Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

TP.HCM: Tăng cường tiêm vắc-xin phòng Covid-19

Tạp Chí Giáo Dục

Trưc din biến có phn phc tp ca dch bnh Covid-19, bên cnh các bin pháp phòng bnh như đeo khu trang, kh khun, ngành y tế TP.HCM cũng đang khuyến cáo ngưi dân, nht là ngưi t 50 tui tr lên đi tiêm vc-xin.


Nhân viên y tế đến nhà ngưi dân khó khăn trong vic đi li đ tiêm vc-xin

Tiêm vc-xin phòng Covid-19 xuyên l

Đại diện Sở Y tế TP.HCM cho biết, dịch bệnh Covid-19 vẫn còn diễn biến phức tạp với sự xuất hiện của các biến thể phụ mới của biến chủng Omicron trên địa bàn TP như XBB.1.5, XBB.1.9.1, XBB.1.16 và XBB.1.16.1. Cùng với đó, miễn dịch cộng đồng bắt đầu có chiều hướng giảm (từ 98,7% vào tháng 9-2022 giảm xuống còn 94.17%). Vì vậy, ngành y tế TP tổ chức tiêm vắc-xin phòng Covid-19 xuyên lễ cho người dân từ 18 tuổi trở lên với 59 điểm tiêm tại 22 quận, huyện và TP.Thủ Đức.

Theo các chuyên gia y tế, vắc-xin Covid-19 có vai trò quan trọng trong ngăn chặn phần lớn khả năng nhiễm bệnh, khả năng lây truyền và tạo miễn dịch cộng đồng. Nhưng quan trọng nhất là khả năng bảo vệ chống lại bệnh diễn biến nặng và nguy cơ tử vong. Số lượng virus khi mắc bệnh của nhóm tiêm chủng đầy đủ thấp hơn 4 lần so với nhóm tiêm chủng không đầy đủ và không tiêm chủng. Cụ thể, nguy cơ tử vong ở nhóm không tiêm chủng cao gấp 9 lần với đối tượng từ 65-79 tuổi, gấp 6 lần ở nhóm từ 50-64 tuổi, gấp 5 lần ở nhóm 30-49 tuổi và gấp 3 lần ở nhóm 18-29 tuổi so với nhóm tiêm chủng đầy đủ. Trong một nghiên cứu vào tháng 8-2022, nhóm đối tượng trên 50 tuổi có ít nhất 2 mũi tiêm tăng cường có nguy cơ tử vong thấp hơn 3 lần so với nhóm đối tượng có 1 mũi tăng cường. Trong nghiên cứu tại Mỹ trên các bệnh nhân nhập viện về hiệu quả của vắc-xin đã chỉ ra mũi tăng cường 2 và 3 giúp làm giảm 90% khả năng gây ra các diễn biến nặng và tử vong.

Đặc biệt, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra hiệu quả vắc-xin giảm đáng kể theo thời gian trong vòng 6 tháng và được ghi nhận là do các biến chủng mới. Vì vậy việc tiêm và tiêm nhắc lại vắc-xin Covid-19 là cần thiết, đặc biệt ở các đối tượng nguy cơ cao (người suy giảm miễn dịch, người trên 50 tuổi, người mắc bệnh nền…).

Theo số liệu báo cáo của chương trình COVAX, vắc-xin được ước tính đã ngăn chặn 14,4 triệu ca tử vong tại 185 quốc gia tính từ tháng 12-2020 đến tháng 12-2021.

Bo v ngưi thuc nhóm nguy cơ

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM, những biến thể phụ mới phát hiện tại TP cũng là những biến thể phụ đã có mặt tại nhiều quốc gia trên thế giới và được WHO xếp vào nhóm các biến thể đáng quan tâm (VOI) hoặc biến thể cần được theo dõi (VUMs). Điều đáng lo ngại là ngoài một biến thể phụ mới thuộc nhóm biến thể đáng quan tâm (XBB.1.5) đã xuất hiện tại 95 quốc gia, còn có thêm biến thể phụ XBB.1.16 vừa được WHO xếp vào nhóm biến thể cần được theo dõi, biến thể phụ này đã xuất hiện tại hơn 20 quốc gia và đang góp phần vào làn sóng ca mắc tăng cao ở Ấn Độ.

Hiện nay, chưa có báo cáo từ các nước trên thế giới cho thấy mối liên quan giữa các biến thể đáng quan tâm (VOI) hoặc biến thể cần được theo dõi (VUMs) với tình trạng mắc Covid-19 nặng hơn trên toàn cầu. Tuy nhiên, tình hình thực tế cho thấy số ca mắc mới tăng sẽ dẫn đến số ca nhập viện tăng. Mặt khác, hầu hết những ca nhập viện đều là người thuộc nhóm nguy cơ, trong đó có những người chưa tiêm đủ vắc-xin phòng Covid-19 theo quy định của Bộ Y tế. Vì vậy, UBND TP.HCM đã chỉ đạo ngành y tế TP và UBND các quận, huyện, TP.Thủ Đức triển khai ngay các giải pháp nhằm bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ.


Các xã, phưng tích cc vn đng ngưi trên 50 tui đi tiêm vc-xin mũi nhc li

Theo đó, các xã, phường, thị trấn đã tổ chức rà soát, cập nhật danh sách, chuẩn hóa dữ liệu người thuộc nhóm nguy cơ cao trên địa bàn, bao gồm: người có bệnh nền, người trên 50 tuổi, phụ nữ có thai, người chưa tiêm đủ vắc-xin phòng Covid-19 ở người trên 18 tuổi. Qua đó, vận động, thuyết phục những người thuộc nhóm này nhưng chưa tiêm vắc-xin phòng Covid-19 hoặc tiêm chưa đủ liều đến các điểm tiêm trên địa bàn để tiêm. Với những người không di chuyển được thì tổ chức tiêm lưu động tại nhà. Tổ chức tiêm mũi bổ sung, tiêm nhắc lại vắc-xin phòng Covid-19 cho người thuộc nhóm nguy cơ đã tiêm đủ mũi cơ bản; đặc biệt tại các địa phương có tỷ lệ người thuộc nhóm nguy cơ tiêm mũi nhắc lại lần 2 dưới 80%. Rà soát, tổ chức tiêm vắc-xin phòng Covid-19 đầy đủ cho người sống chung với người thuộc nhóm nguy cơ.

Hỗ trợ người mắc Covid-19 thuộc nhóm nguy cơ theo dõi sức khỏe và điều trị ngay khi phát hiện mắc bệnh; cấp phát thuốc điều trị Covid-19 theo quy định. Với những bệnh nhân có bệnh nền dù chăm sóc tại nhà hay cơ sở y tế đều phải có tư vấn và phối hợp của cán bộ chuyên khoa tương ứng với bệnh nền của người mắc Covid-19.

Theo Sở Y tế TP, trong đợt dịch Covid-19 bùng phát lần thứ tư trước đây, TP đã triển khai hiệu quả “Chiến dịch bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ”. Theo đó có 863.401 người được lập danh sách và quản lý, trong đó đã phát hiện và vận động gần 21.000 người chưa tiêm vắc-xin phòng Covid-19 đi tiêm vắc-xin; xét nghiệm tầm soát phát hiện sớm 8.080 người nhiễm để chăm sóc và cấp phát thuốc điều trị kịp thời. Có thể nói, chiến dịch bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ lúc bấy giờ đã góp phần cải thiện tình hình mắc, chuyển nặng và tử vong do Covid-19 trên địa bàn TP.HCM.

Kim Anh

Bình luận (0)