Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

TP.HCM: Nhiều lợi ích khi triển khai thị trường carbon

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Là mt thành ph năng đng và phát trin nhanh, TP.HCM đang phi đi mt vi nhiu thách thc v môi trưng, đc bit là vn đ ô nhim không khí (phát thi hơn 60 triu tn CO2/năm, chiếm khong 18-23% cc). Vic trin khai th trưng carbon vào năm 2028 s mang li nhiu li ích cho thành ph.


GS.TS S Đình Thành (Giám đc ĐH Kinh tế TP.HCM) phát biu ti ta đàm

GS.TS Sử Đình Thành (Giám đốc ĐH Kinh tế TP.HCM) đã nhận định điều này tại tọa đàm “Chính sách thị trường carbon, dự báo tác động và định hướng chính sách từ TP.HCM” do nhà trường tổ chức.

Công c kinh tế quan trng chng biến đi khí hu

GS.TS Sử Đình Thành cho rằng, thị trường carbon là một công cụ kinh tế quan trọng trong việc thúc đẩy giảm phát thải khí nhà kính và chống biến đổi khí hậu. Thị trường carbon được chia thành hai loại: Thị trường bắt buộc (sản phẩm là các hạn ngạch phát thải khí nhà kính) và thị trường tự nguyện (sản phẩm là các tín chỉ carbon). Thị trường carbon hoạt động dựa trên nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền”, cho phép các tổ chức mua bán, trao đổi các hạn ngạch phát thải khí nhà kính và một tỷ lệ nhất định các tín chỉ carbon.

Thị trường carbon bắt buộc đã được chứng minh là có hiệu quả nhất trong việc giảm phát thải khí nhà kính. Chẳng hạn, Hệ thống Thương mại khí thải Liên minh châu Âu (EU-ETS) là thị trường carbon bắt buộc lâu đời và thành công nhất thế giới, đã giúp giảm phát thải khí nhà kính trong khu vực EU hơn 40% kể từ năm 2005. Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới năm 2023, so với công cụ thuế carbon (dù đã phát triển từ năm 1990), thì thị trường carbon góp phần giảm khí nhà kính toàn cầu gấp ba lần và có tiềm năng phát triển mạnh mẽ trong tương lai.

Ở khu vực Đông Nam Á, hiện chỉ có Indonesia đã triển khai thực hiện thị trường carbon bắt buộc cho ngành năng lượng từ năm 2023. Việt Nam đang trong giai đoạn chuẩn bị thí điểm từ năm 2025 và sẽ chính thức vận hành từ năm 2028. Từ tháng 10-2023, Liên minh châu Âu đã ban hành cơ chế thuế carbon xuyên biên giới (CBAM – Carbon Border Adjustment Mechanism) nhằm đảm bảo sự công bằng trong cạnh tranh thương mại quốc tế và thúc đẩy giảm phát thải khí nhà kính. CBAM sẽ áp dụng thuế đối với các sản phẩm nhập khẩu vào EU dựa trên lượng khí thải khí nhà kính (trực tiếp và gián tiếp) phát thải trong quá trình sản xuất. Điều này được dự báo sẽ tác động tiêu cực đến các doanh nghiệp xuất khẩu sang EU trong ngắn hạn.

Tiềm năng, cơ hội cho TP.HCM khi áp dụng cơ chế đặc thù theo Nghị quyết 98

Là một thành phố năng động và phát triển nhanh, TP.HCM đang phải đối mặt với nhiều thách thức về môi trường, đặc biệt là vấn đề ô nhiễm không khí (phát thải hơn 60 triệu tấn CO2/năm, chiếm khoảng từ 18-23% cả nước). Việc triển khai thị trường carbon vào năm 2028, theo GS.TS Sử Đình Thành, sẽ mang lại nhiều lợi ích cho thành phố. Thứ nhất, thị trường carbon sẽ là công cụ hiệu quả giúp giảm thải khí nhà kính hướng đến đạt mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, góp phần cải thiện chất lượng môi trường và nâng cao sức khỏe cộng đồng.


Ô nhim không khí đang là mt trong nhng vn đ nan gii ca TP.HCM. Ảnh: IT

Thứ hai, thị trường carbon sẽ tạo động lực cho các doanh nghiệp đổi mới công nghệ, sử dụng hiệu quả hơn các đầu vào sản xuất, từ đó góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh. Thứ ba, thị trường carbon sẽ tạo ra cơ hội thu hút đầu tư trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, công nghệ môi trường, thu hút nguồn tài chính khí hậu quốc tế, thúc đẩy phát triển kinh tế xanh và tạo nhiều việc làm mới. Bên cạnh đó, việc tham gia vào thị trường carbon quốc tế sẽ giúp TP.HCM nâng cao vị thế quốc tế trong nỗ lực chung chống biến đổi khí hậu.

Giám đốc ĐH Kinh tế TP.HCM cũng cho rằng, việc khai thác các cơ chế, chính sách đặc thù theo Nghị quyết 98 hiệu quả sẽ giúp TP.HCM tận dụng cơ hội, giảm thiểu thách thức và góp phần thực hiện mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính, phát triển kinh tế – xã hội bền vững. Đây là lợi thế vượt trội để chính quyền thành phố khẳng định vị thế đi đầu, năng động, sáng tạo, đồng hành cùng sự phát triển của các doanh nghiệp trên địa bàn trong khi vẫn đặt lợi ích môi trường và phát triển bền vững lên hàng đầu.

Gi ý mt s chính sách phát trin th trưng carbon TP.HCM

Các báo cáo trong tọa đàm bước đầu đề ra một số gợi ý chính sách phát triển thị trường carbon ở TP.HCM. Cụ thể, để tăng cường vai trò là bên phát hành tín chỉ carbon trong thị trường carbon tự nguyện, TP.HCM có thể xem xét ưu tiên ban hành một số chính sách. Thứ nhất là chính sách quy định về nguồn vốn tài trợ và các phương thức sử dụng vốn cho hoạt động phát triển dự án phát hành tín chỉ carbon. Cơ chế tài chính rõ ràng giúp thành phố phân bổ nguồn lực công hợp lý, đồng thời đáp ứng được nhu cầu về vốn trong suốt vòng đời của dự án nhằm đảm bảo chất lượng và số lượng của tín chỉ carbon có thể phát hành. 

Thứ hai, việc triển khai các dự án phát hành tín chỉ carbon cần phải đáp ứng được yêu cầu của các cơ chế định giá carbon. Chính vì vậy, TP.HCM cần ban hành các hướng dẫn liên quan đến quản lý và vận hành dự án, trong đó cần nêu rõ vai trò của từng cơ quan trong hoạt động triển khai, theo dõi giám sát và đánh giá hiệu quả nhằm đảm bảo dự án đáp ứng được yêu cầu của các tổ chức định giá tín chỉ và phát hành thành công tín chỉ ra thị trường. Nếu các dự án phát hành thành công tín chỉ carbon thì sẽ mang đến nguồn thu lớn vào ngân sách. Chính vì vậy, TP.HCM cần có chính sách quy định rõ việc sử dụng và giám sát các nguồn thu này cho mục đích tái đầu tư vào các dự án, hoạt động bảo vệ môi trường. 

TP.HCM có thể xem xét hợp tác với các tổ chức tư nhân để tận dụng nguồn lực về tài chính, nhân sự và kỹ thuật nhằm gia tăng quy mô, hiệu quả của các dự án tiềm năng. Trong trường hợp này, TP.HCM cần ban hành chính sách quy định việc hợp tác phát triển công ty trong thị trường carbon tự nguyện nhằm bảo đảm quyền lợi và nghĩa vụ của hai bên.

Đề xuất cơ chế cho TP.HCM thích ứng với thuế carbon xuyên biên giới, các ý kiến cho rằng chính quyền thành phố cần ban hành một loại phí mới (chẳng hạn phí carbon) và sử dụng số thu từ nguồn này hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp xuất khẩu sang châu Âu. Chính quyền thành phố cần tích cực hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp đẩy nhanh tốc độ đầu tư vào những công nghệ tiên tiến, giảm phát thải carbon. Đồng thời, chính quyền thành phố cần chủ động đẩy mạnh đầu tư vào các tài sản công trên địa bàn thành phố để có thể giảm thiểu phát thải từ việc sử dụng điện, hướng đến lộ trình trở thành một nhà cung cấp tín chỉ carbon trên thị trường tự nguyện.

Vit Ngân

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)