Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

TP.HCM: Nhà giáo góp ý cho dự thảo Luật Nhà giáo

Tạp Chí Giáo Dục

Đoàn đi biu Quc hi TP.HCM va t chc hi tho góp ý cho d tho Lut Nhà giáo vi s tham gia ca nhiu nhà giáo, cán b qun lý giáo dc ti TP.HCM.

Ông Hà Phước Thắng (Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM) cho biết các ý kiến của nhà giáo, cán bộ quản lý được ghi nhận kỹ để hoàn thiện dự thảo luật 

Chú trng thêm v k năng ngh nghip ca nhà giáo

Ngày 6-9, Chính phủ đã có tờ trình chính thức trình Quốc hội về dự thảo lần 5 Luật Nhà giáo, với 9 chương và 71 điều. Đáng chú ý, dự thảo lần 5 của Luật Nhà giáo đã bãi bỏ quy định nhà giáo phải có chứng chỉ hành nghề được nêu ra trong các lần dự thảo trước đó. Đặc biệt, dự thảo lần 5 đã bổ sung quy định về điều động, biệt phái giáo viên. Trên hết là làm rõ hơn về quy định độ tuổi nghỉ hưu của giáo viên mầm non, giáo viên giảng dạy tại các cơ sở giáo dục khuyết tật, trong đó nêu rõ: “Nhà giáo giảng dạy, giáo dục tại các cơ sở giáo dục mầm non, trường lớp dành cho người khuyết tật, nhà giáo bị suy giảm khả năng lao động; nhà giáo dạy thực hành đối với các nghề thuộc danh mục nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo quy định của pháp luật; nhà giáo làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 5 năm so với quy định và không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi”.

Tại hội thảo, ông Trần Anh Tuấn (Phó Chủ tịch Hội Giáo dục nghề nghiệp TP.HCM) mong muốn Luật Nhà giáo cần gọn hơn, không dàn trải, miên man mà có sự tập trung vào các nội dung để nâng cao chất lượng giáo dục. Ông đồng thời kiến nghị cần nói rõ hơn vị trí của nhà giáo trong luật; cần quy định những điều cơ bản về chuẩn mực đạo đức nhà giáo, chú trọng về kỹ năng nghề nghiệp của nhà giáo gắn với sự thích ứng nhanh chóng của thực tiễn chứ không chỉ dừng ở trình độ như hiện nay. Đặc biệt, luật cần cụ thể hóa hơn nữa vai trò của cơ quan quản lý Nhà nước trong việc bảo vệ nhân phẩm, tính mạng của giáo viên, học sinh, nâng cao năng lực ứng xử, đạo đức nhà giáo…

Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM Nguyễn Văn Hiếu góp ý cho dự thảo Luật Nhà giáo

Riêng về lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp, ông Tuấn kiến nghị cần được chú trọng nhiều hơn trong Luật Nhà giáo, gắn với chiến lược phát triển nghề nghiệp quốc gia. Đề nghị bổ sung những tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn cán bộ quản lý, nhà giáo trong giáo dục nghề nghiệp…

Trong khi đó, cô Tiền Mỹ Tú (Giám đốc Trung tâm GDTX tiếng Hoa, Sở GD-ĐT TP.HCM) lại kiến nghị Luật Nhà giáo cần đưa thêm vào một số nội dung của Luật An ninh mạng để ít nhiều ngăn chặn, bảo vệ nhân phẩm nhà giáo trước sự phát triển của mạng xã hội như hiện nay.

Đại diện Trường Mầm non Thành phố đánh giá dự thảo lần 5 Luật Nhà giáo đã có nhiều thay đổi, thể hiện sự lắng nghe góp ý từ cơ sở, đặc biệt là điều chỉnh về chế độ nghỉ hưu đối với giáo viên mầm non, có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 5 năm so với quy định. Dù vậy, đại diện trường này kiến nghị luật cần có sự rõ ràng hơn về chế độ chính sách nếu giáo viên nghỉ trước 55 tuổi thì có được hưởng chế độ không, để tạo thuận lợi cho giáo viên cống hiến. Bởi thực tế, đa phần giáo viên mầm non muốn nghỉ hưu ở tuổi 55 do áp lực công việc nhưng không ít cán bộ quản lý lại mong muốn tiếp tục được gắn bó thêm…

Kiến ngh thêm nhiu chính sách

Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM Nguyễn Văn Hiếu đánh giá dự thảo lần 5 Luật Nhà giáo đã có nhiều thay đổi, ghi nhận những góp ý của đội ngũ nhà giáo, đáp ứng được nhiều điều thực tế. Trước đây chúng ta rất khó khăn trong việc điều động nhà giáo thì hiện nay có hẳn một nội dung điều động nhà giáo trong dự thảo.

Ông Trần Anh Tuấn (Phó Chủ tịch Hội Giáo dục nghề nghiệp TP.HCM) mong muốn Luật Nhà giáo cần ngắn gọn, không dàn trải, tập trung vào các nội dung để nâng cao chất lượng giáo dục

Tuy nhiên, ông Hiếu cho rằng trong chính sách ưu tiên tiền lương, đãi ngộ và các đối tượng thì đề nghị nên nhóm thành 2 loại là điều kiện làm việc và tính chất nghề nghiệp. Ví dụ ở bậc mầm non, nhà giáo công tác tại các vùng đặc biệt khó khăn, dân tộc thiểu số thì nhà giáo công tác tại đó gom chung thành nhóm. Nhóm thứ 2 là tính chất công việc, ví dụ giáo viên dạy các trường chuyên biệt, giáo viên các trường chuyên biệt khác. Song song đó, ông Hiếu đề nghị bổ sung chức danh giáo viên trường chuyên biệt hoặc trung tâm hòa nhập trong dự thảo luật. Thực tế hiện nay trường sư phạm có đào tạo khoa giáo dục đặc biệt, và TP.HCM cũng có trung tâm hỗ trợ hòa nhập người khuyết tật, Bộ GD-ĐT có hẳn thông tư hướng dẫn hoạt động của trung tâm, song chưa có chức danh nghề nghiệp của vị trí này.

Đặc biệt, ông Hiếu đề nghị trong chính sách thu hút nhà giáo của dự thảo luật bổ sung thêm đối tượng được ưu tiên là nhà giáo giảng dạy ở các môn ngoại ngữ, âm nhạc, mỹ thuật. Đồng thời giao cho tỉnh/thành phố xây dựng chế độ thu hút luôn để địa phương dễ dàng thu hút, có chính sách thu hút phù hợp với ngành nghề đặc thù. Nếu không đưa vào Luật Nhà giáo thì rất khó khăn trong việc thu hút giáo viên các bộ môn này. “TP.HCM là nơi có điều kiện tốt nhưng về giáo viên tiếng Anh vẫn thiếu, giáo viên mỹ thuật, âm nhạc cũng không tuyển dụng được. Cần có chế độ chính sách ưu tiên cho các đối tượng này thì học sinh khi hướng nghiệp, các em có năng khiếu mới có thể nghiên cứu chọn lựa định hướng này”, ông Hiếu nói.

Một điều nữa đặt ra trong dự thảo luật là quy định cán bộ quản lý được nghỉ hè như giáo viên là 8 tuần. Với quy định này, theo ông Hiếu là rất khó khăn, rất khó thực hiện. Bởi hiện nay cán bộ quản lý các trường được quy định là công chức, thời gian làm việc của công chức không có nghỉ hè. Tuy nhiên, nếu quy định cán bộ quản lý được nghỉ hè như giáo viên là 8 tuần thì giả sử khi điều động thì cán bộ quản lý nói đang trong thời gian nghỉ hè, không làm việc, rất khó điều động.

Bài, ảnh: Thành Nam

Bình luận (0)