Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

TP.HCM: Không thể để ngành logistics phát triển manh mún

Tạp Chí Giáo Dục

TP.HCM có nhiu điu kin đ phát trin ngành logistics – đưc xác đnh là ngành dch v có giá tr gia tăng cao. Tuy nhiên, hin các doanh nghip (DN) logistics đang hot đng kiu t phát, manh mún. Theo đó đã đến lúc TP.HCM phi quy hoch li ngành này, nếu làm tt thì logistics s tr thành nhóm dch v ch lc ca TP.


TP.HCM s đu tư đ phát trin ngành logistics xng tm vi v trí, vai trò đu tàu kinh tế c nưc

Logistics đang hot đng t phát

Báo cáo chuyên đề “Đề án phát triển ngành logistics trên địa bàn TP.HCM đến năm 2025, định hướng đến 2030”, ông Bùi Tá Hoàng Vũ – Giám đốc Sở Công thương TP – cho biết, theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, chỉ số năng lực logistics Việt Nam năm 2018 đạt vị trí 39/160 quốc gia và vùng lãnh thổ, tăng 25 bậc so với 2016, vươn lên vị trí thứ 3 trong ASEAN, sau Singapore và Thái Lan.

Tại TP.HCM, tốc độ tăng trưởng doanh thu dịch vụ logistics của DN năm 2018 đạt 12%, năm 2019 đạt 14,7%. Tỷ trọng đóng góp của logistics vào GRDP năm 2021 ước đạt 8,6%; 16,1% vào 9 ngành dịch vụ. Tuy nhiên, logistics chưa thể hiện hết tiềm năng so với quy mô, vai trò, vị thế của TP. Vai trò của logistics rất quan trọng. Cũng như ngành ngân hàng và một số ngành khác, logistics là một mấu của nền kinh tế bắt đầu từ khai thác, sản xuất đến điểm cuối là người tiêu dùng. Nói cách khác là đảm bảo chất lượng trong toàn bộ quá trình vận động của sản phẩm và hàng hóa từ nơi này đến nơi kia. Tuy nhiên hiện nay hệ thống giao thông, đường vành đai chưa hoàn thành và chưa đồng bộ; hạ tầng đầu tư chậm chưa theo kịp tốc độ phát triển lưu lượng vận tải, thường tắc nghẽn các tuyến đường bộ đến các cảng Cát Lái, ICD Trường Thọ… Hiện chỉ có đường sắt Bắc – Nam đang khai thác nhưng sản lượng còn hạn chế. Tính kết nối cảng biển, hàng không kém. Tiêu chuẩn kỹ thuật cơ sở hạ tầng lạc hậu và thiếu vốn đầu tư. Ga cảng hàng không của Công ty CP dịch vụ hàng hóa Sài Gòn đã khai thác 70% công suất, dự báo 3 năm tới sẽ hết công suất; ga của Công ty cổ phần dịch vụ hàng hóa Tân Sơn Nhất đã hết công suất. Mặt khác, ga cảng hàng không trên địa bàn TP chưa phát triển theo mô hình ga cảng hàng không nối dài…

Theo ông Vũ, cả nước có 3.000 DN logistics, trong đó 54% DN tập trung tại TP.HCM, tuy nhiên nguồn nhân lực chưa đáp ứng nhu cầu về số lượng và chất lượng. Bên cạnh đó, các DN logistics thông tin chưa minh bạch, rõ ràng, quy trình chưa được chuẩn hóa; DN phân mảnh và manh mún, DN logistics nhỏ – siêu nhỏ – vừa chiếm đến hơn 90%. Mức độ đầu tư công nghệ thông tin còn kém. Các chi phí thu chưa thống nhất và còn cao. Hạ tầng kho và kho lạnh chưa phát triển…

Logistics có th tr thành nhóm dch v ch lc

Theo ông Vũ, Nhà nước đã ban hành chủ trương, chính sách về logistics để sớm đưa lĩnh vực này trở thành một ngành dịch vụ mũi nhọn, đóng góp tích cực vào cải thiện năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.

Tại TP.HCM, cuối năm 2020, UBND TP đã phê duyệt Đề án phát triển ngành logistics trên địa bàn đến năm 2025, định hướng đến 2030. Tháng 10-2021, UBND TP ban hành kế hoạch tổng thể phát triển ngành logistics trên địa bàn TP.HCM đến 2025, định hướng 2030. Năm 2022, TP tiếp tục có kế hoạch chuyển đổi số logistics giai đoạn 2022-2025, định hướng đến 2030.

Với những đề án, kế hoạch đưa ra nhằm mục tiêu phát triển ngành logistics TP với tốc độ tăng trưởng doanh thu dịch vụ đến năm 2025 đạt 15%, năm 2030 đạt 20%; Tỷ trọng đóng góp của ngành vào GRDP TP đến năm 2025 đạt 10% và đến năm 2030 đạt 12%; Góp phần kéo giảm tỷ lệ chi phí logistics cả nước so với GDP quốc gia đến năm 2025 khoảng 10% – 15%; Tăng tỷ lệ thuê ngoài dịch vụ logistics đến năm 2025 đạt 60%, năm 2030 đạt 70%; Tăng tỷ lệ DN logistics…

Để thực hiện các mục tiêu, 6 nhóm giải pháp phát triển ngành logistics TP.HCM được đưa ra. Bao gồm, phát triển kết cấu hạ tầng logistics; ứng dụng công nghệ thông tin; phát triển nguồn nhân lực; xúc tiến sử dụng dịch vụ logistics; hợp tác liên kết vùng; hoàn thiện cơ chế, chính sách.

Theo đó sẽ hình thành hệ thống trung tâm logistics, bao gồm các trung tâm logistics Khu Công nghệ cao; Cát Lái – Phú Hữu; Linh Trung; Long Bình; Củ Chi; Hiệp Phước; Tân Kiên. Các trung tâm logistics được đầu tư hiện đại, bố trí ở những vị trí phù hợp kết nối hạ tầng giao thông, nguồn hàng và hình thành dịch vụ logistics liên kết vùng. Các trung tâm này sẽ thực hiện dịch vụ vận tải; dịch vụ kiểm tra chuyên ngành; hệ thống kho bãi và các dịch vụ logistics; khu vực dịch vụ hỗ trợ.

Theo Đề án phát triển ngành logistics trên địa bàn TP.HCM đến 2025 định hướng đến 2030, ngành logistics trên địa bàn TP giữ vị trí đặc biệt quan trọng trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước; giúp vận chuyển toàn bộ hàng hóa lưu thông giữa các tỉnh, thành qua địa bàn TP.HCM, phân phối hàng hóa cho trên 10 triệu cư dân TP và kết nối 2 chiều xuất khẩu – nhập khẩu giữa hàng hóa trong nước với thị trường quốc tế.

Nhìn chung DN logistics TP.HCM có ưu thế về hoạt động nội địa, chủ yếu cung cấp dịch vụ logistics giản đơn 2PL (cung cấp dịch vụ logistics bên thứ hai), đóng vai trò như vệ tinh cho các DN cung cấp dịch vụ logistics tích hợp (3PL, 4PL) của nước ngoài. DN logistics TP có quy mô nhỏ và vừa nên thường gặp khó khăn về vốn đầu tư, đào tạo – giữ chân nguồn nhân lực chất lượng cao. Ngoài ra, ứng dụng công nghệ thông tin cũng còn nhiều hạn chế, phần lớn website DN logistics TP thiếu các tiện ích mà khách hàng cần dùng như công cụ theo dõi đơn hàng, xem lịch tàu…

Hiện nay, các DN logistics TP.HCM đang phấn đấu nâng cấp độ cung cấp dịch vụ logistics lên 3PL và 4PL, phát triển logistics điện tử và quản trị chuỗi cung ứng hiệu quả. Việc TP.HCM hoạch định chiến lược ngành logistics, xác định các địa điểm đầu tư, phát triển trung tâm logistics đang mở ra cơ hội giúp nâng cao trình độ phát triển của ngành logistics TP lên tầm cao mới, sớm có được những DN logistics đạt cấp độ 3PL – 4PL để cung cấp chuỗi dịch vụ logistics tích hợp và tham gia sâu rộng hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Ông Vũ cho rằng, có rất nhiều việc phải làm trong giai đoạn sắp tới. Giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin cần có sự kết hợp chương trình chuyển đổi số của TP. Chuyển đổi số trong lĩnh vực logistics trên địa bàn TP đang thực hiện bởi yêu cầu cụ thể của DN, cạnh tranh bằng dịch vụ chứ không phải bằng đơn hàng. Phải có sự kết nối các nguồn lực, quan tâm đào tạo ngành logistics, trong đó chú trọng kỹ năng, tay nghề nhân lực.

Hoạt động logistics trên địa bàn TP đang tự phát nên rất cần sự tác động của cơ quan quản lý Nhà nước để tối ưu hoạt động, giảm chi phí vận chuyển; đây còn là nguồn gia tăng nguồn thu cho TP. Nếu làm tốt thì logistics có thể trở thành nhóm dịch vụ chủ lực của TP.HCM nói riêng, cả nước nói chung.

Ông Vũ nhấn mạnh, điều kiện phát triển ngành logistics là rất lớn. Bởi ngành này được hình thành trong quá trình phát triển kinh tế TP từ cơ sở hạ tầng, nguồn lực DN. Hơn hết, với trách nhiệm, đòi hỏi TP.HCM phải có những dịch vụ đảm bảo được vị trí, vai trò đầu tàu kinh tế cả nước.

Minh Phương

Bình luận (0)