Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

TP.HCM ráo riết tuyển giáo viên cho năm học mới

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Hin nay, ngành giáo dc TP.HCM đang lên kế hoch tuyn dng giáo viên cho năm hc 2023-2024. Theo đó, năm hc ti, các b môn tiếng Anh, tin hc, m thut, âm nhc… vn là nhng b môn có nhu cu tuyn dng nhiu.


Hin các đa phương trên đa bàn TP.HCM ráo riết tuyn dng giáo viên chun b cho năm hc mi (nh minh ha)

Song song với kế hoạch tuyển dụng, các đơn vị giáo dục đều chuẩn bị giải pháp để đảm bảo đủ giáo viên đứng lớp trong trường hợp không tuyển đủ giáo viên.

Đến hn… li tuyn

Năm học 2023-2024, quận Tân Bình cần tuyển đến 310 giáo viên cho các bậc mầm non, tiểu học, THCS. Tiếng Anh, tin học vẫn là các bộ môn có nhu cầu tuyển dụng nhiều nhất. Cụ thể, ở bậc tiểu học, 23 trường trên địa bàn cần tuyển đến 20 giáo viên ngoại ngữ, 21 giáo viên nhiều môn, 9 giáo viên tin học; ở bậc THCS, trong tổng số 123 giáo viên cần tuyển thì có đến 8 giáo viên tin học, 14 giáo viên lịch sử, 11 giáo viên công nghệ… Ông Trần Khắc Huy (Trưởng phòng GD-ĐT quận Tân Bình) cho hay, việc tuyển dụng giáo viên trên địa bàn quận luôn gặp khó đối với bộ môn tiếng Anh, tin học, công nghệ – là những bộ môn có nhu cầu cao khi thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở hai bậc tiểu học và THCS.

Theo ông Huy, từ năm học 2022-2023, khi tiếng Anh và tin học là hai bộ môn bắt buộc giảng dạy từ lớp 3, nhu cầu tuyển dụng ở hai bộ môn này tăng cao song nguồn tuyển rất khó. Song song với việc tuyển dụng, các đơn vị cũng căn cứ theo đặc thù trường mình để xây dựng kế hoạch đảm bảo đủ nguồn giáo viên đứng lớp trong năm học mới như hợp đồng, thỉnh giảng, san sẻ giáo viên giữa các đơn vị… trong trường hợp không tuyển đủ giáo viên.

Năm học 2023-2024, Trường Tiểu học Trung Lập Thượng (huyện Củ Chi) có nhu cầu tuyển 7 giáo viên, trong đó có 4 giáo viên dạy nhiều môn, 2 giáo viên tiếng Anh và 1 giáo viên tin học. Thầy Nguyễn Văn Tới (Hiệu trưởng nhà trường) cho hay, tiếng Anh và tin học là hai bộ môn mà suốt nhiều năm qua nhà trường đều thiếu, dù năm học nào nhà trường cũng thông báo tuyển dụng song không tuyển được. Do vậy, học sinh lớp 1 và lớp 2 của trường hiện nay vẫn chưa được học tiếng Anh, tin học. “Năm học 2022-2023, nhà trường đã được Sở GD-ĐT thí điểm triển khai mô hình lớp học số để giải quyết bài toán thiếu giáo viên. Tuy nhiên, nhà trường vẫn cần tuyển giáo viên cơ hữu nhằm đáp ứng nhu cầu và quyền lợi của học sinh lớp 1, lớp 2…”, thầy Tới chia sẻ. 

Thiếu giáo viên tiếng Anh, tin học và nghệ thuật cũng là thực tế mà các đơn vị giáo dục trên địa bàn huyện Củ Chi gặp phải trước thềm năm học mới. Theo đó, để chuẩn bị cho năm học mới, huyện Củ Chi xây dựng kế hoạch tuyển dụng 498 giáo viên, nhân viên. Trong đó, bậc mầm non cần tuyển 90 viên chức; bậc tiểu học cần tuyển 265 viên chức; bậc THCS cần tuyển thêm 137 viên chức. Cụ thể, 41 trường tiểu học trên địa bàn cần tuyển đến 75 giáo viên dạy nhiều môn, 43 giáo viên tin học, 36 giáo viên tiếng Anh; 24 trường THCS cần tuyển 17 giáo viên nghệ thuật, 19 giáo viên ngữ văn, 14 giáo viên toán và 14 giáo viên khoa học tự nhiên…

Cn hàng chc giáo viên, song ch có 1-2 ngưi ng tuyn

Năm học 2023-2024, các trường THPT trên toàn thành phố thiếu gần 300 giáo viên. Trong đó, thiếu nhiều nhất là giáo viên các bộ môn như lịch sử (43 giáo viên), ngữ văn (33 giáo viên), tiếng Anh (31 giáo viên), tin học (24 giáo viên), toán (24 giáo viên), âm nhạc (12 giáo viên), giáo dục công dân (12 giáo viên), địa lý (11 giáo viên). Hiện Sở GD-ĐT TP.HCM đã lên kế hoạch tuyển dụng giáo viên đợt 1 trước thềm năm học mới.


Tin hc, tiếng Anh và ngh thut vn là các b môn khó tuyn dng giáo viên nht (nh minh ha)

Là đơn vị có nhu cầu tuyển dụng nhiều nhất ở bậc THPT trong năm học 2023-2024, Trường THPT An Nhơn Tây (huyện Củ Chi) cần tuyển 14 giáo viên ở nhiều môn học, trong đó nhiều nhất là bộ môn lịch sử với 3 giáo viên, tiếng Anh và toán – mỗi môn 2 giáo viên, còn lại các bộ môn như địa lý, tin học, thể dục, địa lý, giáo dục công dân – mỗi môn thiếu 1 giáo viên. Thầy Nguyễn Văn Khoa (Phó Hiệu trưởng Trường THPT An Nhơn Tây) thông tin, nhà trường đã báo cáo nhu cầu tuyển dụng về Sở GD-ĐT và sẽ thực hiện tuyển dụng trong kỳ tuyển dụng tới đây. Dù vậy, do nhu cầu tuyển dụng lớn lại ở những bộ môn khó có nguồn tuyển, trong trường hợp khó có thể tuyển dụng đủ thì tùy theo điều kiện nhà trường, hiệu trưởng sẽ thực hiện sắp xếp, đảm bảo đủ giáo viên đứng lớp cho năm học.

Trên thực tế, các bộ môn tiếng Anh, tin học, nghệ thuật luôn là những bộ môn khó tuyển dụng của ngành giáo dục TP.HCM trong nhiều năm qua, đặc biệt là từ khi Chương trình giáo dục phổ thông 2018 triển khai ở bậc THPT. Năm ngoái, nhu cầu tuyển dụng giáo viên mỹ thuật, âm nhạc toàn thành phố lên đến hàng chục người, song thực tế ứng tuyển chỉ có 1-2 người. Ông Nguyễn Văn Hiếu (Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM) cho hay, TP.HCM thực hiện nghiên cứu nguyện vọng học sinh ở bậc THPT để đặt hàng các trường ĐH đào tạo. Tuy nhiên, môn âm nhạc, mỹ thuật thì rất khó khăn. Trường ĐH Sài Gòn mỗi năm tuyển 30 chỉ tiêu song không đủ, do đó dù thiếu giáo viên nhưng thực tế không có nguồn tuyển.

Để giải quyết bài toán thiếu giáo viên, đặc biệt là giáo viên tiếng Anh tiểu học, ông Nguyễn Văn Hiếu kiến nghị Bộ GD-ĐT điều chỉnh giờ nghĩa vụ của giáo viên tiếng Anh tiểu học. Bởi lẽ, ông Hiếu cho biết, theo quy định của Bộ GD-ĐT, nếu thực hiện 1 tiết/tuần, để đảm bảo 23 tiết nghĩa vụ thì giáo viết phải dạy đủ 23 lớp. Như vậy, số học sinh sẽ trên 1.000 học sinh, giáo viên phải thực hiện chấm điểm, làm hành chính với hồ sơ sổ sách vất vả, rất khó để tuyển dụng, thu hút và giữ chân giáo viên. Trong khi đó, nếu ở bên ngoài thì họ có thể làm rất nhiều việc tại đơn vị tư nhân, thu nhập tốt hơn mà đỡ vất vả hơn. “Hàng năm Sở GD-ĐT đưa ra chỉ tiêu tuyển dụng rất lớn song không có ứng viên để tuyển. Hiện sở đã trình UBND TP nội dung để trình HĐND trong kỳ họp sắp tới thông qua nghị quyết các chủ trương thu hút giáo viên ở các bộ môn”, ông Hiếu thông tin.

Bài, ảnh: Yến Hoa

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)