Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

TP.HCM không “bỏ rơi” y tế cơ sở : Y tế cơ sở cần được củng cố, đầu tư

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

PGS.TS Nguyn Thanh Hip – Hiu trưng Trưng Đi hc Y khoa Phm Ngc Thch – nhn mnh, vai trò ca y tế cơ s trong công tác khám, chăm sóc sc khe ban đu cho nhân dân là rt quan trng. Vì vy, y tế cơ s cn đưc tiếp tc cng c, đu tư phát trin, trong đó có ngun nhân lc và các chế đ đãi ng.


Nhân viên Tr
m y tế phưng An Lc, Q.Bình Tân chun b gói thuc A, B phát cho các F0

Ch có hơn 2 nhân viên y tế/vn dân

Theo PGS.TS Nguyễn Thanh Hiệp, qua đợt dịch Covid-19 lần thứ tư cho thấy, y tế cơ sở đang có nhiều lỗ hổng, cần phải sớm củng cố, khắc phục để đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe ban đầu của người dân. So sánh số nhân viên y tế cơ sở với Hà Nội hiện nay đang là 6/vạn dân, cả nước là 7,4, còn TP.HCM chỉ có 2,3/vạn dân.

“Y tế cơ sở đang thiếu nguồn nhân lực, cần phải tăng cường. Ở TP.HCM hiện có trên 50% trạm y tế chưa có trưởng trạm, phó trạm. Tỷ lệ người dân đăng ký khám chữa bệnh ban đầu bảo hiểm y tế tại trạm rất thấp, chỉ 0,1%”, TS Hiệp nhấn mạnh.

Theo TS Hiệp, để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho người dân, Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần X xác định, đào tạo nhân lực y tế là một trong 7 chương trình đột phá nâng cao. Kết quả chúng ta đạt được 7/7 chỉ tiêu, đó là 20 bác sĩ/vạn dân, 35 điều dưỡng/vạn dân, 100% nhân viên y tế đang hoạt động trong lĩnh vực y tế được đào tạo kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ và nâng cao chất lượng. Tuy nhiên, việc phân bổ giữa bác sĩ đa khoa thực hành, bác sĩ gia đình tuyến y tế cơ sở và bác sĩ chuyên sâu chưa cân đối, chưa hài hòa. TS Hiệp nhấn mạnh, nghề y là một nghề đặc biệt, nhân lực ngành y phải đáp ứng yêu cầu về chuyên môn và y đức. Do đó, cần được tuyển chọn, đào tạo, sử dụng và đãi ngộ hợp lý để đáp ứng nhu cầu được chăm sóc toàn diện, liên tục, sống vui, sống khỏe, sống có chất lượng của người dân. Đáp ứng nhu cầu này, ngành y tế phải có nguồn nhân lực, trong đó vai trò của các trường đào tạo, doanh nghiệp và thầy cô vô cùng quan trọng. Phải có một môi trường, viện trường đạt tiêu chuẩn có thể đào tạo được hệ thống bác sĩ đáp ứng nhu cầu của người dân và hội nhập quốc tế.

GS Trần Diệp Tuấn – Chủ tịch Hội đồng Trường ĐH Y dược TP.HCM – cho biết: “Giá trị của việc chăm sóc sức khỏe ban đầu đã được khẳng định rất nhiều lần trên thế giới, trong nhiều hội nghị, đặc biệt với các nước đang phát triển. Ngoài các khuyến cáo còn nguyên giá trị của hơn mấy chục năm qua, đại dịch Covid-19 lần nữa thể hiện rõ hơn ý nghĩa, lợi ích của việc có một tuyến y tế cơ sở mạnh”.

Theo đó, đối với công tác đào tạo nguồn nhân lực y tế tuyến đầu, hệ thống sử dụng nguồn nhân lực y tế phải đặt hàng với hệ thống GD-ĐT. Đây là vấn đề mấu chốt nhưng đang thiếu đi sự trao đổi giữa người sử dụng nguồn nhân lực y tế và bộ phận đào tạo.

Nhân viên trm y tế phi sng đưc bng lương

GS.TS Lê Hoàng Ninh – nguyên Viện trưởng Viện Y tế Công cộng TP.HCM – cho biết, theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) có 70-80% người dân có nhu cầu chăm sóc tổng quát, còn lại 20-30% chăm sóc chuyên khoa. Tuy nhiên, trong số 20 bác sĩ/vạn dân của TP.HCM thì rất ít bác sĩ làm công tác chăm sóc tổng quát. Nghịch lý hiện nay là trong trường đào tạo bác sĩ đa khoa nhưng khi ra trường, hầu như sau 2 năm hành nghề tất cả đều trở thành chuyên khoa. Những bác sĩ mới ra trường về tuyến cơ sở cũng làm được hơn một năm rồi bỏ đi để định hướng chuyên khoa. Tại Mỹ cứ 1 triệu bác sĩ thì 50% làm bác sĩ tổng quát, còn ở nước ta hầu như không có.

TS Ninh cho rằng, quốc gia nào làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu thì ở đó chi phí y tế cho quốc gia cực thấp. Tại TP.HCM nếu không làm sẽ mãi loanh quanh. Chính vì thiếu nguồn lực từ cơ sở dẫn đến quá tải các bệnh viện. Dù có nhiều đề án để giải quyết sự quá tải nhưng chỉ là đối phó, không căn cơ. Chỉ khi nào có đủ bác sĩ tổng quát, có nhân lực thực sự thì khi đó mới kiểm soát được quá tải. Theo đó nên thay đổi trạm y tế thành trung tâm y tế cộng đồng, bước đầu xây dựng mô hình thí điểm, là nơi chăm sóc sức khỏe ban đầu, khám sàng lọc bệnh cho người dân. Trong cơ cấu 20 bác sĩ/vạn dân cần có 10-20% là bác sĩ đa khoa chăm sóc sức khỏe tổng quát. Đặc biệt, phải có sự quan tâm các chế độ đãi ngộ để bác sĩ sống được, nuôi được con cái, được tạo điều kiện học tập phát triển, từ đó mới an tâm công tác, cống hiến.

215 TRM Y T KHÔNG CÓ TRƯNG HOC PHÓ TRM

Theo Sở Y tế TP.HCM, hệ thống y tế cơ sở trên địa bàn TP hiện có 19 bệnh viện đa khoa quận, huyện và TP.Thủ Đức; 22 trung tâm y tế quận, huyện và TP.Thủ Đức; 310 trạm y tế phường, xã, thị trấn. Toàn TP hiện vẫn còn thiếu 85 trưởng trạm y tế, 130 phó trưởng trạm y tế; 82 lãnh đạo trưởng khoa, phòng và 163 phó trưởng khoa, phòng của trung tâm y tế. Tỷ lệ cán bộ y tế có trình độ chuyên môn cao tại trạm y tế còn thấp. Tỷ lệ nhân viên y tế có trình độ sau đại học và đại học/tổng số cán bộ y tế là 35% (784 người/2.222 người); Tỷ lệ nhân viên y tế có trình độ cao đẳng là 19% (409 người/2.222 người); Tỷ lệ nhân viên y tế có trình độ trung cấp và sơ cấp là 46% (1.029 người/2.222 người).

Về chính sách đãi ngộ, TS Hiệp cho biết, cần tăng cường hơn nữa để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, đặc biệt y tế cơ sở trong giai đoạn sắp tới. Để thu hút, giữ chân các bác sĩ trẻ chọn y tế cơ sở là nơi phát triển cần có chính sách tốt hơn về thu nhập, các môi trường công tác, cán bộ, tiến thân.

Đồng tình về việc phải đảm bảo các chính sách đãi ngộ cho nhân viên y tế cơ sở, GS Tuấn nhấn mạnh: “Thực hiện vấn đề này phải cả hệ thống chính trị chứ không riêng hệ thống y tế. Còn nhiều việc phải bàn, thảo luận vì để bác sĩ trụ lại tuyến cơ sở không hề dễ dàng”.

Minh Phương

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)