Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

TP.HCM kiến nghị cơ chế chính sách đặc thù trong dạy và học tiếng Anh

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

TP.HCM hin trin khai đa dng các chương trình dy và hc tiếng Anh trong nhà trưng, giúp ph huynh hc sinh có nhiu cơ hi la chn phù hp vi nhu cu. Khi thc hin Kết lun s 91 ca B Chính tr, TP.HCM kiến ngh thêm cơ chế chính sách đc thù trong dy và hc tiếng Anh.

Học sinh TP.HCM trong giờ học tiếng Anh tích hợp

Đa dng các chương trình dy và hc tiếng Anh trong nhà trưng

Trao đổi với phóng viên về các chương trình dạy và học tiếng Anh của TP.HCM trong suốt thời gian qua, ông Nguyễn Bảo Quốc – Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM thông tin, từ nhiều năm qua, việc giảng dạy tiếng Anh trong các trường công lập tại TP.HCM được triển khai với nhiều hình thức như chương trình tiếng Anh theo Chương trình GDPT 2018 và các chương trình nhà trường, các nội dung dạy học tăng cường với sự tham gia của các đơn vị, tổ chức được tham gia giảng dạy tiếng Anh trên địa bàn TP. Các chương trình có ưu điểm giúp học sinh làm quen và phát triển bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. Khi hoàn thành chương trình các cấp học, học sinh sẽ đạt được các trình độ tương ứng theo Khung năng lực ngoại ngữ theo quy định (Khung năng lực 6 bậc của Bộ GD-ĐT: Học sinh lớp 5 sẽ đạt trình độ bậc 2; học sinh lớp 9 sẽ đạt trình độ bậc 3; học sinh lớp 11 sẽ đạt trình độ bậc 3+).

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế và đứng trước yêu cầu đổi mới toàn diện giáo dục, ông Quốc cho biết, TP.HCM xác định việc dạy các môn toán và khoa học tự nhiên bằng tiếng Anh không chỉ giúp học sinh phát triển kỹ năng tư duy bằng ngoại ngữ, mà còn tạo điều kiện cho các em tiếp cận tri thức toàn cầu trong các lĩnh vực khoa học cơ bản như toán học, vật lý, hóa học, sinh học. Điều này đặc biệt hữu ích trong việc trang bị cho học sinh kiến thức và kỹ năng cần thiết để hòa nhập với xu hướng phát triển quốc tế.

Theo ông, trước khi thực hiện Chương trình GDPT 2018, Sở GD-ĐT TP.HCM đã triển khai chương trình ngoại ngữ và các chương trình tăng cường ngoại ngữ tại trường học theo hướng dẫn của Bộ GD-ĐT và UBND TP phê duyệt. Tiếp tục tuyển dụng giáo viên ngoại ngữ, chú trọng tuyển dụng giáo viên tiếng Anh và các ngoại ngữ khác có trình độ cao. Tiếp tục triển khai chương trình tiếng Anh Đề án (lớp 1, 2 và 3 chương trình tiếng Anh tự chọn theo các tựa sách đã được bộ thẩm định với thời lượng 2 tiết/tuần), triển khai tiếng Anh tăng cường học sinh lớp 1-5 trong toàn TP (đã thực hiện từ năm học 2015), chủ yếu sử dụng bộ sách Family and Friends của Oxford.

TP.HCM đã thực hiện dạy các chương trình tiếng Anh cho cấp THCS và THPT như sau: Chương trình tiếng Anh hệ 7 năm, thí điểm chương trình tiếng Anh hệ 10 năm của Chương trình GDPT 2018 (học chính thức môn tiếng Anh từ lớp 3), chương trình tiếng Anh tăng cường và chương trình tiếng Anh nhà trường (theo nhu cầu đặc thù của học sinh từng trường và từng địa bàn quận huyện).

Từ năm học 2015-2016, Sở GD-ĐT TP đã ra kế hoạch đề nghị 100% học sinh lớp 1 được học tiếng Anh nên theo đó cấp THCS, THPT phải chuẩn bị lộ trình tiếp nhận các học sinh đã bắt đầu học tiếng Anh từ lớp 1 thay vì lớp 3 hoặc lớp 6.

Đặc biệt, với việc triển khai “Đề án Dạy và học các môn toán, khoa học và tiếng Anh tích hợp Chương trình Anh và Việt Nam” theo Quyết định số 5695/QĐ-UBND năm 2014 của UBND TP, cha mẹ học sinh có thêm được cơ hội lựa chọn học toán và khoa học bằng tiếng Anh để có thể phát triển năng lực tiếng Anh và các kiến thức khoa học theo chuẩn quốc tế, đáp ứng mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và yêu cầu hội nhập quốc tế.

“Các chương trình trên đã giúp học sinh tiếp xúc với tiếng Anh một cách tự nhiên và thường xuyên thông qua các môn học. Điều này không chỉ cải thiện khả năng giao tiếp, đọc hiểu, viết, mà còn giúp học sinh phát triển tư duy logic, kỹ năng phân tích và giải quyết vấn đề. Học tiếng Anh qua các môn toán và khoa học còn mở rộng cơ hội học tập và làm việc trong môi trường quốc tế, trang bị cho học sinh kiến thức và kỹ năng cần thiết bằng ngoại ngữ, hình thành tư duy, kỹ năng và thói quen sử dụng ngôn ngữ này như ngôn ngữ thứ hai trong học tập, giao tiếp” – ông Nguyễn Bảo Quốc nhấn mạnh.

Cn có cơ chế chính sách đc thù c th hóa ch trương trong Kết lun s 91

Trên cơ sở triển khai thực hiện Kết luận số 91-KL/TW của Bộ Chính trị ngày 12-8-2024, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM Nguyễn Bảo Quốc kiến nghị Bộ GD-ĐT cần có cơ chế chính sách đặc thù cụ thể hóa chủ trương trong Kết luận số 91-KL/TW và các văn bản hướng dẫn các bộ ngành, tạo hành lang pháp lý rõ ràng nhằm thúc đẩy cho việc sẵn sàng đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai.

Ngoài ra, ông cho biết, Sở GD-ĐT TP.HCM tham mưu lộ trình và tiếp tục chủ động xây dựng và triển khai các giải pháp về nội dung chương trình và tài liệu giảng dạy song ngữ cho các môn toán và khoa học tự nhiên bằng tiếng Anh: Cần tiếp tục được cập nhật và hoàn thiện; có thêm các tài liệu dạy học song ngữ đối với một số nội dung, môn học như Nội dung giáo dục địa phương, hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp trên cơ sở xã hội hóa nhằm đáp ứng yêu cầu, mục tiêu phát triển TP, tạo điều kiện cho học sinh được sử dụng tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai tại trường học.

Đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên dạy các môn học bằng song ngữ Việt – Anh, nhất là đối với giáo viên tại các trường công lập để định hướng thực hiện Kết luận số 91-KL/TW của Bộ Chính trị về thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT, ông Nguyễn Bảo Quốc cho biết: Cần tổ chức các khóa đào tạo chuyên sâu về giảng dạy các môn học khác bằng tiếng Anh, cũng như các chương trình trao đổi giáo viên với các quốc gia sử dụng tiếng Anh làm ngôn ngữ chính.

Trong đó, tập trung xây dựng cơ chế tài chính riêng cho công tác đào tạo bồi dưỡng đội ngũ công chức, viên chức ngành GD-ĐT; Xây dựng chính sách đãi ngộ, hỗ trợ kinh phí khi cử đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý tại các đơn vị sự nghiệp công lập ngành GD-ĐT tham gia chương trình đào tạo bằng tiếng Anh trình độ thạc sĩ, tiến sĩ chuyên ngành (quản lý giáo dục, khoa học tự nhiên, toán học…) ở nước ngoài; Xây dựng cơ chế đặc thù để có thể hợp đồng, chi trả cho đội ngũ giáo viên nước ngoài và người Việt Nam ở nước ngoài khi tham gia giảng dạy tại các cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn TP.HCM; Tăng cường thu hút sinh viên tốt nghiệp đại học loại xuất sắc phù hợp với chính sách đãi ngộ tài năng trẻ theo tinh thần của Nghị định số 140/2017/NĐ-CP.

Riêng về đầu tư cơ sở vật chất, và điều kiện dạy học, theo ông Quốc, TP.HCM khuyến khích xã hội hóa giáo dục, kêu gọi sự tham gia của các tổ chức, doanh nghiệp phối hợp, hỗ trợ các trường tổ chức dạy học xây dựng môi trường giao tiếp tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai. Việc hợp tác với các tổ chức quốc tế cũng có thể giúp TP.HCM thu hút thêm nguồn lực để phát triển theo định hướng tạo điều kiện cho học sinh được sử dụng tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai tại trường học.n

Đ Giang Quân

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)