Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

TP.HCM: Nhiều địa phương gặp khó khi đảm bảo 100% học sinh được học 2 buổi/ngày

Tạp Chí Giáo Dục

Năm hc 2024-2025, Chương trình giáo dc ph thông (GDPT) 2018 trin khai toàn bc tiu hc. Theo quy đnh, 100% hc sinh tiu hc phi đưc hc 2 bui/ngày. Tuy nhiên, nhiu đa phương trên đa bàn TP.HCM vn gp khó khăn khi thc hin ch tiêu này do áp lc v sĩ s hc sinh.

Nhiều địa phương trên địa bàn TP.HCM vẫn chưa thể đạt tỷ lệ 100% học sinh tiểu học được học 2 buổi/ngày 

Mt s qun chưa th đt t l 100% hc sinh hc 2 bui/ngày

Tại Q.12, địa phương chịu nhiều áp lực về sĩ số học sinh hàng năm, năm học 2023-2024, tỷ lệ học sinh học 2 buổi/ngày đạt 27,7% (công lập). Tỷ lệ này ở bậc THCS là 24,5%. Lãnh đạo quận thừa nhận, tỷ lệ học sinh học 2 buổi/ngày còn thấp là hạn chế của địa phương khi thực hiện Chương trình GDPT 2018.

Năm học 2024-2025, Chương trình GDPT 2018 triển khai khép kín ở 12 khối lớp phổ thông, ông Khưu Mạnh Hùng (Trưởng phòng GD-ĐT Q.12) đánh giá, áp lực về sĩ số học sinh vẫn là trở ngại lớn nhất của ngành giáo dục Q.12 khi triển khai thực hiện đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá theo yêu cầu của Chương trình GDPT 2018. Đến nay, số trường và số phòng học trên địa bàn quận chưa đủ để nâng cao tỷ lệ học sinh được học 2 buổi/ngày. Nhiều trường có sĩ số học sinh/lớp cao nên giáo viên rất vất vả trong việc giảng dạy và bao quát học sinh. Việc thiếu giáo viên tiếng Anh, tin học, công nghệ, mỹ thuật, âm nhạc… cục bộ, gây khó khăn cho các trường trong công tác tuyển dụng, bố trí giáo viên giảng dạy.

“Tỷ lệ học sinh tiểu học được học 2 buổi/ngày trên địa bàn quận còn thấp nguyên nhân là do việc triển khai thực hiện các dự án xây dựng trường học còn chậm, nhiều dự án còn gặp khó khăn khi thực hiện. Tính đến nay, toàn quận mới chỉ có 101/858 phòng học đưa vào sử dụng, đạt 11,8%”, ông Hùng chia sẻ.

Trong khi đó, tại Q.Gò Vấp, tỷ lệ học sinh được học 2 buổi/ngày trong năm học 2024-2025 ở bậc tiểu học là 91,02%. Dù vậy, sĩ số học sinh/lớp đối với các trường tiểu học trên địa bàn quận vẫn ở mức cao, trung bình lên đến 44,87 học sinh/lớp. Toàn quận có 14/16 phường có trường tiểu học công lập (21 trường công lập). Các phường chưa có trường tiểu học là phường 9 và phường 12. Theo ông Trịnh Vĩnh Thanh (Trưởng phòng GD-ĐT Q.Gò Vấp), sở dĩ dù sĩ số học sinh/lớp khá đông nhưng tỷ lệ học sinh được học 2 buổi/ngày của quận cao là do các trường học trên địa bàn quận áp dụng hình thức lớp học động, tận dụng các phòng học động để xếp lớp, cũng như linh động triển khai dạy học trên 6 buổi/tuần.

“Dự kiến, quý I năm 2025 quận sẽ đưa vào sử dụng mới trường tiểu học phường 14 (28 phòng) và trường tiểu học phường 12 (25 phòng), qua đó giảm áp lực sĩ số học sinh/lớp trên địa bàn quận”, ông Thanh nói.

Năm học 2023-2024, Q.Bình Thạnh đạt tỷ lệ 97,9% học sinh tiểu học được học 2 buổi/ngày; tỷ lệ này của bậc THCS là 93,8%. Đến năm học 2024-2025, tỷ lệ học sinh tiểu học được học 2 buổi/ngày của quận là 97,8%; THCS đạt 93,8%.

TP.HCM nỗ lực để các dự án trường học mới trong Đề án 4.500 phòng học “về đích”

Lãnh đạo Phòng GD-ĐT quận nhìn nhận, do mật độ dân số địa phương gia tăng nên ở nhiều trường tiểu học còn sĩ số học sinh cao, vượt quá 35 học sinh/lớp, điều này phần nào gây khó khăn cho nhà trường, giáo viên trong quá trình dạy học theo hướng cá thể hóa…

Đy nhanh Đ án 4.500 phòng hc “v đích”

Chương trình GDPT 2018 quy định, ở bậc tiểu học, 100% học sinh phải được học 2 buổi/ngày. Theo thống kê của Sở GD-ĐT TP.HCM, năm học 2023-2024, toàn thành phố có 10 địa phương đạt tỷ lệ 100% học sinh được học 2 buổi/ngày, gồm: Q.1, Q.3, Q.4, Q.5, Q.6, Q.7, Q.10, Q.Phú Nhuận và huyện Cần Giờ, huyện Nhà Bè. Hiện thành phố còn 11 quận/huyện và TP.Thủ Đức chưa đạt tỷ lệ theo Chương trình GDPT 2018 đặt ra.

Năm học 2024-2025, toàn thành phố có gần 627 ngàn học sinh tiểu học, giảm hơn 6.000 so với năm học 2023-2024. Tuy nhiên, đây cũng là năm Chương trình GDPT 2018 triển khai ở cả 5 khối lớp của bậc tiểu học, do vậy, áp lực về việc đảm bảo 100% học sinh được học 2 buổi/ngày vẫn là thách thức lớn với nhiều địa phương của TP.HCM, đặc biệt là các địa phương ở vùng ven hàng năm chịu áp lực lớn về gia tăng dân số cơ học cao như huyện Hóc Môn, huyện Bình Chánh, Q.Tân Phú, Q.12, TP.Thủ Đức…

Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM Nguyễn Văn Hiếu cho biết, nhìn chung, năm học 2024-2025 thành phố vẫn đảm bảo 100% con em sinh sống trên địa bàn có đủ chỗ học. Tuy nhiên, bình quân mỗi năm số học sinh tăng thêm ở các bậc học khoảng 25.000 học sinh, áp lực này làm gia tăng sĩ số học sinh/lớp vượt cao so với chuẩn, nhất là bậc tiểu học. Đồng thời, số phòng học chưa đủ để theo kịp, do đó số lượng học sinh được học 2 buổi/ngày giảm, chưa đáp ứng yêu cầu Chương trình GDPT 2018. Điều kiện về sân chơi, bãi tập, thư viện đều co hẹp lại, gây ảnh hưởng đến các lớp đang học. Việc gia tăng số học sinh nêu trên kéo theo tăng số cán bộ, giáo viên, nhân viên và tăng biên chế, dẫn đến làm tăng nguồn chi của ngân sách thành phố. Hiện nay, địa bàn một số quận/huyện có nhiều trường tiểu học có quy mô sĩ số trên 45 học sinh/lớp đã hạn chế phần nào công tác quản lý và chất lượng giảng dạy.

“Năm học 2024-2025, TP.HCM đưa vào sử dụng 23 công trình, tăng thêm 475 phòng học mới, tuy nhiên vẫn chưa thể đảm bảo tỷ lệ 100% học sinh tiểu học được học 2 buổi/ngày trên toàn thành phố. Sở GD-ĐT TP.HCM sẽ tiếp tục làm việc với từng địa phương để đẩy nhanh tiến độ triển khai Đề án 4.500 phòng học, tháo gỡ những dự án còn gặp khó khăn, vướng mắc, để các dự án trường học mới nhanh “về đích” theo đúng tiến độ, từ đó giúp các địa phương hoàn thành chỉ tiêu 300 phòng học/10.000 dân trong độ tuổi đến trường, tháo gỡ áp lực về sĩ số học sinh, gia tăng tỷ lệ học sinh được học 2 buổi/ngày theo đúng mục tiêu mà Chương trình GDPT 2018 đặt ra”, ông Hiếu thông tin.

Bài, ảnh: Thành Nam

Bình luận (0)