Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

TP.HCM: Nỗ lực xây dựng “Đại học xanh”

Tạp Chí Giáo Dục

Mi đây, Ch tch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi tng vưn cây bn đa cho Trưng Đi hc (ĐH) Khoa hc Xã hi và Nhân văn (ĐH Quc gia TP.HCM). Xây dng “ĐH xanh” nhm thiết thc góp phn thc hin đ án trng 1 t cây xanh do Chính ph phát đng là hot đng đã đưc trưng ĐH này trin khai trong đnh hưng phát trin bn vng.


Ch tch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi (ngưi th 2 t trái sang) tham gia trng cây xanh trong khuôn viên Trưng ĐH Khoa hc Xã hi và Nhân văn TP.HCM

Hiện nhiều trường ĐH đã chú ý làm “xanh” ngôi trường của mình với những hoạt động thiết thực: Trồng cây, cải tạo cảnh quan, xây dựng môi trường không rác thải, hạn chế và nói không với chất thải nhựa dùng một lần…

To ra “b tiêu chun ĐH xanh”

Để xây dựng “ĐH xanh”, bên cạnh hoạt động trồng cây, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn còn triển khai rất nhiều các dự án “phủ xanh” khác. Trước đó, tại cơ sở Linh Trung (Thủ Đức), trường ĐH này đã khánh thành “USSH’s Garden” (khu vườn cây xanh, hoa, tiểu cảnh… trong khuôn viên) và phát động thực hiện chương trình “ĐH xanh”. Theo PGS.TS Ngô Thị Phương Lan (Hiệu trưởng nhà trường), hiện nay đã có rất nhiều chương trình kêu gọi bảo vệ, giữ gìn, xây dựng cuộc sống xanh như nói không với rác thải nhựa, bảo vệ đa dạng sinh học, sử dụng năng lượng tái tạo… Tuy nhiên, tình trạng biến đổi khí hậu hiện nay đòi hỏi nhiều hơn những giải pháp thực tế và lâu dài.

Bà Lan cho biết, với trách nhiệm xã hội của mình, nhà trường đã xác định cần phải thúc đẩy việc xây dựng lối sống xanh cho toàn thể cán bộ, giảng viên và sinh viên từ đó góp phần lan tỏa rộng rãi lối sống này trong cộng đồng, xã hội.

Chương trình “ĐH xanh” do nhà trường xây dựng gồm 3 nội dung chính: Một là thực hiện các hoạt động thúc đẩy quá trình thay đổi nhận thức để thích ứng với lối sống xanh gồm: Tập huấn, tổ chức các cuộc thi về ý tưởng xanh, giữ gìn cảnh quan và vệ sinh môi trường… Thứ hai, tổ chức các hoạt động cụ thể để bảo vệ môi trường như: Phân loại rác tại nguồn, cải tạo cảnh quan, hạn chế và nói không với chất nhựa dùng một lần (bằng cách dùng dụng cụ thủy tinh đựng nước thay thế chai nhựa trong các cuộc họp, khuyến khích hạn chế ly/chai nhựa dùng một lần tại các căng tin)… Đồng thời, xây dựng không gian học tập và làm việc xanh mà khởi đầu là vườn học tập; thực hiện tiết kiệm điện, nước hướng tới dùng năng lượng tái tạo thay thế trong tương lai… Thứ ba, xây dựng văn hóa “sống xanh” với các hoạt động tác động đến sự thay đổi nhận thức và theo thời gian nhà trường sẽ hình thành văn hóa sống xanh trong nếp nghĩ, nếp làm. Đặc biệt, nhà trường sẽ tổng kết xây dựng “bộ tiêu chuẩn ĐH xanh” qua thực tiễn hoạt động để từng bước cải tiến và ứng dụng.

Cây xanh ph hơn 77% din tích khuôn viên

Ngay từ những ngày đầu hình thành cơ sở tại Q.7, Trường ĐH Tôn Đức Thắng đã hướng đến mục tiêu tạo nên một “môi trường giáo dục xanh” giữa lòng thành phố sầm uất và nhộn nhịp.

Đại diện nhà trường cho biết, là ngôi trường đầu tiên trên toàn quốc được UNESCO Việt Nam công nhận là “Khuôn viên học đường thân thiện môi trường”, Trường ĐH Tôn Đức Thắng đặc biệt chú trọng xây dựng môi trường trong lành để phục vụ người học và cán bộ, giảng viên. Trường có diện tích cây xanh chiếm hơn 77% trải dài khắp khuôn viên, đây là điều kiện thuận lợi để trường bố trí thêm bàn ghế, nhà nghỉ chân, không gian tự học cho sinh viên. Trong khuôn viên trường còn có dòng kênh tự nhiên góp phần tạo thêm không khí trong lành và trải nghiệm thoải mái cho người học.

“Còn đầu tư lâu dài và liên tục vào các cơ sở hạ tầng hiện đại, trường đồng thời chú ý phủ xanh các khu vực như sân học quốc phòng, nhà thi đấu, sân vận động đạt chuẩn quốc tế FIFA 2 sao… để đem đến trải nghiệm tốt nhất cho học tập và giảng dạy” – đại diện nhà trường chia sẻ.

Bên cạnh đó, ý thức giữ gìn vệ sinh chung, thói quen bỏ rác đúng nơi quy định đã hiện hữu trong nền nếp học tập và sinh hoạt hàng ngày của giảng viên, viên chức, sinh viên. Thời gian tới, bên cạnh việc tập trung xây dựng các cơ sở hạ tầng kỹ thuật và cập nhật trang thiết bị hiện đại, đại diện nhà trường cho hay sẽ chú trọng đầu tư nguồn nhân lực cho các dự án nghiên cứu khoa học – công nghệ, thiết kế các mô hình xử lý nước thải, góp phần cải thiện môi trường, giảm nguồn khí thải vào tự nhiên để tạo nên một ngôi trường xanh – sạch – đẹp.

Hình thành nhng “công dân xanh”

Còn tại Trường ĐH Kinh tế TP.HCM, cơ sở Nguyễn Văn Linh (phía Nam thành phố) được thiết kế theo mô hình “ĐH xanh”. Nơi đây, nhà trường định hướng tạo nên một môi trường học tập mở, sáng tạo trong không gian xanh, gần gũi với thiên nhiên. Các phòng học, thư viện được thiết kế linh hoạt, có nhiều ánh sáng với không gian mở hòa quyện với cảnh quan xung quanh nhằm khơi dậy sự sáng tạo, thoải mái cho sinh viên.


Ch tch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi (ngưi th tư t phi sang) thc hin nghi thc tng vưn cây bn đa cho Trưng ĐH Khoa hc Xã hi và Nhân văn TP.HCM

Theo thiết kế, khuôn viên cơ sở này được phủ xanh bởi các hệ thống cảnh quan, hồ nước bài trí hài hòa đi cùng với các tiện ích, khu vực học tập và thư giãn ngoài trời. Đây là một đặc điểm nổi trội mà trường ĐH nội ô khó có được. “Cùng với khuôn viên xanh, các công trình đều được xây dựng theo nguyên lý “kiến trúc xanh”, tận dụng hiệu quả năng lượng mặt trời và ưu tiên sử dụng vật liệu thân thiện với môi trường, tiết kiệm tối đa điện năng, đảm bảo phát triển bền vững” – đại diện nhà trường nhấn mạnh.

Không chỉ vậy, trường còn phối hợp Liên minh không rác Việt Nam thực hiện dự án ĐH không rác thải. Trong khuôn khổ dự án này, nhà trường triển khai rất nhiều hoạt động nhằm thay đổi nhận thức từ “bên trong” của sinh viên. Mở đầu cho dự án ĐH không rác thải, trường tổ chức cuộc thi sáng tạo nội dung “Câu chuyện của rác”, qua đó, giúp sinh viên nhận biết về vấn nạn môi trường liên quan đến rác thải. Sinh viên tham gia sáng tạo nội dung câu chuyện của riêng mình về môi trường, rác thải và lối sống xanh; tạo ra những sản phẩm truyền thông mang thông điệp tích cực nhằm thay đổi hành vi của mọi người.

Bên cạnh đó, dự án cũng thực hiện chuỗi 12 bài viết về các tác hại của rác thải, đề cập giải pháp để hướng đến lối sống xanh thông qua 4 chủ đề: Rác thải nhựa, rác thải điện tử, rác thải thời trang nhanh và rác hữu cơ. Chuỗi bài viết nhấn mạnh tác hại của thời trang nhanh đối với môi trường, đặt ra yêu cầu thay đổi thực trạng này thông qua xu hướng thời trang bền vững bằng việc tái chế các quần áo cũ, giảm thiểu lượng rác thải ra môi trường…

Đặc biệt, trường xây dựng cẩm nang “Công dân xanh” cung cấp cho sinh viên những kiến thức về lối sống xanh, không rác thải, cổ vũ sinh viên dám thay đổi vì cộng đồng trường ĐH xanh. Tham gia những hoạt động này, các sinh viên đã thừa nhận mình thay đổi được nhiều thói quen như mang theo dụng cụ đựng nước, đựng cơm lên trường thay cho việc mua cơm hộp hay ly nhựa sử dụng một lần… Dù là những thay đổi nhỏ bé hằng ngày nhưng các em tin tưởng sẽ tạo ra lợi ích lớn lao trong tương lai.

Mê Tâm

Bình luận (0)