Tuyên truyền pháp luậtAn toàn giao thông

TP.HCM: Sắp có làn đường ưu tiên cho xe buýt

Tạp Chí Giáo Dục

Hi đng tư vn giao thông đô th TP.HCM va chp thun Đ án T chc làn xe buýt ưu tiên trên đưng Đin Biên Ph và đưng Võ Th Sáu (qun 3). Sp ti lc lưng chc năng s thm đnh bng mô phng giao thông đ tiến ti thiết kế làn đưng phù hp.

Đưng Đin Biên Ph s đưc thiết kế làn đưng ưu tiên dành cho xe buýt

 

Ưu tiên tuyt đi vào gi cao đim

Sau khi Đề án Tổ chức làn xe buýt ưu tiên trên đường Điện Biên Phủ và đường Võ Thị Sáu được chấp thuận, ông Trần Chí Trung (Giám đốc Trung tâm Quản lý giao thông công cộng TP.HCM) cho biết, đơn vị đang tiếp tục lấy ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học ở Hội Cầu đường cảng TP.HCM (thuộc Liên hiệp Các hội khoa học kỹ thuật) để hoàn chỉnh đề án và trình cấp thẩm quyền. Là trưởng nhóm nghiên cứu mở làn đường riêng cho xe buýt, PGS.TS Nguyễn Quốc Hiển (Trưởng khoa Công trình giao thông, ĐH GTVT TP.HCM) lưu ý, Đề án Tổ chức làn đường ưu tiên cho xe buýt thiết kế làn đường dành riêng cho xe buýt không giống như làn xe buýt nhanh (BRT) của dự án trên đường Võ Văn Kiệt. Theo đó, làn đường dành riêng cho xe buýt trên đường Điện Biên Phủ sẽ bắt đầu từ vòng xoay Lý Thái Tổ đến đường Đinh Tiên Hoàng (dài 3,6km; rộng 3,25 mét), được phân cách với phần đường còn lại bằng rào chắn cứng kết hợp với dải phân cách mềm.

Tương tự, trên đường Võ Thị Sáu, làn đường ưu tiên cho xe buýt sẽ bắt đầu từ đường Đinh Tiên Hoàng đến vòng xoay Dân Chủ, có chiều dài 2,2km, rộng 3,25 mét. Thời gian xe buýt lưu thông trên làn đường này sẽ được ưu tiên tuyệt đối vào khung giờ cao điểm buổi sáng (2 tiếng) và 3 tiếng cao điểm buổi chiều vào tất cả các ngày trong tuần. Theo phân tích của ông Trần Chí Trung, sở dĩ đề án không chọn đường Phạm Văn Đồng và Xa lộ Hà Nội để làm đường ưu tiên cho xe buýt, vì hai tuyến đường này luôn thông thoáng. Trong khi đường Võ Thị Sáu và Điện Biên Phủ vừa đảm bảo độ rộng và độ dài, vừa có lưu lượng giao thông đông đúc, do đó làn đường ưu tiên sẽ góp phần kéo giảm ùn tắc giao thông, nhất là vào giờ cao điểm.

Cm xe ô tô dng đ bên phi

Theo PGS.TS Nguyn Quc Hin, Đ án T chc làn xe buýt ưu tiên trên đưng Đin Biên Ph và đưng Võ Th Sáu nếu đưc nghiên cu, tính toán k, cng vi s đng thun t các cp chính quyn, ngành GTVT, các chuyên gia và ngưi dân s đưc trin khai trên thc đa ngay.

Nhằm đảm bảo độ ổn định lưu thông cho xe buýt và sự an toàn cho các phương tiện khi làn đường ưu tiên đi vào hoạt động, một chuyên gia trong lĩnh vực giao thông cho rằng, Sở GTVT cần tính toán đến vấn đề quản lý bằng cách cấm toàn bộ xe ô tô dừng đỗ bên phải tuyến đường, tuyệt đối không cho xe gắn máy lưu thông chung trong làn đường ưu tiên của xe buýt. Theo đánh giá của cơ quan chức năng, việc triển khai Đề án Tổ chức làn xe buýt ưu tiên trên đường Điện Biên Phủ và đường Võ Thị Sáu là cần thiết vì đây là 2 tuyến đường có nhiều tuyến xe buýt đi qua. Trong thời gian qua, lượng hành khách tham gia lưu thông bằng xe buýt không cao do lo ngại trễ giờ học, giờ làm. Do đó, phương án làm làn đường ưu tiên sẽ tạo động lực thu hút hành khách đi xe buýt nhiều hơn.

Đề án Tổ chức làn xe buýt ưu tiên được Sở GTVT TP.HCM đề xuất từ năm 2017, nhưng không được chấp thuận vì vấp phải sự phản ứng của chuyên gia cũng như người dân. Đến năm 2018, Đề án “Tăng cường vận tải hành khách công cộng kết hợp kiểm soát sử dụng phương tiện cơ giới cá nhân trên địa bàn TP.HCM” tiếp tục đề cập đến giải pháp này. Điều quan trọng là thực tế làn đường ưu tiên cho xe buýt ngoài mục đích kéo giảm ùn tắc, còn đem lại những lợi ích khác nên đã được chấp thuận và dự kiến triển khai vào cuối năm 2019. Được biết, làn đường ưu tiên xe buýt cũng sẽ cho phép các loại xe ô tô khác lưu thông (gồm xe công an, xe cứu thương, cứu hỏa, xe mini buýt, xe khách từ 12 chỗ trở lên). Theo PGS.TS Nguyễn Quốc Hiển, Đề án Tổ chức làn xe buýt ưu tiên trên đường Điện Biên Phủ và đường Võ Thị Sáu nếu được nghiên cứu, tính toán kỹ, cộng với sự đồng thuận từ các cấp chính quyền, ngành GTVT, các chuyên gia và người dân sẽ được triển khai trên thực địa ngay.

Đinh Vũ

 

Bình luận (0)