điểm đỉnh dịch, mỗi ngày trạm tiếp nhận khoảng 300 F0, nay còn khoảng 100 ca. Dịch bệnh đã được kiểm soát nhưng đội ngũ vẫn phải thực hiện khối lượng lớn công việc mỗi ngày, dù có sự hỗ trợ của y tế lưu động, tổ chăm sóc F0 cộng đồng. Từ thực hiện mục tiêu y tế quốc gia, giám sát công tác y tế địa phương, tiêm chủng cho đến giám sát tình hình dịch bệnh tại các trường học…

“Việc nhiều, nhân viên y tế phải thường xuyên mang sổ sách về nhà làm. Ngoài làm ban ngày, trạm phải phân công nhân sự trực đêm theo phiên”, điều dưỡng Trân chia sẻ và cho biết, giai đoạn hết sức căng thẳng về nhân lực, vật tư y tế là lúc đỉnh dịch; tham gia chống dịch từ ủy ban, công an, lực lượng tăng cường, nhưng có ngày chị và mọi người ở trạm chỉ có 3 đến 4 giờ đồng hồ để nghỉ. Một nửa nhân sự của trạm bị nhiễm bệnh vẫn phải gồng gánh công việc cho nhau. Chị là F0, trong khu cách ly vẫn thực hiện truy vết F0 qua điện thoại cá nhân.

P.An Lạc hiện có hơn 80.000 dân, điều dưỡng Trân cho biết, phải cần từ 15-20 nhân viên y tế mới đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ, số nhân sự hiện tại chỉ bằng 1/2 nhu cầu. Chưa kể, TYT chỉ có 3 máy vi tính để mọi người làm việc, trong đó một máy không sử dụng được.

Ngoài áp lực công việc, mức thu nhập của nhân viên TYT cũng hết sức ít ỏi, không đủ trang trải cuộc sống. Gắn bó với nghề gần 17 năm nhưng mỗi tháng điều dưỡng Trân chỉ nhận được 8 triệu đồng tiền lương, một số nhân viên khác từ 3 đến 4 triệu đồng/tháng.

P.9, Q.Phú Nhuận có 20.000 nhân khẩu nhưng TYT phường chỉ có 4 người (1 bác sĩ, 1 y sĩ, 1 nữ hộ sinh, 1 dược sĩ). Thời điểm đỉnh dịch, P.9 là vùng đỏ. “Trung bình mỗi ngày có trên 100 cuộc gọi lấy mẫu, nhân sự của trạm và các lực lượng khác làm việc từ 6 giờ sáng, có hôm 11 giờ đêm mới về nhà”, BS Lâm Bích Cơ – Trưởng trạm TYT P.9 – cho hay.

Hiện nay, mỗi ngày TYT P.9 thực hiện phòng, chống dịch trong giai đoạn bình thường mới, tiêm chủng, làm sổ sách hành chính, thăm khám, chăm sóc sức khỏe cho người dân. Theo BS Cơ, TYT phường đang nhận được sự hỗ trợ lấy mẫu tại nhà F0 của nhóm tình nguyện viên. Đặc biệt cuối tháng 2-2022, trạm tiếp nhận 1 bác sĩ trong chương trình thí điểm thực hành lâm sàng dành cho bác sĩ y khoa mới tốt nghiệp của TP, với phạm vi hoạt động chuyên môn khám, chữa bệnh đa khoa sẽ giảm bớt áp lực công việc. Tuy nhiên, để đảm bảo công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân phải cần thêm nhân lực. Riêng TYT P.9 phải có 5-6 người mới đảm bảo công việc…

BS Cơ tâm tư, công việc y tế cơ sở rất nhiều, vất vả nhưng chế độ đãi ngộ chưa tương xứng, lương cơ bản chỉ vài triệu mỗi tháng, 2 năm nay tiền hỗ trợ Tết không có. Thực trạng này khiến nhiều người không thể bám trụ với nghề, bỏ việc sau nhiều năm gắn bó…

Mt nhân viên y tế phi “gánh” 10.000 dân

Chức năng, nhiệm vụ của y tế cơ sở là quản lý, theo dõi sức khỏe của từng hộ, từng người dân trên địa bàn; có đủ năng lực để điều trị, chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân nhằm hạn chế nhập viện, khắc phục tình trạng quá tải bệnh viện tuyến trên.

Trải qua đợt dịch lần thứ tư càng khẳng định, y tế cơ sở đóng vai trò quan trọng trong việc giảm tải cho các bệnh viện thu dung, điều trị. Tuy nhiên, cũng từ đợt dịch này đã bộc lộ nhiều bất cập…

Tại chương trình dân hỏi – Chính quyền trả lời do HĐND TP.HCM tổ chức giữa tháng 2-2022, ông Nguyễn Anh Dũng – Phó Giám đốc Sở Y tế TP.HCM – thừa nhận: “Mặc dù rất ít nhân lực nhưng y tế cơ sở phải đảm đương 19 chương trình mục tiêu quốc gia như sức khỏe sinh sản, sức khỏe trẻ em, sức khỏe người cao tuổi, cùng các chương trình đặc thù về lao, HIV/AIDS… Như vậy, một nhân viên y tế phải đảm đương nhiều vị trí công tác, nhiều công việc và tăng ca mới làm hết việc”.


Nhân viên y tế Trm Y tế P.An Lc, Q.Bình Tân tiêm vc-xin cho ngưi dân

Theo ông Dũng, nhằm giảm tải công việc cho y tế cơ sở, TP đang triển khai mô hình TYT điểm theo nguyên lý y học gia đình. Hiện nay có 31 TYT thực hiện mô hình này. Tuy nhiên việc triển khai gặp rất nhiều khó khăn vì phải đạt các tiêu chí như danh mục thuốc, cơ sở vật chất, nhân sự…

Ông Lâm Hùng Tấn – Phó Giám đốc Sở Nội vụ TP – cũng cho biết, nhiều phường trên địa bàn TP có từ 50.000-60.000 dân, thậm chí hơn 100.000 dân. Song, nhân sự TYT chỉ dưới 10 người, không đáp ứng được nhu cầu thực tiễn. Với 5-6 nhân viên y tế thì chỉ phù hợp với những địa bàn có từ 6.000 – 20.000 dân.

“TP đã nghiên cứu và đề xuất các bộ ngành liên quan theo hướng mỗi TYT có ít nhất 10 nhân viên y tế cho 20.000 dân. Cứ thêm 2.000-3.000 dân thì thêm một nhân viên y tế để phù hợp với cơ cấu dân số từng địa phương. Bên cạnh đó, TP tiếp tục duy trì y tế lưu động đảm bảo sức khỏe cho người dân”, ông Hùng thông tin.

Minh Phương

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)