Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

TP.HCM không “bỏ rơi” y tế cơ sở: Tăng cường bác sĩ trẻ về trạm y tế

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

S Y tế TP.HCM va đưa gn 300 bác sĩ mi tt nghip v tăng cưng cho các trm y tế (TYT) phưng, xã, th trn. Đây là chương trình thí đim thc hành lâm sàng dành cho các cu sinh viên y khoa đ cp chng ch hành ngh vi phm vi hot đng chuyên môn khám bnh, cha bnh đa khoa. Đây cũng là hot đng đu tiên trong đ án nâng cao năng lc y tế cơ s ca ngành y tế TP…


Bác sĩ Võ Hu Nguyên Phát hưng dn cách chăm sóc sc khe cho mt tr nh F0

“Chia la” vi trm y tế

Thực hành tại TYT xã Phước Kiển (huyện Nhà Bè), BS Võ Hữu Nguyên Phát cho rằng: “Chương trình thí điểm thực hành lâm sàng là cơ hội để tôi thực hành, hoàn thiện các kỹ năng trong công tác khám chữa bệnh; đồng thời được học nhiều kiến thức mới phục vụ cho công việc sau này. Hiện tại, Covid-19 là bệnh mới, dù các bác sĩ đã có chứng chỉ hành nghề, đang hoạt động đều phải học về bệnh này, cũng giống như chúng tôi bắt đầu học từ đầu”.

Một ngày tại TYT, bên cạnh các tình nguyện viên lấy mẫu test nhanh cho F0, BS Phát tham gia cấp thuốc, tư vấn chăm sóc cho khoảng 300 F0 vì thế công việc luôn tay, không có thời gian nghỉ ngơi.

Khó khăn của TYT Phước Kiển hiện nay, theo BS Phát đó là nhân lực ít, khuôn viên trạm giới hạn, lúc đông người dân đến phải xếp hàng. Ngoài tiếp nhận hỗ trợ điều trị F0, đội ngũ còn thực hiện nhiều công việc khác như tiêm vắc-xin, tiêm chủng mở rộng, nhập tài liệu các ca F0 vào hệ thống…

“Ngày nào có nhân viên y tế dương tính phải nghỉ cách ly điều trị thì những ngày đó công việc của đội ngũ càng nhiều và vất vả hơn. Dù chia nhau ra làm nhưng cũng không đủ thời gian hoàn thành. Trong thời gian ngắn thực hành tại trạm, tôi sẽ cố gắng hết mình”, BS Phát chia sẻ.

BS Phát cho rằng, trước thực tế y tế cơ sở của Việt Nam còn khá yếu, chương trình thí điểm thực hành lâm sàng như những bước đi đầu tiên trong công tác nâng cao năng lực y tế cơ sở. Y tế cơ sở phát triển, bệnh nhân được nhận diện các dấu hiệu bệnh tật sớm sẽ có cơ hội điều trị mau chóng hồi phục, từ đó còn giảm quá tải cho tuyến trên.

“Nếu chương trình phát triển và được nhân rộng toàn quốc thì lúc đó bác sĩ mới ra trường đều có trách nhiệm về hỗ trợ hệ thống y tế cơ sở một thời gian. Mỗi năm có một lứa bác sĩ mới ra trường về y tế cơ sở sẽ khắc phục phần nào thực trạng thiếu nhân lực”, BS Phát cho hay.

Hầu hết bác sĩ trẻ đang thực hành tại các TYT đều đánh giá việc ra đời của chương trình là cơ hội tốt để ôn lại và hiểu rõ hơn về các chuyên khoa, cũng như nhu cầu của người dân ở tuyến cơ sở. Qua đó rèn luyện bản thân, tận dụng thời gian quý báu để làm những việc có ích.


Bác sĩ Hunh Hoàng Anh ly mu test nhanh cho ngưi dân

BS Huỳnh Hoàng Anh đang thực hành tại TYT P.1, Q.4 – cũng cho biết: “Tiếp xúc với người dân, chúng tôi học được kỹ năng giao tiếp, ứng xử. Chương trình được triển khai là hướng đi hợp lý để chúng tôi có góc nhìn bao quát hơn trong nghề, đồng thời củng cố năng lực khi học cách xử trí ban đầu”.

Theo BS Anh, ngày đầu mới về trạm, anh đã gặp rắc rối trước bệnh nhân khó tính. Quá trình học trong nhà trường đều có sẵn bệnh án, nhưng đi vào thực tiễn, gặp một số bệnh nhân không hợp tác đòi hỏi anh vừa thăm khám, vừa tư vấn để người bệnh hài lòng với dịch vụ chăm sóc.

Ngưi dân đưc chăm sóc tt hơn

BS Trương Tấn Hùng – Giám đốc Trung tâm y tế huyện Củ Chi – thông tin: “Huyện Củ Chi có 21 TYT được tiếp nhận 14 bác sĩ trẻ. Các bác sĩ trẻ là nguồn nhân lực chất lượng cao, được đào tạo bài bản, chính quy và mang trong mình nhiệt huyết, hoài bão lớn. Với sự cống hiến trí lực, sức lực của các bác sĩ trẻ chắc chắn sẽ giảm bớt áp lực cho TYT, nâng cao công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân ở tuyến y tế cơ sở”.

GS.TS. BS Tăng Chí Thượng – Giám đốc Sở Y tế TP.HCM – cho biết, hiện nay nhân lực ngành y tế TP đã có nhiều biến đổi cả về số lượng, chất lượng lẫn cơ cấu. Tỷ lệ bác sĩ/vạn dân tại TP từ 16,07 bác sĩ năm 2016 lên 20 bác sĩ năm 2020, gấp hai lần so với chỉ tiêu Trung ương đề ra. Số bác sĩ có trình độ chuyên môn sau đại học tăng từ 3.565 vào năm 2010 lên 6.028 trong năm 2021. Tuy nhiên, ngành y tế vẫn còn gặp thách thức không nhỏ đối với công tác đào tạo nguồn nhân lực phục vụ công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân TP và khu vực phía Nam. TP cũng đang tồn tại nghịch lý trong công tác đào tạo nguồn nhân lực, đa số bác sĩ mới tốt nghiệp và trong quá trình làm việc đều muốn trở thành bác sĩ chuyên khoa.

Ti L đón bác sĩ tr v tăng cưng y tế cơ s năm 2022 do S Y tế TP.HCM t chc mi đây, Bí thư Thành y TP.HCM Nguyn Văn Nên nhn mnh: “Tri qua nhng ngày tháng căng thng, cam go, khc lit đ ng phó vi đi dch Covid-19, TP.HCM sm nhn ra đim yếu, bài hc, cũng như tr thành nhim v cp bách đó là h thng y tế cơ s cn sm đưc cng c. Vi mc tiêu nâng cao cht lưng chăm sóc, h tr điu tr bnh nhân nhim Covid-19; bo đm ngưi dân đưc tiếp cn chăm sóc y tế sm nht, thun tin nht thì trưc hết phi tp trung cng c năng lc y tế cơ s”.

“Thực tế số bác sĩ chuyên khoa luôn cao hơn nhiều so với bác sĩ thực hành tổng quát và bác sĩ gia đình dẫn đến hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu tại y tế cơ sở gặp nhiều khó khăn, khó phát triển và quá tải bệnh viện tuyến trên còn tiếp diễn. Bên cạnh đó, nhiều loại hình nhân viên y tế chưa được các trường đại học y khoa đào tạo hoặc đào tạo không đủ số lượng”, BS Thượng cho hay.

Từ thực tiễn này, ngành y tế TP triển khai chương trình thí điểm thực hành lâm sàng để bổ sung đội ngũ bác sĩ thực hành tổng quát có chất lượng cho sự nghiệp phát triển y tế cơ sở. Theo đó, bác sĩ y khoa mới tốt nghiệp sẽ được hướng dẫn thực hành tại các TYT đan xen với thực hành tại các bệnh viện dưới sự hướng dẫn của bác sĩ đa khoa hạng I trong vòng 18 tháng. Ngoài ra, khi tham gia chương trình, các bác sĩ được TP hỗ trợ 100% kinh phí thực hành và được hưởng chi phí sinh hoạt.

Minh Phương

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)