Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

TP.HCM sẽ di dời hơn 500.000 dân nếu có bão

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

UBND TP.HCM vừa đưa ra phương án phòng tránh, ứng phó khi bão, bão mạnh hoặc rất mạnh đổ bộ trực tiếp vào TP. Theo đó, sẽ có khoảng 500.000 dân phải di dời khi có bão.

Hai tình huống di dời dân được đưa ra khi có bão mạnh hoặc rất mạnh đổ bộ trực tiếp vào TP.HCM. 

Tình huống 1, khi có bão mạnh cấp 8-9 sắp đổ bộ trực tiếp vào TP, các quận – huyện, phường – xã – thị trấn và cơ quan chức năng tổ chức di dời dân trong các nhà ở không kiên cố, có khả năng bị đổ, sập và những khu vực xung yếu để đảm bảo an toàn tính mạng cho nhân dân. Dự kiến sẽ di dời, sơ tán khoảng 106.326 hộ với 500.047 người.

TP.HCM se di doi hon 500.000 dan neu co bao
Phó chủ tịch UBND TP Lê Thanh Liêm (giữa) trong một lần kiểm tra công tác phòng chống bão tại huyện Cần Giờ. Ảnh Phương Nguyên

Riêng huyện Cần Giờ sẽ di dời, sơ tán khoảng 1.243 hộ với 4.400 người, gồm: xã đảo Thạnh An tổ chức sơ tán cục bộ tại trung tâm xã là 142 hộ với 750 người. Các địa điểm tránh, trú bão gồm 3 địa điểm là Trường tiểu học Thạnh An (ấp Thạnh Bình), Trường THCS Thạnh An và Ban Chỉ huy Quân sự xã Thạnh An (ấp Thạnh Hòa).

Việc di dời phải hoàn thành trước 12 giờ so với thời điểm dự báo bão sẽ đổ bộ trực tiếp.

Tình huống 2, khi bão rất mạnh (cấp 10-13) sắp đổ bộ trực tiếp vào TP, số người phải sơ tán trên địa bàn 24 quận – huyện dự kiến khoảng 108.140 hộ với 506.918 người. Tại huyện Cần Giờ tổ chức di dời, sơ tán 2.318 hộ với 8.315 người, trong đó ở xã đảo Thạnh An khoảng 1.217 hộ với 4.665 người.

Tại huyện Nhà Bè sẽ tổ chức di dời, sơ tán các hộ dân sống ven kênh, sông, rạch có khả năng ảnh hưởng nước dâng do bão, gồm các xã Phú Xuân, Long Thới, Hiệp Phước, tổng cộng 2.239 hộ với hơn 11.350 người. Các xã, thị trấn còn lại tổng cộng di dời, sơ tán hơn 2.860 hộ với hơn 9.000 người.

Lực lượng quân sự, công an, bộ đội biên phòng, cảnh sát phòng cháy và chữa cháy, y tế, chữ thập đỏ, thanh niên xung phong, đoàn thanh niên… đều được huy động cùng các phương tiện để giúp dân di chuyển nhanh.

Lãnh đạo UBND các quận – huyện, thành viên Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn quận – huyện được yêu cầu phải trực tiếp xuống địa bàn phường – xã – thị trấn tại khu vực phải di dời dân và các điểm tạm cư để kiểm tra, tổ chức thực hiện kế hoạch chu đáo, an toàn.

UBND TP.HCM cũng yêu cầu tùy tình hình thực tế của áp thấp nhiệt đới, bão, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn TP quyết định ban hành lệnh cấm tàu thuyền ra khơi, kiểm soát chặt chẽ việc xuất bến của tàu thuyền tại các cửa sông, cửa biển; cấm đò ngang, đò dọc, tàu du lịch, tàu vận tải (không bao gồm tàu biển), tàu nhà hàng xuất bến, hoạt động.

Các quận – huyện và cơ quan chức năng tổ chức kiểm tra, kiểm soát việc xuất bến tại các bến tàu, đò ngang, đò dọc trên địa bàn, không để xảy ra sự cố đáng tiếc khi mưa, bão, lốc xoáy.

Sở Giáo dục và Đào tạo được yêu cầu phối hợp với các quận, huyện tổ chức cho học sinh nghỉ học trước 24 giờ so với thời điểm dự báo bão, bão mạnh đến rất mạnh sẽ đổ bộ trực tiếp vào địa bàn TP.


Gia Hưng/ PNO

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)