Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

TP.HCM tăng tốc chuyển đổi số

Tạp Chí Giáo Dục

TP.HCM đang đy mnh chuyn đi s vi trng tâm qun tr d liu, hưng đến hoàn toàn s hóa quy trình hành chính vào năm 2025. Mc tiêu này nhm nâng cao hiu qu qun lý, phc v tt hơn cho ngưi dân và doanh nghip, đng thi thúc đy phát trin kinh tế s.

Bà Trần Thị Diệu Thúy – Phó Chủ tịch UBND TP.HCM – phát biểu kết luận hội thảo

Hơn 40 cng dch v công đã hp làm mt

Tại hội thảo “Tầm nhìn và hành động lãnh đạo trong quản trị dữ liệu và chuyển đổi số TP.HCM” do UBND TP.HCM tổ chức mới đây, ông Lâm Đình Thắng – Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM – đã nhấn mạnh về tầm quan trọng của dữ liệu số trong chiến lược chuyển đổi số của TP. Theo đó, năm 2022, lần đầu tiên TP công bố cổng dịch vụ công là hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính thống nhất trên toàn TP, trước đó TP có hơn 40 cổng dịch vụ công mang tính chất rời rạc và riêng lẻ của các sở, ngành, địa phương.

Đến năm 2023, TP nhận thức được tầm quan trọng của dữ liệu số và chọn chủ đề năm của chuyển đổi số là dữ liệu số. Đặc biệt, năm 2024, với sự tư vấn của Ngân hàng Thế giới, TP.HCM đã chính thức ra mắt chiến lược quản trị dữ liệu và là địa phương đầu tiên xây dựng được chiến lược dữ liệu cấp tỉnh, thành.

Theo ông Thắng, từ năm 2024 đến 2026, TP.HCM sẽ tập trung chuyển đổi số trên bốn trụ cột: công nghiệp công nghệ thông tin, số hóa các ngành kinh tế, quản trị của chính quyền TP dựa trên nền tảng số và dữ liệu số và trụ cột về dữ liệu số.

Trong đó, dữ liệu số sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng suất lao động của cán bộ công chức, cải thiện hiệu lực và hiệu quả của bộ máy chính quyền, đồng thời phục vụ tốt hơn cho người dân và doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy kinh tế số.

Ông Lâm Đình Thắng – Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM – thông tin tại hội thảo

TP.HCM đặt mục tiêu đến năm 2025, toàn bộ quy trình quản trị hành chính cả TP dựa trên dữ liệu và đưa lên nền tảng số. Không chỉ là số hóa hồ sơ mà toàn bộ quy trình phải được thực hiện trực tuyến, người dân và doanh nghiệp sẽ có thể hoàn toàn giải quyết thủ tục hành chính mà không cần trực tiếp đến các cơ quan Nhà nước. Để thực hiện điều này, ông Thắng cho biết TP đang tập trung xây dựng một hệ thống quản trị dữ liệu với nền tảng kỹ thuật, chính sách và quy trình đồng bộ.

Một phần quan trọng của chiến lược này là phát triển hạ tầng dữ liệu chung, đảm bảo sự kết nối và chia sẻ hiệu quả giữa các cơ quan Nhà nước với nhau cũng như giữa cơ quan Nhà nước với người dân và doanh nghiệp.

Ông Thắng nhấn mạnh: “Việc phát triển trung tâm dữ liệu không chỉ nhằm lưu trữ và xử lý dữ liệu mà còn phải đảm bảo chia sẻ dữ liệu giữa các sở ngành của TP, giữa TP với Trung ương, và giữa cơ quan Nhà nước với người dân, doanh nghiệp”.

TP sẽ bắt đầu khai thác nền tảng dữ liệu mở để người dân và doanh nghiệp cùng tham gia xây dựng hệ sinh thái TP.

Chia s d liu vn là rào cn ln

Bà Võ Thị Trung Trinh – Giám đốc Trung tâm Chuyển đổi số – cho biết, TP.HCM đang có các nền tảng số dùng chung gồm: hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính, hệ thống quản trị thực thi, nền tảng số, nền tảng quản lý khu phố, ấp, app công dân số, tạo nên một trung tâm dữ liệu chính quyền điện tử TP.HCM, thiết lập mối quan hệ chặt chẽ giữa người dân và chính quyền.

Theo bà Trinh, việc chia sẻ dữ liệu giữa các bộ, ngành và địa phương vẫn là rào cản lớn nhất đối với chuyển đổi số và làm sao phải phá bỏ rào cản này. Ngoài ra, TP vẫn còn khó khăn trong chia sẻ dữ liệu với quận, huyện, sở, ngành. Vì vậy cần đẩy mạnh chiến lược dữ liệu để hình thành văn hóa chia sẻ dữ liệu, giúp chuyển đổi số thuận lợi hơn.

Bà Võ Thị Trung Trinh – Giám đốc Trung tâm Chuyển đổi số – chia sẻ

Bên cạnh đó, quy trình giải quyết thủ tục hành chính hiện nay chưa đáp ứng được việc triển khai trên môi trường số. Vì vậy TP đang nỗ lực để tái cấu trúc lại quy trình thủ tục hành chính, thay vì phải yêu cầu người dân cung cấp bản sao thì chỉ cần sử dụng dữ liệu dân cư trên cổng thông tin giải quyết thủ tục hành chính.

Đối với việc cho ra đời app công dân số, bà Trinh thông tin, trong giai đoạn đầu sẽ cung cấp thông tin thiết yếu cho người dân. Làm sao tích hợp với các ứng dụng trực tuyến mà người dân đang sử dụng tại quận, huyện, sở, ngành tạo thành một công cụ trên di động để người dân tiện trao đổi với chính quyền mà không cần phải cài ứng dụng của từng đơn vị cụ thể, gây mất thời gian…

“D liu s” là chìa khóa quan trng đ chuyn đi s toàn din

Phát biểu kết luận hội thảo, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Trần Thị Diệu Thúy cho biết, TP.HCM luôn ý thức “dữ liệu số” là một nền tảng, chìa khóa quan trọng để chuyển đổi số một cách toàn diện, phát triển kinh tế số, xây dựng xã hội số, chính quyền số và phát triển đô thị thông minh, bền vững.

Hiện nay TP.HCM đã ban hành chiến lược quản trị dữ liệu của TP đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Điều này thể hiện sự quyết tâm của lãnh đạo TP trong quản trị dữ liệu và chuyển đổi số. Vai trò, trách nhiệm của lãnh đạo các sở, ban, ngành, quận, huyện là rất quan trọng trong triển khai chiến lược này.

Bà Thúy đề nghị lãnh đạo sở, ngành, địa phương hiểu rõ và thống nhất tầm nhìn chiến lược của TP trong quản trị dữ liệu, xác định mục tiêu và hành động ưu tiên, trọng tâm của đơn vị. Đồng thời, triển khai các hệ thống thông tin quản lý, tạo lập cơ sở dữ liệu chuyên ngành đảm bảo dữ liệu hoàn thiện đến đâu thì đưa vào hệ thống thông tin đến đó, dữ liệu phải luôn được cập nhật.

Theo bà Thúy, TP.HCM nhìn thấy các thách thức trong chia sẻ và quản trị dữ liệu. Việc quản trị cần rất nhiều dữ liệu đang được sử dụng chung từ quốc gia, bộ, ngành đến TP nhưng trong quá trình sử dụng gặp nhiều thách thức, cần sự chia sẻ của các cơ quan với nhau và đòi hỏi sự đồng bộ kỹ thuật cao và con người thực hiện tốt.

Bà Thúy giao Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với Trung tâm Chuyển đổi số TP.HCM và các sở ngành để ban hành quy chế chia sẻ dữ liệu; đảm bảo rằng dữ liệu được cập nhật và chia sẻ một cách hiệu quả.

“TP.HCM cũng sẽ tiếp tục hoàn thiện và đưa vào sử dụng ứng dụng công dân số và bản đồ số dùng chung trong thời gian tới, nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân và doanh nghiệp trong việc kết nối và tương tác với chính quyền”, bà Thúy nhấn mạnh.

Phm Chi

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)