Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

TP.HCM: Tăng tốc về đích Chương trình GDPT 2018

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Năm hc 2023-2024 đưc TP.HCM xác đnh là năm hc bn l trưc khi bưc vào chng đưng cui ca Chương trình GDPT 2018 trong năm hc 2024-2025. Thng thn nhìn vào nhng khó khăn, hn chế đ khc phc, g khó, các trưng hc, đa phương trên đa bàn thành ph đang n lc v đích.


Hc sinh Trưng Tiu hc Ngô Quyn (qun Bình Tân) trong mt hot đng giáo dc

Mnh dn, sáng to đ g khó

Năm học 2023-2024, Trường Tiểu học Ngô Quyền (quận Bình Tân) có sĩ số gần 5.200 học sinh, với 109 lớp – được xem là trường có quy mô lớn nhất TP.HCM và cả nước. Đây cũng là sĩ số ổn định trong nhiều năm nay. Tuy nhiên, suốt 4 năm thực hiện Chương trình GDPT 2018, 100% học sinh toàn trường đều được học tiếng Anh, tin học. Tỷ lệ học sinh học 2 buổi/ngày của trường đạt 50%, còn lại là học 7 buổi/tuần.

Theo thầy Võ Phương Bình – Hiệu trưởng Trường Tiểu học Ngô Quyền, toàn trường hiện có 15 giáo viên tiếng Anh, 4 giáo viên tin học phụ trách 4 phòng máy. Đội ngũ giáo viên của trường đảm bảo đủ 100% để đứng lớp. Để làm được như vậy, từ năm 2017, nhà trường đã sớm xây dựng lộ trình tuyển dụng giáo viên tiếng Anh, tin học, trang bị cơ sở vật chất từ phòng máy vi tính cho đến thiết bị giảng dạy mỗi lớp học. Đến nay, 100% các lớp học của trường đều có máy chiếu, ti vi.

“Năm thứ 4 thực hiện đổi mới theo Chương trình GDPT 2018, áp lực lớn nhất với nhà trường là sĩ số học sinh. Sĩ số trung bình mỗi lớp tại trường là gần 48 học sinh, vượt xa so với chuẩn quy định. Để khắc phục khó khăn này thực hiện tốt việc dạy và học theo Chương trình GDPT 2018, nhà trường linh hoạt sắp xếp thời khóa biểu, đảm bảo dù học sinh lớp 1 buổi hay 2 buổi cũng đều được thụ hưởng trải nghiệm đa dạng các hoạt động giáo dục, được học thêm nhiều kỹ năng mà chương trình mới yêu cầu”.

Đặc biệt, nhìn nhận sự đồng hành, chia khó của phụ huynh với nhà trường là yếu tố tiên quyết giúp trường triển khai hiệu quả Chương trình GDPT 2018, thầy Bình cho biết trong 2 năm nay trường đẩy mạnh mô hình “trường học xanh, lớp học mở”. Phụ huynh được cùng tham gia trải nghiệm các hoạt động giáo dục, học tập cùng con ở trường, từ đó có sự thấu hiểu, chia sẻ, chung tay cùng nhà trường “gỡ” những vấn đề còn đang vướng mắc trong quá trình triển khai. Từ mô hình lớp học mở, giáo viên cũng tự tin, vững tay hơn rất nhiều trong đổi mới phương pháp, đổi mới tư duy dạy học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.

Là địa phương có tốc độ đô thị hóa nhanh, hàng năm quận Tân Phú chịu nhiều áp lực về sĩ số học sinh, khiến việc thực hiện Chương trình GDPT 2018 gặp nhiều khó khăn. Trong 4 năm thực hiện chương trình mới, tỷ lệ học sinh tiểu học học 2 buổi/ngày trên địa bàn quận chỉ đạt gần 30%. Trước khó khăn này, quận đã vận dụng linh hoạt việc tổ chức dạy học trên 5 buổi/tuần, kết hợp dạy học trực tiếp và trực tuyến, giúp không chỉ thực hiện nội dung chương trình giáo dục mà còn gia tăng trải nghiệm thực tế cho học sinh ở các hoạt động giáo dục.

Ông Phan Sĩ Đạt – Trưởng phòng GD-ĐT quận Tân Phú chia sẻ, thời điểm đầu thực hiện việc dạy trực tuyến kết hợp trực tiếp cũng gặp một số rào cản từ phía giáo viên, phụ huynh. Nhiều giáo viên cho rằng đang thêm việc, còn phụ huynh thì phản ứng khi cho rằng hết dịch rồi, việc dạy trực tuyến là thiếu hiệu quả với học sinh tiểu học. Từng chút một, nhà trường vừa làm công tác truyền thông, tư tưởng cho phụ huynh, vừa nỗ lực giúp phụ huynh nhận thấy hiệu quả của mô hình dạy học kết hợp.


Giáo viên Trưng Tiu hc Phan Văn Tr (qun 1) n lc t hc đ vng tay trong đi mi phương pháp

“Từ thời điểm đầu thực hiện Chương trình GDPT 2018, quận đã chú trọng bồi dưỡng kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin, đổi mới phương pháp và thay đổi tư duy cho toàn đội ngũ. Để làm sao đội ngũ phải vững vàng chuyên môn, nghiệp vụ, quan điểm đổi mới được thông suốt thì việc thực hiện đổi mới mới hiệu quả. Việc học trực tuyến chỉ thực hiện ở một số nội dung giáo dục, ở một số môn học, còn lại tận dụng thời gian học trực tiếp để mang đến nhiều hơn trải nghiệm cho học sinh ở các môn học, hoạt động giáo dục, từ đó giúp các em phát huy được phẩm chất, năng lực theo đúng mục tiêu của chương trình mới hướng tới” – ông Đạt thông tin.

Với sự mạnh dạn đổi mới tư duy, sáng tạo trong cách thức triển khai, ông Phan Sĩ Đạt hồ hởi cho biết, đến nay mô hình kết hợp dạy trực tiếp với trực tuyến đã không chỉ giúp quận khắc phục khó khăn, thực hiện hiệu quả Chương trình GDPT 2018 mà còn là đòn bẩy để các trường thực hiện chuyển đổi số giáo dục một cách mạnh mẽ, đồng bộ…

Tăng tc đ v đích

Trung bình mỗi năm, quận Bình Tân có khoảng 120 ngàn học sinh ở các bậc học từ mầm non đến THCS, bằng tổng số học sinh 3 quận 6, 11 và quận 5 gộp lại. Riêng năm học 2024-2025, quận này ước đón khoảng 11.000 học sinh lớp 1.

Thẳng thắn nhìn nhận rào cản trường lớp không theo kịp với sĩ số học sinh đầu cấp là khó khăn khi thực hiện Chương trình GDPT 2018, trong năm cuối về đích Chương trình GDPT 2018, quận Bình Tân đã quyết tâm xây dựng mới hàng loạt ngôi trường…

Ông Ngô Văn Tuyên – Trưởng phòng GD-ĐT quận Bình Tân thông tin, năm học 2024-2025, quận sẽ đưa vào sử dụng 7 trường học mới theo hướng chuẩn quốc gia, gồm 5 trường tiểu học, 1 trường mầm non và 1 trường THCS. Với tổng số 204 phòng học mới được đưa vào sử dụng sẽ nâng chỉ tiêu 300 phòng học/10.000 dân trong độ tuổi đi học (từ 3-18 tuổi) trên địa bàn quận lên 295 phòng nếu tính riêng hệ công lập. Nếu tính thêm các trường ngoài công lập, chỉ tiêu này vượt trên 300 phòng học.

“Việc đưa vào sử dụng thêm 5 trường tiểu học mới trong năm học tới sẽ giúp quận Bình Tân kéo giảm được áp lực sĩ số học sinh/lớp từ 45 em xuống còn 35 em, cũng như trong 1 trường; tăng tỷ lệ học sinh học 2 buổi/ngày, giúp thực hiện tốt nhất mục tiêu Chương trình GDPT 2018. Đặc biệt những trường tiểu học có trên 50 lớp sẽ được kéo giảm xuống chỉ còn hơn 30 lớp” – ông Tuyên phấn khởi.

Trong khi đó, thừa nhận giáo viên chưa thực sự mạnh dạn đổi mới phương pháp, vận dụng giáo dục STEM trong dạy học, năm học này Trường Tiểu học Phan Văn Trị (quận 1) đã thành lập lớp giáo viên tự học nâng cao chuyên môn vào các trưa thứ ba hàng tuần, nhằm giúp giáo viên vững tay trong đổi mới phương pháp, đặc biệt là dạy học STEM, dạy học tích hợp, tạo đà cho năm cuối thực hiện Chương trình GDPT 2018. Qua lớp tự học, giáo viên cùng nhau ôn, rèn luyện những nội dung cơ bản và nâng cao. Lớp học nâng cao trên tinh thần học Blended vừa online vừa trực tiếp trên nền Google class…

Theo thầy Lê Hồng Thái – Hiệu trưởng Trường Tiểu học Phan Văn Trị, STEM không phải quá mới mẻ với giáo viên tiểu học khi nhiều năm trước phương thức này đã được đưa vào bậc tiểu học dưới hình thức CLB, gắn với dạy học tích hợp. Tuy nhiên khi trở thành một hoạt động giáo dục bắt buộc đưa vào bài học, để giáo viên mạnh dạn thiết kế bài học STEM thì đòi hỏi giáo viên phải vững vàng, biết xây dựng các chủ đề gắn với mạch kiến thức mà học sinh đã học để các em có thể vận dụng giải quyết.

“Song song với bồi dưỡng đội ngũ, phát huy tính tự học cho đội ngũ, nhà trường cũng đẩy mạnh công tác truyền thông để phụ huynh có cái nhìn đúng đắn nhất về giáo dục STEM, từ đó có sự đồng thuận với nhà trường trong thực hiện…”.

Giang Quân

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)