Du lịch - Thể thaoDu lịch - Khám phá

TP.HCM phát huy thế mạnh du lịch địa phương

Tạp Chí Giáo Dục

Vi sn phm “C Chi vùng đt bình yên, thân thin, nghĩa tình” và “Tân Phú – Đi là nh”, huyn C Chi và qun Tân Phú đã góp phn vào vic đy mnh phát trin du lch đa phương theo ch đo ca UBND TP.HCM “Phát trin mi qun, huyn mt sn phm du lch đc trưng”.


Bà Phan Th Thng (Phó Ch tch UBND TP.HCM, áo đ) tham gia chương trình du lch “Tân Phú – Đi là nh

Phát trin du lch nông nghip

“Củ Chi vùng đất bình yên, thân thiện, nghĩa tình” là sản phẩm du lịch mới của huyện Củ Chi vừa được ra mắt. Với sản phẩm này, khách tham quan xuất phát tại Địa đạo Bến Dược, dâng hương tại Đền tưởng niệm Liệt sĩ Bến Dược, di chuyển bằng phương tiện canô đến với Tổ hợp tác xã vườn trái cây Trung An, xã Trung An. Tiếp đó, đoàn tham gia chạy xe đạp hoặc đi xe ngựa quanh khu vực Tổ hợp tác xã vườn trái cây Trung An thưởng thức các loại trái cây (măng cụt, chôm chôm), xem các gian hàng trưng bày và giới thiệu các sản phẩm đặc trưng của huyện, thưởng thức đờn ca tài tử.

Ông Lê Đình Đức (Phó Chủ tịch UBND huyện Củ Chi) cho biết, một trong những mục tiêu trọng tâm của huyện là khôi phục phát triển ngành du lịch huyện Củ Chi năm 2022. Trong đó, tập trung phát triển loại hình du lịch nông nghiệp trên địa bàn huyện nhằm kéo dài chuỗi sản xuất, gia tăng giá trị sản phẩm nông nghiệp, tạo thêm việc làm cho lao động nông thôn, nâng cao thu nhập từ hoạt động du lịch cho người dân; qua đó, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của huyện.


Du khách tri nghim đi xe ng C Chi

Với thế mạnh của địa phương, huyện Củ Chi sẽ đẩy mạnh phát triển du lịch trong năm 2022 và các năm tiếp theo để thu hút đầu tư, khai thác và phát huy các tiềm năng về tự nhiên, lịch sử, tay nghề của người dân nhằm phát triển mạnh ngành du lịch trên địa bàn các xã ven sông Sài Gòn. Bên cạnh đó, huyện này cũng tăng cường công tác liên kết, phối hợp, hợp tác phát triển các sản phẩm du lịch, dịch vụ du lịch giữa các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ lữ hành với các điểm du lịch, lưu trú, mua sắm, dịch vụ ăn uống, nhà vườn để giới thiệu và thu hút khách du lịch.

Để hoạt động du lịch hiệu quả, huyện Củ Chi cũng đẩy mạnh quảng bá các điểm du lịch; tổ chức các sự kiện văn hóa, lịch sử, giao lưu văn hóa giới thiệu các sản phẩm, ngành nghề đặc trưng của huyện. Đặc biệt, huyện cũng sẽ hướng tới ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động du lịch trên địa bàn đồng thời giới thiệu, hỗ trợ các điểm tham quan du lịch đủ điều kiện công nhận điểm du lịch; nâng cấp chất lượng lễ hội, trùng tu, tôn tạo và phát huy các giá trị di tích trên địa bàn huyện.

Gii thiu di sn văn hóa

Ngoài huyện Củ Chi, quận Tân Phú cũng nỗ lực cùng thành phố phát triển du lịch. Với sản phẩm “Tân Phú – Đi là nhớ” – lần đầu tiên quận Tân Phú có tên trong bản đồ du lịch TP.HCM.

Du khách sẽ được ghé thăm Địa đạo Phú Thọ Hòa, một công trình đầy sáng tạo trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ của quân và dân Lộc Hòa, Phú Thọ. Tiếp đến là chùa Pháp Vân, được xây dựng năm 1965, do Thiền sư Thích Nhất Hạnh khởi xướng.


Khách đi xe đp trên nhng cung đưng  C Chi

Ông Nguyn Công Chánh (Phó Ch tch UBND qun Tân Phú) k vng, chương trình “Tân Phú – Đi là nh” nhm lan ta nim t hào và tình yêu dành cho TP đến vi ngưi dân, cũng như truyn cm hng du lch và khám phá đim đến TP.HCM ti du khách trong nưc và quc tế.

Tòa tháp cao 14 tầng (64m) tại ngôi chùa này đang nắm giữ 3 kỷ lục Việt Nam, gồm tượng Bồ Tát Quan Âm nghìn tay nghìn mắt (ở thế đứng) bằng đồng cao nhất Việt Nam; cặp kỳ lân bằng đá hoa cương lớn nhất; kinh Bát Nhã bằng tiếng Việt (bản dịch của Thiền sư Thích Nhất Hạnh) được khắc lộng vào bộ cửa bằng gỗ sao lớn nhất.

Du khách còn được tham quan Bảo tàng sâm Ngọc Linh, nơi trưng bày hơn 400 hiện vật về giống sâm quý của Việt Nam; đồng thời được hướng dẫn tìm hiểu, cách phân biệt sâm Ngọc Linh với các loại sâm khác…

Ở đây còn có sâm cổ với tuổi đời hàng trăm năm đang được bảo tồn, gìn giữ. Bên cạnh đó, du khách còn tham quan Tu viện Vĩnh Nghiêm (quận 12), đây cũng là cơ sở 3 của Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM, với tổng diện tích khoảng 17.000m2.

Trực tiếp trải nghiệm, tham quan các sản phẩm du lịch mới của quận Tân Phú, bà Phan Thị Thắng (Phó Chủ tịch UBND TP.HCM) cho rằng, từ trước đến nay, du khách và người dân TP.HCM đã quen với những điểm đến ở khu vực trung tâm. Thông thường, khi đi làm việc, kết nối với các địa phương, TP cũng mời du khách đến tham quan và khám phá TP. Và để có những sản phẩm du lịch mới, hấp dẫn, ngành du lịch TP đã nỗ lực xây dựng những sản phẩm độc đáo, khác biệt, trong tiềm ẩn của mỗi quận, huyện đều có những khu di tích, đặc sản ẩm thực của từng quận, huyện rất phong phú. Từ đó, UBND TP đã có văn bản chỉ đạo mỗi quận, huyện phải xây dựng tour, tuyến giới thiệu sản phẩm của mình, qua đó, giới thiệu giáo dục truyền thống, nâng cao văn hóa và phát triển dịch vụ kèm theo. “Chúng tôi đã ngồi lại, lắng nghe mong muốn từ các quận huyện, các hãng lữ hành để thiết kế những sản phẩm phù hợp thị hiếu, thu hút du khách. TP.HCM không chỉ là thị trường nguồn đưa khách đi, mà còn là nơi hấp dẫn khách đến, với nhiều địa danh chưa được lan tỏa thông tin”, bà Thắng khẳng định.

Kiu Khánh

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)