Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

TP.HCM: Nhiều người dân vẫn đang “khát” nước sạch

Tạp Chí Giáo Dục

Đng b và chính quyn TP.HCM đã n lc đ đt đưc nhng ch tiêu quan trng v cp nưc sch, đm bo vic thoát nưc, chng ngp và tng bưc trin khai xây dng các nhà máy, trm x lý nưc thi trên đa bàn. Tuy nhiên, vn còn nhiu vn đ cn gii quyết…


Nhiu h dân  ngoi thành vn đang thiếu nưc sch

Nhiu nơi nưc máy chưa chy ti

Tại chương trình Dân hỏi – Chính quyền trả lời do HĐND TP.HCM tổ chức với chủ đề “Quản lý hoạt động cấp, thoát nước và xử lý nước thải sinh hoạt”; ông Lê Đình Đức – Phó Chủ tịch UBND huyện Củ Chi – thông tin, hiện nay huyện Củ Chi mới được cấp 119.000 đồng hồ nước thông qua mạng, hiện nay còn khoảng 20.000 hộ dân chưa được sử dụng nước sạch. Huyện kiến nghị TP chỉ đạo ngành cấp nước tiếp tục triển khai đến các xã chưa có hệ thống mạng đi qua.

Ông Nhật Long (huyện Bình Chánh) phản ánh các xã Vĩnh Lộc A, Vĩnh Lộc B, Bình Hưng vẫn chưa được cấp đồng hồ nước. Người dân cũng chưa thấy biện pháp cấp nước máy…

Không chỉ thiếu nước sạch, theo ông Lê Văn Dơi (huyện Bình Chánh) những xã có nước máy thì nước yếu, vàng đục và thường xuyên cúp nước.

Báo cáo của Tổng công ty Cấp nước Sài Gòn TNHH MTV (SAWACO) cho thấy, đơn vị đang quản lý và cung cấp nước sạch cho 20/21 quận, huyện và TP.Thủ Đức (trừ huyện Củ Chi), với lượng nước sản xuất thực tế gần 1,9 triệu m3/ngày, cơ bản đáp ứng được nhu cầu sử dụng nước của người dân TP hiện tại và tương lai gần.

Riêng địa bàn huyện Củ Chi có 13 công trình cấp nước sạch do Công ty CP Hạ tầng nước Sài Gòn quản lý; trong đó có một công trình cấp nước từ nhà máy nước Kênh Đông đang hoạt động cấp nước sạch cho toàn huyện, 12 công trình sử dụng nước ngầm dự phòng.

Thông tin thêm, ông Cao Trần Khải – Giám đốc nhà máy nước Kênh Đông – bày tỏ lo ngại tình hình thiếu nước sạch sẽ xảy ra trong vòng 2 năm tới vì vậy cần thiết phải đầu tư mở rộng nhà máy cấp nước.

“Hiện nay Kênh Đông phối hợp SAWACO và các đối tác đang kiến nghị UBND TP.HCM phê duyệt chủ trương đầu tư dự án nhà máy nước Kênh Đông 2. Mong lãnh đạo TP sớm phê duyệt dự án này”, ông Khải nói.

GS.TS Nguyễn Văn Phước – Chủ tịch Hội Nước và Môi trường TP – lo ngại quy hoạch thoát nước TP.HCM đến năm 2020 theo Quyết định số 752/QĐ-TTg của Chính phủ là cơ sở pháp lý quan trọng trong việc quản lý đầu tư xây dựng và cải tạo hệ thống thoát nước của TP nhưng đã hết thời hạn quy hoạch, trong khi điều chỉnh quy hoạch chung TP.HCM đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060 hiện đang thực hiện và chưa được trình duyệt.

Nhiều người dân cho rằng, trong điều kiện tác động từ biến đổi khí hậu cũng như nguồn nước sông bị ô nhiễm, nhiễm mặn đòi hỏi TP phải có những giải pháp đảm bảo cấp nước an toàn cho người dân. Cần có định hướng để đảm bảo cấp nước cho khoảng 14 triệu người dân TP trong tương lai.

Chun b xây 2 nhà máy nưc công sut 550.000m3

Từ năm 2020 đến nay, UBND TP.HCM đã ban hành nhiều chương trình, đề án, kế hoạch về thực hiện, quản lý hoạt động cấp, thoát nước và xử lý nước thải nhằm tăng tỷ lệ cấp nước thủy cục và xử lý nước thải, giảm khai thác nước ngầm. Đồng thời, giữ vững kết quả đạt được, không để tái ngập tại các vị trí đã được giải quyết, tập trung giải quyết ngập cho vùng trung tâm TP, cơ bản giải quyết thoát nước cho các vùng còn lại của TP.

Ông Nguyễn Thanh Sử – Phó Tổng Giám đốc SAWACO – cho biết, nguồn nước thô của TP hiện nay khai thác trực tiếp từ sông Sài Gòn và Đồng Nai. Trước tình trạng ô nhiễm, nhiễm mặn cũng như biến đổi khí hậu vừa qua, SAWACO đã đề xuất các giải pháp giám sát chất lượng nước thô ở các chỉ tiêu có nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước để có cảnh báo kịp thời. Song song đó, khâu xử lý nước có bộ phận giám sát, theo dõi để xử lý khi có tình huống xảy ra. SAWACO còn tăng cường phối hợp với đơn vị vận hành quản lý hồ thủy điện Trị An, hồ thủy lợi Dầu Tiếng để khi có sự cố sẽ xử lý kịp thời.

Trên đa bàn TP hin có gn 4.700km cng thoát nưc, 841km sông, kênh, rch phc v thoát nưc, 27 trm bơm chng ngp khi có mưa kết hp triu cưng, 14 cng kim soát ngăn triu ln, đã lp đt 467 van ngăn triu chng ngp. TP đang có 3 nhà máy x lý nưc thi tp trung và 4 trm x lý nưc thi trong khu dân cư vi tng công sut thiết kế là 644.200m3/ngày, x lý đt khong 40,8% lưng nưc thi ca TP.

Theo ông Sử, để đáp ứng nhu cầu nước sạch cho khoảng 14 triệu dân trong tương lai, SAWACO đã chủ động xây dựng đề án trình UBND TP về phát triển hệ thống cấp nước từ 2020 đến 2050. Cụ thể, từ nay đến 2025 nâng công suất các nhà máy lên khoảng 2,9 triệu m3/ngày đêm, đến 2030 là 3,6 triệu m3/ngày đêm và 2050 là 6,1 triệu m3/ngày đêm.

SAWACO cũng chủ động đầu tư nâng cấp xây mới 2 nhà máy để nâng công suất lên 550.000m3/ngày đêm là nhà máy nước Kênh Đông 2 – khoảng 250.000m2 và Thủ Đức 4 khoảng 300.000m3 sẽ đảm bảo cung cấp nước cho dân số hiện nay và dự báo tăng dân số cơ học trong tương lai. Đồng thời, tập trung nâng cấp cải tạo công nghệ xử lý mới ở các nhà máy và đang trình Sở Xây dựng, UBND TP trong việc xin cải tạo khoảng 45 trạm cấp nước giếng trên địa bàn TP.

Ông Đặng Phú Thành – Phó Giám đốc Sở Xây dựng TP – cũng cho biết, hiện có 3 đồ án quy hoạch chung TP đến 2025, quy hoạch tổng thể cấp thoát nước TP và quy hoạch hệ thống thoát nước, xử lý nước thải các khu dân cư và lưu vực sông Đồng Nai. Theo đó, các đồ án quy hoạch đều định hướng các khối lượng công việc sẽ triển khai thực hiện theo từng giai đoạn 2020, 2025 và 2030.

Theo ông Thành, có những tác nhân như biến đổi khí hậu, phát triển đô thị nhanh, hạ tầng kỹ thuật không đáp ứng tốc độ phát triển đô thị, gia tăng dân số… gây hạn chế cấp, thoát nước. Công tác quy hoạch đầu tư còn bất cập, chưa huy động được nguồn lực xã hội. Thời gian tới, Sở Xây dựng sẽ phối hợp các sở ngành tham mưu UBND TP chỉ đạo điều hành rà soát, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các đồ án điều chỉnh quy hoạch, ưu tiên thực hiện các dự án về lĩnh vực cấp, thoát nước và xử lý nước thải…

Ông Nguyễn Viết Vũ – Sở Tài nguyên và Môi trường TP – cho biết, Luật Tài nguyên nước có hiệu lực vào 1-7-2024  dành riêng một chương về xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu quản lý nguồn tài nguyên nước. TP.HCM đang từng bước thực hiện theo hướng quản lý này. TP đã ban hành kế hoạch chuyển đổi số ngành tài nguyên môi trường, trong đó có lộ trình chuyển đổi số và ứng dụng hệ thống thông tin trong quản lý nguồn tài nguyên nước. Ngoài ra, định kỳ, sở sẽ cập nhật các phần công tác quản lý, cấp phép vào hệ thống dữ liệu dùng chung của Bộ Tài nguyên Môi trường…

Linh Anh

Bình luận (0)