Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

TP.HCM: Sẽ sớm trở thành trung tâm tài chính quốc tế

Tạp Chí Giáo Dục

Đây là không ch là khát vng ca TP.HCM mà còn th hin ý chí quyết tâm ca Trung ương. Vic TP.HCM tr thành trung tâm tài chính quc tế s góp phn quan trng trong vic to cơ chế bt phá đ hin thc hóa mc tiêu đến năm 2030 Vit Nam tr thành nưc đang phát trin có thu nhp trung bình cao và đến năm 2045 tr thành nưc phát trin có thu nhp cao.


Phát tri
n TP.HCM thành Trung tâm tài chính quc tế là quyết tâm ca Trung ương, khát vng ca thành ph

Chiến lưc phát trin kinh tế – xã hi ca đt nưc

Để biến khát vọng này thành hiện thực, TP.HCM đã xây dựng dự thảo Đề án phát triển TP.HCM thành trung tâm tài chính quốc tế. Theo đó, dự thảo đề án định hướng phát triển TP.HCM thành TTTC quốc gia với nền tảng vững chắc trong giai đoạn 2021-2025 và chuẩn bị điều kiện cần thiết để trở thành TTTC khu vực từ năm 2026 đến 2045. Mục tiêu là được xếp hạng trong nhóm 50 TTTC hàng đầu thế giới của GFCI (bảng xếp hạng chỉ số TTTC toàn cầu) vào năm 2030 và trong nhóm 20 trung tâm hàng đầu thế giới vào năm 2045.

Trước mắt, đến năm 2025, TP.HCM đặt ra 4 chương trình hành động: Phát triển công nghệ tài chính (Fintech), ngân hàng số và thị trường giao dịch tài chính số; thúc đẩy hội nhập tài chính khu vực; phát triển khu Tài chính – Thương mại Thủ Thiêm; phát triển thị trường hàng hóa tại TTTC quốc tế TP.HCM.

Ý tưởng về việc xây dựng TTTC quốc tế của Việt Nam đặt tại TP.HCM đã có cách đây gần 20 năm. Khởi đầu từ những năm 2000 trong định hướng phát triển kinh tế của TP.HCM đã chú trọng phát triển thị trường tài chính như là một trong những lĩnh vực ưu tiên của quá trình dịch chuyển cơ cấu kinh tế của TP.

Theo bà Phan Thị Thắng – Phó Chủ tịch UBND TP.HCM, từ thế mạnh về thị trường tài chính của TP qua các năm đã khẳng định vị thế vốn có và định hướng phát triển TP.HCM như một đô thị đặc biệt; là đô thị hạt nhân của vùng TP.HCM, trung tâm tri thức, trung tâm kinh tế tổng hợp đa chức năng hiện đại ngang tầm với các đô thị trong khu vực Đông Nam Á; trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước, trung tâm giao thương quốc tế của vùng và quốc gia; là trung tâm tài chính – thương mại và dịch vụ logistics tầm quốc tế.

“Điều này không chỉ thể hiện khát vọng của TP mà còn thể hiện ý chí quyết tâm của Trung ương nhằm nỗ lực hiện thực hóa các chủ trương, Nghị quyết của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, với nhiệm vụ “thúc đẩy TP.HCM trở thành TTTC quốc tế” là một trong các chiến lược được đặt ra của đất nước về phát triển kinh tế – xã hội trong giai đoạn 10 năm (2021-2030), góp phần quan trọng trong việc tạo cơ chế bứt phá để hiện thực hóa mục tiêu đến năm 2030 Việt Nam trở thành nước đang phát triển có thu nhập trung bình cao và xa hơn là mục tiêu đến năm 2045 trở thành nước phát triển có thu nhập cao”, bà Thắng nhấn mạnh.

Tuy nhiên, Phó Chủ tịch UBND TP cũng thừa nhận, để hiện thực hóa tầm nhìn chiến lược trở thành TTTC quốc tế đặt ra rất nhiều thách thức cho TP.HCM. Vì để hình thành và vận hành hiệu quả các TTTC tầm cỡ khu vực và quốc tế cần rất nhiều nỗ lực thực hiện; bao gồm định hướng mô hình phù hợp, xây dựng cơ chế chính sách, khuôn khổ pháp lý, phát triển cơ sở hạ tầng, nền tảng công nghệ và nguồn nhân lực, xác định các chính sách chiến lược mang tính đột phá để có thể cạnh tranh, thu hút, mời gọi các nhà đầu tư, các tập đoàn tài chính lớn đầu tư vào TTTC Việt Nam, huy động các nguồn lực bên trong và bên ngoài cũng như hỗ trợ kết nối với các TTTC thế giới để phát triển hạ tầng phần cứng của TTTC.

Biến khát vng thành s tht không quá khó

Tham gia góp ý cho đề án, ông Trần Du Lịch – thành viên tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ – cho rằng, TP.HCM đang là TTTC quốc gia, có một vị trị tương đối trong thị trường tài chính của Asean. Thị trường tài chính TP.HCM đóng góp giao dịch ngắn hạn khoảng 28% nhưng chiếm 95% thị trường vốn của Việt Nam.

“Khát vọng từ TTTC quốc gia đến tầm khu vực và quốc tế với TP.HCM không quá khó”, ông Lịch khẳng định.

Cũng theo ông, TP.HCM đã có sẵn “nguồn nguyên liệu”, chỉ cần “một đầu bếp” chế biến thế nào cho ngon. Căn cứ vào các tiêu chí đánh giá TTTC, TP đi theo hướng chắc, an toàn nhưng phải mở và đột phá chính sách. Cơ chế chính sách tập trung 3 nhóm: cho nhà đầu tư chiến lược; thu hút các nhà đầu tư tài chính và tập trung đổi mới sáng tạo các dạng sản phẩm tài chính…

Phó Ch tch UBND TP Phan Th Thng cho biết, t nhng ý kiến đóng góp ca các chuyên gia s giúp TP hoàn thin vic xây dng d tho Đ án phát trin TP.HCM thành trung tâm tài chính quc tế. Đây là cơ s đ UBND TP tiếp tc làm vic vi các b, ngành Trung ương trong tháng 3-2022 trưc khi chính thc trình các cp có thm quyn phê duyt và trin khai thc hin…

Nhằm giúp TP.HCM hiện thực hóa khát vọng trở thành TTTC quốc tế, ông Nguyễn Xuân Thành – giảng viên Đại học Fulbright Việt Nam – chỉ ra 3 định hướng quan trọng trong mô hình TTTC quốc tế. Đó là phát triển song hành hệ thống ngân hàng và thị trường vốn với sự tham gia của các tổ chức tài chính trong và ngoài nước theo mô hình tập đoàn tài chính; phát triển công nghệ tài chính (Fintech) gắn với đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số; phát triển thị trường giao dịch hàng hóa. Tuy nhiên cần phải có khung pháp lý vững chắc để tránh rủi ro có thể xảy ra.

“Các tập đoàn tài chính được phép phát triển các sản phẩm mới theo cơ chế cấp phép nhanh, đóng vai trò tạo dựng và dẫn dắt trên các thị trường tiền tệ, chứng khoán, bảo hiểm. Đổi lại, phải tuân thủ các chuẩn mực về hoạt động an toàn tương đương với chuẩn mực cao nhất của quốc tế, chịu sự giám sát chặt chẽ của các cơ quan chuyên ngành”, ông Thành nhấn mạnh.

Theo ông Thành, Việt Nam hiện chưa có không gian pháp lý cho tập đoàn tài chính đa ngành, đa dịch vụ hoạt động. Nơi mà năng lực quản lý chưa đủ, khung pháp lý chưa đủ thì sẽ không cho phép tổ chức tài chính hoạt động theo mô hình tập đoàn tài chính vì quá rủi ro.

Phát triển TTTC quan trọng nhất phải xác định ưu tiên thu hút những dịch vụ và thị trường tài chính gì? Phải đánh giá một cách khách quan chứ không thể thích làm gì thì làm là sẽ thành công. Như vậy, TP.HCM cần có khung pháp lý cho các tổ chức tài chính hoạt động theo mô hình tập đoàn tài chính. Cơ chế này hấp dẫn và ưu đãi hơn cả miễn giảm tiền thuê đất hay giảm thuế. TTTC không phải tòa nhà, cao ốc, hay một khu phức hợp cụ thể, mà đó là một hệ sinh thái tài chính…

Ngc Trinh

 

Bình luận (0)