Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

TP.HCM: Sau lớp 9, rộng cửa các hướng học

Tạp Chí Giáo Dục

Năm nay, TP.HCM có trên 32.000 hc sinh lp 9 không tiếp tc theo hc lp 10 THPT công lp trong năm hc ti. Trong khi đó, h thng trưng tư thc, giáo dc thưng xuyên, trưng ngh… trên đa bàn thành ph tuyn sinh hơn 51.000 ch tiêu lp 10. Vì thế, ngành giáo dc đm bo ch hc cho hc sinh sau THCS trên đa bàn thành ph.


Vi trên 51.000 ch h các h thng trưng tư thc, giáo dc thưng xuyên, trưng ngh…, TP.HCM đm bo đ ch hc cho hc sinh sau THCS (nh minh ha)

Rng ca cho hc sinh vi nhiu hưng đi khác nhau

Năm học 2023-2024, TP.HCM tuyển sinh 77.294 chỉ tiêu vào lớp 10 tại 108 trường THPT công lập theo hình thức thi tuyển. Trong khi đó, số học sinh đăng ký dự thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập là 96.080 học sinh trong tổng số 109.617 học sinh lớp 9 toàn thành phố. Như vậy, có trên 32.000 học sinh lớp 9 không theo học lớp 10 THPT công lập, bao gồm 18.786 học sinh rớt kỳ thi tuyển sinh và 13.537 học sinh không tham gia kỳ thi.

Ông Lê Hoài Nam (Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM) cho biết, ngoài hệ thống trường THPT công lập, thành phố còn có các hệ thống trường tư thục, trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục thường xuyên, trường nghề có tuyển sinh lớp 10 với tổng chỉ tiêu trên 51.000 học sinh. Cụ thể, ở hệ giáo dục ngoài công lập, năm học 2023-2024 sẽ thực hiện tuyển sinh 30.394 chỉ tiêu tại 90 trường THPT tư thục, trường có yếu tố nước ngoài, trường quốc tế; khối giáo dục thường xuyên, năm học 2023-2024 sẽ tuyển sinh 11.230 chỉ tiêu lớp 10 tại 28 trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục thường xuyên trên địa bàn 21 quận/huyện và TP.Thủ Đức. Đối với hệ đào tạo nghề, năm học 2023-2024, toàn thành phố thực hiện tuyển sinh 9.590 chỉ tiêu lớp 10 ở 8 trường trung cấp nghề.

Theo ông Lê Hoài Nam, năm học 2023-2024, TP.HCM tiếp tục thực hiện phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS theo đề án “Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018-2025” của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, thành phố tuyển sinh 77.294 chỉ tiêu vào lớp 10 THPT công lập (70% học sinh sau THCS). Với 30% học sinh còn lại không theo học lớp 10 THPT công lập, sẽ có những hướng học khác như học THPT tư thục, giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên, trường nghề… “Với trên 51.000 chỉ tiêu lớp 10 ngoài công lập, các em học sinh không theo học lớp 10 THPT công lập sẽ rộng cửa theo học các hướng khác nhau. TP.HCM không thiếu chỗ học cho học sinh sau THCS. Điều quan trọng là bản thân các em và gia đình phải dựa vào năng lực học tập, điều kiện gia đình, định hướng nghề nghiệp sau này để lựa chọn môi trường học tập phù hợp nhất. Dù chọn môi trường học tập nào, chỉ cần các em quyết tâm, cố gắng thì sẽ thành công”, ông Lê Hoài Nam nhấn mạnh.

Ông Lê Hoài Nam thông tin thêm, trung bình mỗi năm thành phố có khoảng 10.000 học sinh tốt nghiệp THCS nhưng không đăng ký dự thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập. Học sinh và gia đình đã chủ động lựa chọn các hướng đi khác như du học, học trường quốc tế, trường tư thục, giáo dục thường xuyên, trường nghề…

“Hay, d là do mình, đng đ… do trưng”

Cô Nguyễn Thụy Ái (Hiệu trưởng Trường THCS Lữ Gia, Q.11) chia sẻ, hiện nay quan niệm học trường tư thục hay giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên sau lớp 9 dù từng bước đã được thay đổi theo hướng cởi mở hơn, song vẫn còn một bộ phận phụ huynh xem đây là hướng đi sau chót, chỉ lựa chọn nếu con em mình rớt lớp 10 THPT công lập. Nhiều phụ huynh quan niệm rằng chỉ có những học sinh hư, học sinh chưa ngoan mới chọn học hệ ngoài công lập. Vì vậy, phụ huynh sợ con em mình học trong môi trường này có thể… sinh hư. 


Hc sinh Trung tâm Giáo dc thưng xuyên Chu Văn An (Q.5) trong gi hc nhóm (nh minh ha)

“Hệ thống trường tư thục hiện nay đã quan tâm đầu tư rất nhiều về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, nâng cao chất lượng đào tạo. Tỷ lệ học sinh đậu tốt nghiệp THPT ở nhiều trường tư thục đạt 100%, vượt qua một số trường THPT công lập; nhiều trường còn có tỷ lệ cao học sinh đậu vào các trường đại học lớn. Hơn thế, với mỗi trường lại có thêm những đặc thù riêng trong chương trình đào tạo để phát triển năng khiếu, phẩm chất học sinh, hỗ trợ các em trong quá trình học. Do đó, khi lựa chọn hệ thống này phụ huynh cũng cần cân nhắc nếu sức học của con em mình không đủ sức cạnh tranh trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập”, cô Nguyễn Thụy Ái cho biết.

Kể lại câu chuyện tư vấn tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập năm nay, hiệu trưởng một trường THCS tại Q.Bình Thạnh cho hay, có trường hợp học sinh muốn học trường ngoài công lập nhưng ba mẹ khăng khăng không đồng ý, muốn con phải tham gia thi tuyển sinh để theo học một trường THPT công lập. Để chiều lòng gia đình, học sinh này chia sẻ với giáo viên rằng sẽ tham gia thi tuyển sinh nhưng… cố tình trượt để học ngoài công lập.  “Rõ ràng, TP.HCM không hề khắt khe chỗ học cho học sinh sau THCS với rất nhiều hướng đi khác nhau. Song, đôi khi các hướng đi này lại “vướng” ở chính phụ huynh, từ đó tạo áp lực lên học sinh”, vị hiệu trưởng này nhìn nhận.

Vị hiệu trưởng cho biết thêm, ở môi trường nào cũng vậy, dù công lập hay ngoài công lập thì cũng có học sinh như thế này, học sinh như thế kia. Việc người học “học giỏi hay dở” không hẳn chỉ phụ thuộc vào môi trường học mà trước hết là phụ thuộc vào bản thân học sinh. “Các bậc phụ huynh đừng nên quá nặng nề về việc sau THCS, con em mình phải học lớp 10 THPT công lập. Tùy theo năng lực của con em mình để chọn lựa hướng học tập phù hợp sau THCS. Rất nhiều học sinh với những hướng đi như học trường tư thục, học giáo dục thường xuyên, học nghề vẫn rất thành công. Điều này phụ thuộc vào mục tiêu phấn đấu của người học chứ không phải chỉ là môi trường lựa chọn”, vị hiệu trưởng khuyên.

Bài, ảnh: Yến Hoa

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)