Du lịch - Thể thaoDu lịch - Khám phá

TP.HCM liên kết với 13 tỉnh, thành quảng bá du lịch

Tạp Chí Giáo Dục

Chương trình liên kết phát trin du lch TP.HCM vi 13 tnh, thành đng bng sông Cu Long (ĐBSCL) đã to ra nhng kết qu đáng k. T vic liên kết này, các tnh hình thành nhng tour du lch đc đáo, hp dn góp phn nâng tm cho ngành du lch đa phương.


Du khách tìm hiu chương trình du lch ti TP.HCM

Đó là chia sẻ của các tỉnh, thành ĐBSCL tại Hội nghị tổng kết chương trình liên kết hợp tác phát triển du lịch TP.HCM và 13 tỉnh, thành ĐBSCL năm 2023 diễn ra mới đây.

Nhiu tour khám phá min Tây

Thời gian qua, chương trình phát triển du lịch TP.HCM với 13 tỉnh, thành ĐBSCL giai đoạn 2020-2030 đã tạo ra nhiều sản phẩm du lịch mới, lạ mang lại những trải nghiệm thú vị cho du khách. Có thể kể đến những tour, tuyến như: “Khám phá miền Tây mùa nước nổi”; “Khám phá làng hoa Sa Đéc”; “Hành trình khám phá và trải nghiệm Cần Thơ – TP.HCM”; “Đến đất sen hồng – Ươm mầm an nhiên”; “Hòa mình vào sắc thu Mỹ Tho – Cần Thơ”; tour “Miệt vườn Nam bộ”; “Non nước hữu tình”; “Sắc màu vùng biên”… Trong đó, tuyến sản phẩm ĐBSCL được khách hàng yêu thích nhất là Cần Thơ – Cồn Sơn – tham quan vườn trái cây – Cà Mau – Đất Mũi – Bạc Liêu – Sóc Trăng.

Nhờ việc liên kết, lượng khách du lịch đến các tỉnh thành ĐBSCL đã tăng đáng kể. Cụ thể, năm 2023, tổng lượt khách du lịch đến tham quan, du lịch trên địa bàn tỉnh Kiên Giang ước đạt 8.534.993 lượt, tăng 15,3% so với cùng kỳ, vượt 2,8% kế hoạch năm. Trong đó, khách quốc tế ước đạt 573.272 lượt, tăng 203,3% so với cùng kỳ, vượt 63,8% so với kế hoạch năm. Tổng thu từ du lịch ước đạt 17.479 tỷ đồng, tăng 65,1% so với cùng kỳ, vượt 34,5% kế hoạch.


Các bn tr chnh ti Khu du lch vưn tre Tư Sang (tnh Hu Giang)

Riêng tỉnh Hậu Giang, ông Nguyễn Văn Hòa (Phó Chủ tịch UBND tỉnh) cho biết, thông qua việc liên kết đã giúp giới thiệu các dự án đầu tư về du lịch đến các nhà đầu tư, doanh nghiệp như: Du lịch sinh thái Khu Bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng; khu du lịch Hồ Sen; khu du lịch sinh thái Kênh Lầu; khu du lịch hồ Tam Giác; khu du lịch căn cứ Thị xã ủy Vị Thanh; vùng du lịch cộng đồng Quýt đường Long Trị; làng du lịch Sinh thái – Văn hóa Tầm Vu; khu du lịch Hồ Nước Ngọt. Ngoài ra, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh cũng đã tăng cường xúc tiến, kêu gọi đầu tư thông qua việc tham dự các sự kiện du lịch, hội nghị, hội thảo ngoài tỉnh.

Về phía TP.HCM, ông Lê Trương Hiền Hòa (Phó Giám đốc Sở Du lịch TP.HCM) cho hay, liên kết, hợp tác phát triển du lịch TP.HCM và các tỉnh, thành ĐBSCL giai đoạn 2020-2030 là một trong những chương trình trọng điểm, đột phá của thành phố. “Chương trình đã xây dựng nên một thương hiệu lớn để quảng bá, xúc tiến đến các thị trường khách du lịch nội địa, quốc tế, tạo ra không gian chung cho cộng đồng doanh nghiệp du lịch, lữ hành, dịch vụ du lịch, cơ sở đào tạo du lịch với những giá trị kép và những chính sách kích cầu du lịch hấp dẫn”, ông Hòa chia sẻ.

Cn bt phá hơn na

Đại diện Công ty du lịch Vietravel khẳng định, ĐBSCL là vùng sản xuất, xuất khẩu lương thực, vùng cây ăn trái lớn nhất Việt Nam. Với hệ thống kênh rạch chằng chịt cùng rừng xanh và biển đảo đã hình thành cho ĐBSCL một hệ sinh thái kênh rạch, rừng xanh và biển đảo đa dạng. Bên cạnh đó sự giao thoa văn hóa với nhiều công trình kiến trúc văn hóa, tôn giáo, lễ hội, sự kiện của cộng đồng các dân tộc Kinh, Hoa, Khmer và Chăm tạo nên sản phẩm đặc trưng của ĐBSCL là “du lịch sinh thái, khai thác các giá trị văn hóa sông nước, miệt vườn, nghỉ dưỡng và sinh thái thái biển, đảo”. Tuy nhiên, những lợi thế, tiềm năng du lịch ĐBSCL chưa phát huy hết hiệu quả và chưa đạt được kết quả tương xứng. “Để du lịch ĐBSCL bứt phá hơn nữa trong thời gian tới, du lịch ĐBSCL cần giải quyết 5 vấn đề: Kết nối về giao thông; nâng cao chất lượng nhân lực ngành du lịch trong vùng; đảm bảo môi trường du lịch xanh sạch và thân thiện; xây dựng kế hoạch truyền thông thương hiệu du lịch trong vùng”, đại diện Vietravel góp ý.


Tour tri nghim du lch ĐBSCL

Về hướng liên kết sản phẩm du lịch giữa các tỉnh, đại diện Vietravel đề xuất nên liên kết theo chiều dọc qua 3 tuyến quốc lộ và liên kết theo chiều ngang thông qua các tỉnh lộ và các tuyến sản phẩm du lịch đường sông, hình thành mạng lưới kết nối hình “xương cá” quanh trục trung tâm. Dựa vào sơ đồ kết nối trên, có thể xây dựng được sản phẩm theo từng phân khúc, phù hợp với các đối tượng và nhu cầu khách khác nhau. Theo đó, có thể triển khai tổ hợp rất nhiều chuỗi sản phẩm du lịch kết nối giữa TP.HCM và ĐBSCL, quan trọng là mỗi tỉnh, thành trong vùng cần xác định và xây dựng được thương hiệu đặc trưng du lịch của mình, tránh trùng lắp và cạnh tranh nhau, có như vậy chuỗi liên kết sản phẩm mới thực sự phát huy hiệu quả.

Trong khi đó, ông Nguyễn Minh Triết (Giám đốc khu vực Tây Nam bộ, Công ty Lữ hành Saigontourist) cho rằng, việc khảo sát các điểm du lịch ĐBSCL còn khá mới, cơ sở hạ tầng giao thông còn hạn chế, hạ tầng dịch vụ còn thiếu. Nguồn nhân lực và một số điểm dịch vụ chưa đồng bộ nên chưa thể khai thác ngay, cần thêm thời gian để đầu tư, hoàn thiện và đào tạo tay nghề. Ngoài ra, thông tin về các điểm còn khá ít, các địa phương khu vực ĐBSCL cần cung cấp thêm hình ảnh, thông tin phục vụ việc tham khảo, tìm hiểu và đánh giá, cần chính sách giá kích cầu đủ mạnh để tạo sức hút đối với du khách. Vì vậy, các tỉnh cần tiếp tục đẩy mạnh quảng bá, chào bán và khai thác các sản phẩm du lịch hiện có. Cụ thể, mỗi tỉnh có thể thực hiện loạt phim phóng sự quảng bá các sản phẩm tour mới, các điểm đến ĐBSCL và đẩy mạnh quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội, các sự kiện trong nước và trên thế giới. Cùng với đó là phát triển các sản phẩm du lịch mới.

Hu Giang

Bình luận (0)