Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

TP.HCM: Sẽ là thành phố xanh dựa trên nền kinh tế xanh

Tạp Chí Giáo Dục

TP.HCM chn tăng trưng xanh là chiến lưc phát trin tương lai; đng thi đt ra mc tiêu gim phát thi 10% vào năm 2030 nhm xây dng mt môi trưng sng, làm vic thun li, an toàn, hiu qu cho ngưi dân và doanh nghip. Ông Phan Văn Mãi – Ch tch UBND TP.HCM – cho biết, TP.HCM s rà soát li hin trng, hoàn thin các gii pháp đ giúp TP nhanh chóng bt kp và hòa mình vào nhp điu phát trin chung ca khu vc và thế gii, đưa TP tr thành mt TP xanh da trên cơ s mt nn kinh tế xanh.


Biến đi khí hu khiến tình trng ng TP.HCM ngày càng nghiêm trng. Ảnh: H.Tr

TP phi đi đu v thu hút d án xanh

Ông Trương Minh Huy Vũ – Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM – cho biết, thời gian gần đây, hai từ khóa quan trọng xuyên suốt trong tư duy, chiến lược hành động của TP.HCM là “chuyển đổi xanh” và “chuyển đổi số”. TP.HCM là địa phương tiên phong trong các lĩnh vực. Đầu tiên là nhận thức thể hiện qua các hội thảo, tọa đàm trao đổi, gần đây nhất là diễn đàn kinh tế TP với chủ đề hướng đến phát thải ròng bằng 0. Ngoài ra, TP bắt đầu có các chính sách, cụ thể là Nghị quyết 98 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM, trong đó có nhiều nội dung liên quan đến thúc đẩy phát triển kinh tế xanh, tăng trưởng xanh. Đơn cử như việc thúc đẩy các dự án điện đốt rác, điện áp mái mặt trời, thí điểm trao đổi tín chỉ carbon, thúc đẩy xe điện… Đây là những chính sách thuộc thẩm quyền UBND TP; sau khi HĐND TP thông qua thì những chính sách này sẽ triển khai ngay trong thời gian tới.

Cũng theo ông Vũ, hiện nay bất kỳ quá trình chuyển đổi xanh, chuyển đổi số hay chuyển đổi mô hình kinh tế phát triển đều cần nguồn lực vốn, con người. Muốn kêu gọi được đầu tư hỗ trợ, thương mại phải tính đến khả năng khả thi, tiền khả thi. Điều này cần một quá trình nghiên cứu, hợp tác trao đổi kỹ thuật để hình thành mức độ khả thi của dự án.

“Nền kinh tế TP hướng đến phát triển bền vững phải đi từ nền tảng kinh tế xanh, cần được nhận diện bước đầu và định vị lại lộ trình đích đến trong khi xây dựng khung chiến lược kinh tế xanh”, ông Vũ nhấn mạnh.

Khi được giao nhiệm vụ nghiên cứu về khung chính sách, viện đặt mục tiêu chính sách này ra đời không chỉ giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường và xã hội hay cạnh tranh kinh tế mà phải thúc đẩy mạnh mẽ mô hình tăng trưởng của TP.

Với mục tiêu tăng trưởng 8,5% vào năm 2024 nếu không thúc đẩy những dự án trọng lực mạnh mẽ với tiêu chí tăng trưởng xanh và số thì không thể đạt được mục tiêu. Ngoài ra, nếu không giữ gìn môi trường sống, không chống ngập lụt thì TP.HCM không thể là nơi cung cấp cuộc sống tốt nhất cho người dân.

“TP nếu không đi đầu về các dự án xanh, ý tưởng xanh, thí điểm xanh thì không thể nào thu hút được các nguồn lực lớn, xu thế của thế giới về vấn đề này”, ông Vũ cho hay.

Cn có chiến lưc phù hp

TP.HCM được xác định là một trong 10 TP trên thế giới chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu. Kết quả nghiên cứu gần đây do Viện Môi trường – Tài nguyên, ĐH Quốc gia TP.HCM công bố – cho thấy, trung bình mỗi năm, tổng phát thải khí nhà kính trên địa bàn TP là hơn 60 triệu tấn CO2. Trong đó, có các nguồn thải chính từ hoạt động công nghiệp, giao thông, sinh hoạt và nhiều hoạt động khác. Đồng thời, TP cũng đang phải đối mặt trước những ảnh hưởng tiêu cực của biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, thiếu hụt nguồn lực và khủng hoảng kinh tế.


Ô nhim môi trưng t các phương tin giao thông là mt vn đ nan gii ca TP.HCM

Chủ tịch UBND TP cho biết, cùng với xu hướng chung của thế giới, TP.HCM đã chọn tăng trưởng xanh là chiến lược phát triển tương lai, ưu tiên hàng đầu nhằm đạt được sự thịnh vượng về kinh tế, bền vững về môi trường và công bằng về xã hội; hướng tới nền kinh tế xanh, trung hòa carbon và đóng góp vào mục tiêu hạn chế sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu.

TP.HCM đã đặt ra mục tiêu giảm phát thải 10% vào năm 2030 trong Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021-2030 nhằm xây dựng một môi trường sống, làm việc thuận lợi, an toàn, hiệu quả cho người dân và doanh nghiệp.

Trước mục tiêu TP.HCM đưa ra, bà Carolyn Turk – Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam – cho rằng, đây là “tham vọng” nhưng TP.HCM có thể thực hiện được.

Tuy nhiên, “để thực hiện được TP.HCM cần có chiến lược phù hợp để có thể thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch, làm cho TP.HCM trở thành TP xanh, là nơi hoạt động sản xuất, kinh doanh xanh ở khu vực ASEAN”, bà Carolyn Turk nhấn mạnh.

Theo bà Carolyn Turk, TP.HCM đang gặp thách thức về biến đổi khí hậu. 65% diện tích TP có độ cao dưới 1,5m so với mực nước biển. Tốc độ đô thị hóa, gia tăng dân số, công nghiệp hóa đang tăng thêm các sức ép lên khu vực xanh, khu vực thoát nước, trữ nước. Thiệt hại kinh tế do ngập lụt hàng năm có thể lên đến 250 triệu USD/năm và tăng lên qua mỗi năm nếu thực trạng này gia tăng. Do đó, cần bảo vệ phát triển kinh tế TP bằng quản lý ngập tốt hơn để thành trung tâm kinh tế bền vững trước biến đổi khí hậu. TP cũng cần phải có cách tiếp cận tài chính và tài trợ cho các chuỗi cung ứng xanh. Hành động ngay để có thể giữ được chân các doanh nghiệp nước ngoài, các nhà đầu tư và tiếp tục thu hút doanh nghiệp, nhà đầu tư mới. Nên có cách tiếp cận toàn TP hơn là cách xử lý theo từng ngành, từng sở; có sự hợp tác toàn TP một cách chặt chẽ. Đồng thời, tạo động lực và khuyến khích cho khu vực tư nhân, cũng như làm xanh hóa chuỗi cung ứng là rất cần thiết…

Căn cứ vào tình hình thực tế tại TP.HCM, ông Phan Ngọc Ánh –  Giám đốc Công ty CP đầu tư năng lượng mới Alena – cho rằng, hiện nay có rất nhiều vấn đề cần giải quyết liên quan đến giao thông, đặc biệt là ô nhiễm môi trường từ các phương tiện giao thông.

Để góp phần giải quyết những vấn đề này, theo ông Ánh thì, TP.HCM cần có trạm sạc pin cho xe điện và xe điện có thể đổi pin mà không cần phải sạc. Các trạm sạc sử dụng điện mặt trời để sạc pin, đảm bảo sử dụng điện sạch 100%, góp phần bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu. Để dự án thành công, TP cần quy hoạch thiết bị để phát triển nhanh ý tưởng trạm đổi pin điện. Ưu tiên cung cấp các chứng chỉ năng lượng tái tạo cho các tập đoàn đa quốc gia. Đồng thời, ban điều hành các chính sách hỗ trợ về thuế, phí, lãi suất cho các doanh nghiệp tư vấn phát triển xe điện và các trạm sạc pin, lắp đặt điện mặt trời… từ đó giúp TP chuyển đổi năng lượng xanh, kinh tế xanh mạnh mẽ hơn, tận dụng được nhiều cơ hội hơn.

Phú Cát

Bình luận (0)