Ngày 22-4, Sở GD-ĐT TP.HCM tổ chức họp báo công bố kế hoạch tuyển sinh đầu cấp năm học 2011 – 2012. Ngoài việc ngành giáo dục đảm bảo chỗ học cho học sinh trong độ tuổi và giảm sĩ số các lớp đầu cấp, vấn đề nóng được quan tâm chính là TP sẽ không tăng học phí công lập và cố gắng “bình ổn” học phí của các trường ngoài công lập. Ông Huỳnh Công Minh, Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, khẳng định với báo giới:
Điểm mới của kỳ tuyển sinh đầu cấp năm học 2011 – 2012 là TP.HCM có thêm 2 trường THPT ở quận 6 và Bình Tân đủ trường lớp tiến tới xét tuyển vào lớp 10, nâng lên thành 9 quận, huyện xét tuyển vào lớp 10.
Năm học tới, TP.HCM có thêm trường lớp nên giảm sĩ số các lớp đầu cấp so với năm học này như: lớp 1 là 40 HS/lớp (điều lệ nhà trường tiểu học quy định sĩ số 35 HS/lớp), lớp 6 là 45 HS/lớp (đúng với điều lệ trường phổ thông). Tuy nhiên, dân nhập cư quá đông gây áp lực lớn cho việc đảm bảo chỗ học cho người dân nếu như thiếu tính dự báo. Điển hình là số trẻ 6 tuổi khảo sát vào tháng 4-2009 là 97.872 trẻ, đến thời điểm chuẩn bị năm học mới con số này đã tăng lên thành 102.119 trẻ nhưng TP vẫn sẽ đảm bảo đủ chỗ học cho học sinh trong năm học mới.
* PV: Thưa ông, ngoài việc có được chỗ học trong năm học mới, người dân còn lo lắng là liệu học phí có tăng hay không?
* PV: Thưa ông, ngoài việc có được chỗ học trong năm học mới, người dân còn lo lắng là liệu học phí có tăng hay không?
|
Ông HUỲNH CÔNG MINH: Thực hiện Nghị quyết 11/2011/NQ-CP của Chính phủ, các trường công lập tại TP.HCM đảm bảo chắc chắn không tăng học phí trong năm học tới. Riêng các trường quốc tế, trường ngoài công lập còn tùy thuộc vào sự thương lượng giữa phụ huynh và nhà trường. Tuy nhiên, Sở GD-ĐT cũng vận động các trường này giữ ổn định mức học phí, đúng như chủ trương bình ổn giá trong các lĩnh vực khác của xã hội.
* Nhưng thưa ông, việc thương lượng sẽ không có tính bắt buộc, còn phụ thuộc vào các trường có nghiêm túc thực hiện hay không. Hàng năm vẫn có tình trạng các trường ngoài công lập giữ mức học phí cũ trong học kỳ 1 để thu hút người học, nhưng sang học kỳ 2 lại tăng lên. Lúc đó, ai sẽ là người bảo vệ quyền lợi cho người học?
* Theo quy định, trường công lập muốn điều chỉnh học phí phải thông qua địa phương như UBND, HĐND nhưng trường ngoài công lập không bắt buộc làm theo quy trình này. Chúng ta phải thực hiện đúng quy định của pháp luật là vận động, khuyến khích các trường thực hiện tốt ổn định học phí, đảm bảo chất lượng và uy tín của bản thân trường.
Sự thương lượng ở đây không phải ngồi mặc cả với nhau mà phụ huynh có quyền so sánh rồi lựa chọn ngôi trường có mức học phí, chất lượng giáo dục phù hợp nhất mà các trường đã công khai. Thực tế, Sở GD-ĐT vận động giữ ổn định mức học phí thì các trường ngoài công lập vẫn chấp hành, cùng chia sẻ khó khăn. Tuy nhiên, với những trường hợp quá đáng mà phụ huynh, báo chí phản ánh thì Sở GD-ĐT sẽ can thiệp để giữ quyền lợi cho người học.
* Nhưng thưa ông, việc thương lượng sẽ không có tính bắt buộc, còn phụ thuộc vào các trường có nghiêm túc thực hiện hay không. Hàng năm vẫn có tình trạng các trường ngoài công lập giữ mức học phí cũ trong học kỳ 1 để thu hút người học, nhưng sang học kỳ 2 lại tăng lên. Lúc đó, ai sẽ là người bảo vệ quyền lợi cho người học?
* Theo quy định, trường công lập muốn điều chỉnh học phí phải thông qua địa phương như UBND, HĐND nhưng trường ngoài công lập không bắt buộc làm theo quy trình này. Chúng ta phải thực hiện đúng quy định của pháp luật là vận động, khuyến khích các trường thực hiện tốt ổn định học phí, đảm bảo chất lượng và uy tín của bản thân trường.
Sự thương lượng ở đây không phải ngồi mặc cả với nhau mà phụ huynh có quyền so sánh rồi lựa chọn ngôi trường có mức học phí, chất lượng giáo dục phù hợp nhất mà các trường đã công khai. Thực tế, Sở GD-ĐT vận động giữ ổn định mức học phí thì các trường ngoài công lập vẫn chấp hành, cùng chia sẻ khó khăn. Tuy nhiên, với những trường hợp quá đáng mà phụ huynh, báo chí phản ánh thì Sở GD-ĐT sẽ can thiệp để giữ quyền lợi cho người học.
Theo sggp
Bình luận (0)