Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

TP.HCM: Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư lâu dài

Tạp Chí Giáo Dục

Ông Võ Văn Hoan – Phó Ch tch UBND TP.HCM – cho hay, TP s tiếp tc bo tr cho cng đng doanh nghip nhanh hơn, sm hơn vi nhng lĩnh vc có liên quan mà Ngh đnh 84 ca Chính ph (v thí đim phân cp qun lý Nhà nưc mt s lĩnh vc cho chính quyn TP.HCM) đã cho phép.

TP.HCM ưu tiên tập trung đầu tư hạ tầng, trong đó có Cảng quốc tế Cần Giờ. Ảnh: IT

Nhiu chính sách to đng lc cho tăng trưng bn vng

Theo ông Hoan, bức tranh kinh tế thế giới có sự thay đổi, biến động mạnh như việc tái cấu trúc chuỗi cung ứng trong thời gian qua đang có sự dịch chuyển từ Trung Quốc sang Ấn Độ và các nước Đông Nam Á.

Việc thay đổi các hành vi, thói quen tiêu dùng thông qua thương mại điện tử, du lịch xanh gắn với các điểm đến an toàn, thân thiện. Phát triển bền vững đã trở thành xu thế bao trùm trên toàn thế giới. Kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn đang là những mô hình phát triển được nhiều quốc gia lựa chọn. Tốc độ đô thị hóa phát triển hình thành đô thị thông minh, các trung tâm tài chính đổi mới sáng tạo giữa các TP lớn đang ngày càng phát triển mạnh mẽ…

Trong bối cảnh đó, TP.HCM đã ban hành kế hoạch hành động tăng trưởng xanh giai đoạn 2024-2030 nhằm thực hiện chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh, hướng đến phát triển bền vững giai đoạn 2021-2030. TP đã và đang xây dựng các định hướng, chính sách nhằm tạo động lực cho tăng trưởng bền vững, tối ưu hóa kinh tế, công nghệ và năng lượng.

Trong đó, TP.HCM tập trung thúc đẩy các ngành công nghiệp có giá trị gia tăng cao. Đặc biệt các lĩnh vực công nghệ cao, dịch vụ tài chính xanh, công nghiệp xanh; khuyến khích doanh nghiệp chuyển đổi từ sản xuất truyền thống sang các mô hình sản xuất tiên tiến, sạch và bền vững.

“TP.HCM và các tỉnh thành sẵn sàng hợp tác, đồng hành cùng các doanh nghiệp. Đặc biệt doanh nghiệp FDI trong giải quyết các vấn đề khó khăn vướng mắc liên quan đến chính sách, hỗ trợ nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Qua đó, khuyến khích các doanh nghiệp có sự cam kết đầu tư dài hạn, chiến lược tại TP.HCM, vùng Đông Nam bộ và đồng bằng sông Cửu Long”, ông Hoan khẳng định.

Ngoài ra, TP.HCM cũng có những chính sách để thúc đẩy tăng trưởng xanh, chuyển đổi số, các lĩnh vực công nghiệp mới như công nghệ cao, trí tuệ nhân tạo, chip bán dẫn vi mạch điện tử… Nghị định 84 cho những cơ chế để TP xây dựng chính sách hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp tham gia vào các lĩnh vực này. Định hướng của TP.HCM đang đáp ứng được xu thế phát triển hiện tại, cả tăng trưởng xanh và chuyển đổi số.

“TP.HCM cũng đã xin Trung ương và được cho phép đầu tư xây dựng một cảng trung chuyển container quốc tế tại huyện Cần Giờ. Cảng này không phải là trung chuyển hàng hóa từ nước ngoài vào Việt Nam mà là cảng trung chuyển hàng hóa đi khắp các nước ở khu vực Đông Nam Á và các nước khác trên thế giới. Cảng lớn, cần nhà đầu tư lớn để làm dự án chính nhưng cũng cần nhiều nhà đầu tư thứ cấp để tham gia các hạng mục. Mong các doanh nghiệp có thể nghiên cứu một hệ thống cảng của khu vực phía Nam đồng bằng sông Cửu Long để chúng ta lựa chọn vị trí tham gia đầu tư và phát triển. Đây cũng là một cơ hội lớn cho các nhà đầu tư nước ngoài”, ông Hoan nói.

Ưu tiên đu tư h tng

Theo ông Trần Anh Đức – chuyên gia kinh tế, hạ tầng đường bộ, giao thông kết nối của TP có nhiều vấn đề, thường xuyên xảy ra kẹt xe. Hạ tầng đường bộ xung quanh TP vẫn chưa đáp ứng nhu cầu thực tế, chưa đạt tiêu chuẩn như các khu vực phía Bắc. Đường sông có rất nhiều tiềm năng nhưng chưa được khai thác hiệu quả. Bên cạnh đó, việc xếp hàng dài chờ đợi tại quầy xuất nhập cảnh ở Sân bay Tân Sơn Nhất tác động tiêu cực đến ấn tượng đầu tiên và cuối cùng của du khách và hình ảnh quốc tế của TP.HCM.

“Khi nhà đầu tư vừa đặt chân đến Việt Nam và thấy cảnh xếp hàng dài, chờ quá mất thời gian là một cái chưa tốt. TP cần nghiên cứu và có phương án giải quyết”, ông Đức nói.

Không những vậy, theo ông Đức, TP.HCM còn có nhiều hạn chế trong việc đổi mới công nghệ, chuyển đổi số và đa dạng hóa chuỗi cung ứng (logistics) của các doanh nghiệp. Hiện trên địa bàn TP.HCM cũng chưa thực sự có một trung tâm logistics với quy mô lớn, áp dụng công nghệ hiện đại. Việc chuyển đổi sang xe điện trên địa bàn TP.HCM cũng chưa rõ nét.

Theo ông Đức, những khó khăn, hạn chế nói trên đang cản trở đầu tư vào Việt Nam. Điều quan trọng là phải giải quyết các tồn đọng này để thu hút các doanh nghiệp FDI đầu tư vào TP…

Liên quan đến vấn đề này, ông Võ Khánh Hưng – Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải TP.HCM – cho biết, hiện TP đã hoàn thành 2/5 tuyến cao tốc (TP.HCM – Trung Lương và Long Thành – Dầu Giây). Bên cạnh đó, đang xây dựng cao tốc Bến Lức – Long Thành, đường vành đai 2 và đang triển khai đầu tư đường vành đai 3.

Ngoài ra, một số tuyến đường nối các tỉnh như quốc lộ 1, quốc lộ 1K, quốc lộ 50, quốc lộ 22… đang được nghiên cứu nâng cấp, mở rộng theo quy hoạch. Đường sắt đô thị số 1 dự kiến hoàn thành vào cuối 2024; đường sắt đô thị số 2 phấn đấu đưa vào khai thác trong giai đoạn 2026-2030; các tuyến đường sắt khác, TP.HCM đang đầu tư, kêu gọi đầu tư.

Về đường thủy, bên cạnh việc duy trì và cải tạo các luồng tuyến giao thông hiện hữu, TP đã đưa vào hoạt động các tuyến vận tải đường thủy như Sài Gòn – Cần Giờ, TP.Vũng Tàu; phà biển Cần Giờ – Vũng Tàu; Cần Giờ – Cần Giuộc… Bên cạnh đó, TP cũng đã cơ bản di dời các khu bến cảng trên sông Sài Gòn theo quy hoạch, phát triển khu đô thị công nghiệp cảng Hiệp Phước.

“Trong giai đoạn 2020-2030, TP ưu tiên tập trung đầu tư các dự án vành đai, cao tốc, quốc lộ, các dự án trọng điểm để tăng cường liên kết vùng, góp phần phát triển kinh tế – xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh”, ông Hưng nói.

Nói về việc chuyển đổi các phương tiện vận tải từ xăng dầu sang chạy bằng điện, ông Hưng cho hay, trước mắt, TP.HCM phân đề án kiểm soát khí thải thành 2 giai đoạn. Giai đoạn 1, xây dựng kế hoạch chuyển đổi phương tiện giao thông công cộng (chủ yếu là xe buýt) đang dùng xăng dầu sang dùng điện. Trong kế hoạch, từ nay đến năm 2030, toàn bộ xe buýt của TP.HCM sẽ được chuyển đổi sang dùng điện.

Giai đoạn 2, TP.HCM đang nghiên cứu để đưa các loại hình phương tiện còn lại như taxi, ô tô công nghệ, xe máy công nghệ, thậm chí cả xe cá nhân chuyển sang sử dụng điện. TP.HCM đang phối hợp với các tỉnh lân cận về cách thức tổ chức thực hiện hệ thống hạ tầng trạm sạc.

Riêng về tình trạng quá tải tại Sân bay Tân Sơn Nhất, ông Nguyễn Công Hoàn – Phó Giám đốc Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất – cho biết, sân bay hiện có công suất thiết kế nhà ga là 28-30 triệu lượt khách/năm. Tuy nhiên, sân bay đang khai thác khoảng 41 triệu lượt khách/năm, vượt công suất thiết kế. Hiện sân bay đang phát triển xây nhà ga T3 với khoảng 24 triệu khách/năm. Dự kiến đưa vào khai thác vào 30-4-2025, cải thiện việc xếp hàng chờ đợi ở sân bay.

Văn Hưng

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)