Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

TP.HCM không đột phá thì cả nước khó đột phá

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Là đu tàu kinh tế ca cc, các chuyên gia nhìn nhn TP.HCM nếu không đt phá thì cc khó đt phá. Trong chiến lưc tương lai, mun đi xa không nên ch nghĩ vào ngun lc mà phi tính đến c thi cơ, thách thc, xu thế. Phi to ra cơ chế đ cán b xông lên hàng đu, làm nhng điu lch s ghi li. Đây là trách nhim hết sc nng n TP phi làm đưc trong thi gian ti. Đây là nhng góp ý chân thành ca các chuyên gia, nhà khoa học tại Hội nghị gặp gỡ kiều bào và người Việt Nam ở nước ngoài đóng góp ý kiến cho sự phát triển của TP.HCM do UBND TP tổ chức mới đây…


TP.HCM cn phi đt phá đ phát trin thành mt siêu đô th

Mun đt phá phi trăn tr hin ti

GS.TS Vũ Minh Khương – Giảng viên Trường chính sách công Lý Quang Diệu (Singapore) – cho biết, đại dịch Covid-19 buộc tất cả các quốc gia phải suy nghĩ lại một cách sâu sắc cho định hướng phát triển trong tương lai. Nói đến tương lai phát triển của một quốc gia, người ta thường nhìn vào 3 đặc thù là khả năng đột phá; sức mạnh cộng hưởng trên dưới một lòng và phải trở thành ngọn hải đăng để thu hút kiến thức sáng ngời của nhân loại, thế giới, cả nước để chiêm nghiệm học hỏi và vượt lên.

Tuy nhiên, chuẩn bị bước vào thời kỳ mới bao giờ chúng ta cũng bị lấn cấn bởi tư duy cũ. Những TP thành công như TP.HCM đều bị lấn cấn nặng nề; cứ nghĩ chưa cần thay đổi vì thương hiệu của mình “đủ sống” mà không nghĩ rằng thời gian sẽ làm mất dần giá trị, đến lúc không còn kịp xử lý.

“TP.HCM không đột phá thì Việt Nam khó đột phá. Muốn đột phá phải trăn trở hiện tại, nếu thỏa mãn với hiện tại sẽ làm hỏng mọi thứ”, TS. Khương nhấn mạnh.

Theo TS. Khương, TP.HCM trong thời kỳ bình thường mới với hơn 10 triệu dân phải tính đến vấn đề đô thị hóa, đi đầu về cuộc cách mạng số, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo. Cách mạng số rất vĩ đại vì sự tiến bộ nhanh chóng của nó, xâm nhập vào tất cả các ngành nghề. Bất kể lĩnh vực gì ứng dụng công nghệ số đều hiệu quả hơn trước. Mặt khác, TP rất cố gắng tăng tỷ lệ ngân sách giữ lại từ 17-21% là rất đáng mừng nhưng quan trọng là triển khai nguồn lực như thế nào. Bởi nắm bắt được thách thức, cơ hội nhiều thì tạo ra giá trị rất lớn, kể cả hiệu lực; tức là làm sao tạo ra giá trị nền móng để người dân tin hơn, tiến xa, tiến nhanh về phía trước, kể cả hiệu năng thích ứng với tương lai chứ không phải là lời lãi.

TS. Khương đặc biệt nhấn mạnh, trong chiến lược tương lai, muốn đi xa không nên chỉ nghĩ vào nguồn lực mà phải nghĩ đến thời cơ, thách thức, xu thế. Quan trọng nhất phải nhìn thấy đâu là thách thức cốt tử. Phải tạo ra cơ chế để cán bộ xông lên hàng đầu, tự hào với nhân dân, làm những điều lịch sử ghi lại, chứ không phải vừa làm, vừa nghĩ, vừa sợ. Đây là trách nhiệm hết sức nặng nề TP phải làm được trong thời gian tới.

“Tôi làm việc với doanh nghiệp thì thấy không khí còn nặng nề. Nhiều cán bộ Nhà nước còn tâm lý e sợ, chỉ làm việc với 50-60% công suất, như thế chưa thể đi xa và nhanh”, TS. Khương cho biết.

Ông cũng nhấn mạnh đến bài toán lớn nhất là vai trò quản trị trong nâng cao sức cạnh tranh và phát triển của địa phương. Cần xây dựng mô hình hiện đại, trong đó cấu trúc tổ chức và vai trò trách nhiệm của cán bộ được phân định rõ để giúp cán bộ toàn tâm, toàn ý dốc lòng cho nhiệm vụ với sự tin tưởng và yểm trợ cao nhất của hệ thống.

Ở đợt dịch lần thứ tư khiến kinh tế cả nước nói chung, TP.HCM nói riêng bị tổn thương nặng nề. Nhưng theo TS. Khương, thế giới vẫn nhìn ra nội lực tiềm tàng, tính kiên trì của Việt Nam. Vì thế, để đột phá, Việt Nam nói chung, TP.HCM nói riêng cần hình thành, thúc đẩy kinh tế cộng hưởng. TP cần xin Trung ương xúc tiến bàn với 6 tỉnh phụ cận Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Long An, Tiền Giang và Tây Ninh để hình thành một khu kinh tế cộng hưởng, tạm gọi là vùng HCMC+6. Vùng này có 20 triệu dân, rộng 23.000km2, tạo ra trên 35% GDP của cả nước, tạo ra sức mạnh đặc biệt lớn cho cải cách phát triển của Việt Nam trong các năm tới…

TP.HCM cn tr thành mt “Megacity”

“Megacity” hay còn gọi là “siêu đô thị”, dùng để gọi những TP lớn có dân số trên 10 triệu người, có mật độ tối thiểu 2.000 người/km2. TP.HCM có lợi thế rất lớn, là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa và giáo dục của cả nước; Là đầu mối giao thông của Việt Nam và Đông Nam Á, bao gồm cả đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường không. TP.HCM còn nằm trong vùng chuyển tiếp giữa Đông Nam bộ và Tây Nam bộ, dễ dàng di chuyển đến nhiều tỉnh thành để giao thương, buôn bán, du lịch…

Ông Danny Võ Thành Đăng (kiều bào Singapore) cho rằng, TP.HCM cần có những bước chuyển mình mạnh mẽ, bắt đầu từ việc xây dựng, quảng bá thương hiệu TP, vươn mình trở thành một “Megacity” của thế giới thì mới thu hút được thêm nhiều vốn đầu tư nước ngoài, từng bước nâng tầm vị thế.

3 yếu tố giúp xây dựng thành công thương hiệu TP mà ông Đăng nhấn mạnh là chiến lược, hình ảnh, văn hóa. Trong đó, với yếu tố chiến lược, TP cần xác định được tầm nhìn, sứ mệnh của việc xây dựng thương hiệu, cũng như xây dựng được giá trị bản sắc riêng. Đó có thể là các công trình kiến trúc, các lễ hội đặc sắc, thời tiết, con người, ẩm thực…; Với yếu tố hình ảnh, bên cạnh những công trình kiến trúc, thương hiệu TP còn thể hiện ở việc chú trọng giải quyết tình trạng ngập nước, xử lý nước thải, rác thải, hạn chế tình trạng kẹt xe, đẩy nhanh tiến độ các tuyến đường sắt đô thị…; Với yếu tố văn hóa, quan trọng là thu hút đầu tư và thu hút con người, đòi hỏi lãnh đạo TP cần thường xuyên tạo ra sự giao lưu, kết nối giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước, cũng như giữa những người dân đến từ nhiều quốc gia, vùng miền với nhau. Xây dựng môi trường giao lưu thoải mái, công bằng nhất, khiến họ đến với TP.HCM giống như đang ở quê hương mình.

Theo ông, thương hiệu của TP.HCM cần xây dựng xung quanh “4 chữ C”: Clear (Sự rõ ràng), Consistent (Tính đồng nhất), Conviction (Sức thuyết phục) và Class (Tính ưu việt). Đơn cử tính ưu việt, đó là TP ở đẳng cấp nào thì sản phẩm, dịch vụ, người dân cũng phải thể hiện mình ở đẳng cấp đó.

“Muốn TP.HCM trở thành “siêu đô thị – Megacity”, ngay từ bộ máy lãnh đạo, cán bộ công nhân viên của các cơ quan Nhà nước cần tập trung phát triển nguồn nhân lực, nâng cao năng lực chuyên môn, trau dồi tố chất của người lãnh đạo thời đại mới, đó là: tử tế, tiên phong, thấu cảm, tỉnh thức, tích cực, toàn cầu và các kỹ năng mềm khác như tin học, ngoại ngữ… Hơn nữa, đất nước bước sang giai đoạn bình thường mới, mỗi chúng ta cũng cần phải đổi mới tư duy, nâng cao năng lực và nhạy bén tận dụng thời cơ này để xây dựng thành công thương hiệu TP.HCM. Có như vậy, uy tín và vị thế của TP với quốc tế mới được nâng lên, khoảng cách đến với “Megacity” cũng dần được rút ngắn”, ông Đăng nói.

Minh Phương

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)