Tạp Chí Giáo Dục TP.Hồ Chí Minh
Du lịch - Thể thaoDu lịch - Khám phá

TP.HCM: Tạo động lực cho ngành du lịch bứt phá

Tạp Chí Giáo Dục

TP.HCM: Tạo động lực cho ngành du lịch bứt phá - Audio
00:00 / 00:00
An audio error has occurred, player will skip forward in 2 seconds.
  1. 1 TP.HCM: Tạo động lực cho ngành du lịch bứt phá Audio

Trong không gian mi, TP.HCM đnh hưng bo tn, phát huy 4 nhóm di sn. Đây là cơ hi đ ngành du lch phát huy tim năng, thế mnh và bt phá, góp phn đưa du lch TP.HCM vươn ra thế gii.

Du lịch văn hóa được ngành du lịch TP.HCM quan tâm, đầu tư 

Bo tn 4 nhóm di sn

TP.HCM là đô thị năng động, nhiều giá trị di sản. Sau khi TP.HCM hình thành, TP định hướng bảo tồn, phát huy giá trị của 4 nhóm di sản trong TP gồm: Di sản lịch sử, di sản cộng đồng, di sản đương đại và di sản cảnh quan. Việc này giúp ngành du lịch có thêm cơ hội giới thiệu sản phẩm mới, nhất là sản phẩm du lịch gắn với văn hóa.

Đối với di sản lịch sử, TP bảo tồn, phát triển các công trình kiến trúc, địa danh và không gian gắn liền với quá trình hình thành, phát triển của TP và cả nước, có giá trị văn hóa – lịch sử tiêu biểu. Việc bảo tồn và phát huy di sản lịch sử tập trung chủ yếu tại khu vực lõi đô thị lịch sử Sài Gòn – Chợ Lớn và các trung tâm làng xã lịch sử như huyện Củ Chi và huyện Cần Giờ hiện nay.

Di sản cộng đồng bao gồm các không gian và công trình có giá trị đặc biệt về chức năng sử dụng, gắn với đời sống đô thị như chợ, làng nghề truyền thống, công trình, quảng trường công cộng. Việc bảo tồn và phát huy di sản này góp phần duy trì bản sắc và là điểm đến đáng nhớ của cộng đồng. Phát huy di sản cộng đồng tập trung chủ yếu tại lõi đô thị lịch sử, các khu vực định cư lâu đời, xen kẽ trong các khu vực phát triển tự phát hoặc các vùng nông thôn hiện trạng.

Bên cạnh đó, TP sẽ phát triển di sản đương đại. Đây là những công trình, không gian đô thị phản ánh sự phát triển của TP trong thời kỳ hiện đại, có giá trị về mặt kiến trúc, nghệ thuật và ký ức đô thị, trong đó bao gồm cả di sản công nghiệp, di sản cảng. Di sản đương đại tập trung chủ yếu tại khu vực ven sông Sài Gòn, các trung tâm phát triển ở phía Nam và phía Đông TP.

Đồng thời, TP sẽ bảo tồn di sản cảnh quan. Đó là các trục cảnh quan, tuyến phố, tuyến cây xanh đô thị và các không gian mở, các khu vực tự nhiên, sông rạch đóng vai trò quan trọng trong định hình cấu trúc và bản sắc TP. Di sản này tập trung chủ yếu tại khu vực lõi đô thị lịch sử, hành lang dọc sông Sài Gòn, kênh Đôi – Tàu Hủ – Bến Nghé, các vùng sinh thái tự nhiên và rừng trồng ở Cần Giờ, Củ Chi, Thủ Đức và Bình Chánh. Việc bảo tồn ngoài bảo vệ nguyên trạng cần kết hợp hài hòa với phát triển, khai thác hợp lý để các di sản tiếp tục đóng góp vào đời sống kinh tế – xã hội, đồng thời tạo động lực cho sự phát triển đô thị bền vững và có bản sắc.

Thêm cơ hi phát trin

Bà Nguyễn Cẩm Tú – Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Du lịch TP.HCM cho biết, TP.HCM luôn xác định du lịch văn hóa là thế mạnh. TP có nhiều di tích, công trình kiến trúc, khi sáp nhập với tỉnh Bình Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu, TP.HCM mới hình thành sẽ tạo động lực cho ngành du lịch phát triển.

Du khách trải nghiệm tour du lịch văn hóa tại Bảo tàng Áo dài

“Bên cạnh du lịch văn hóa, TP.HCM sẽ đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá du lịch đường thủy và du lịch MICE. Khi hợp nhất 3 địa phương lại ngành du lịch sẽ đủ tiềm năng, sức mạnh để phát triển những loại hình du lịch này. Bởi Bà Rịa – Vũng Tàu có cơ sở vật chất hiện đại, nhiều resort lớn nên đáp ứng cho dịch vụ du lịch MICE. Trước mắt, chúng tôi sẽ tổ chức sự kiện “Dấu ấn hè” vào tháng 7 tại Bà Rịa – Vũng Tàu. Sự kiện sẽ góp phần tăng lượng khách du lịch nội địa và quốc tế”, bà Tú cho hay.

Ngoài ra, trong tháng 9 tới, TP.HCM sẽ tổ chức Hội chợ Du lịch quốc tế TP.HCM (diễn ra từ ngày 4 đến 6-9). Trong khuôn khổ sự kiện, TP sẽ tổ chức đại hội dành cho các nhà hoạch định chính sách thuộc các tổ chức du lịch quốc tế của 131 quốc gia và vùng lãnh thổ đến TP.HCM tham dự. “Những sự kiện này sẽ là cơ hội để TP.HCM giới thiệu hình ảnh của một TP năng động, thân thiện cũng như giới thiệu hàng loạt sản phẩm mới của TP.HCM”, bà Tú chia sẻ.

Bên cạnh đó, Lễ hội Sông nước TP.HCM diễn ra từ 29-11 đến 7-12. Trong khuôn khổ sự kiện TP.HCM cũng tổ chức Giải Marathon quốc tế. Sau đó, Tuần lễ Du lịch TP.HCM. “Các sự kiện không còn gói gọn ở TP.HCM cũ mà là TP.HCM mới, năng động, giàu tiềm năng, hội tụ sông, rừng, biển. Do đó, các sự kiện của ngành du lịch trong thời gian tới sẽ được đầu tư tổ chức hoành tráng, phục vụ nhu cầu tham quan, du lịch rất lớn của du khách”, bà Tú kỳ vọng.

Song song với tổ chức chuỗi sự kiện, ngành du lịch TP.HCM sẽ tăng cường hoạt động xúc tiến nước ngoài, đặc biệt ở thị trường Tây Âu, Mỹ. Việc quảng bá, xúc tiến thị trường nước ngoài để du khách quốc tế hiểu hơn về TP.HCM mới cũng như những sản phẩm độc đáo để tìm đến trải nghiệm.

Ông Lê Trương Hiền Hòa – Phó Giám đốc Sở Du lịch TP.HCM cũng khẳng định với bối cảnh hiện tại, sau mở rộng địa giới hành chính, TP.HCM sẽ có thêm cả các resort, khách sạn ở biển từ Bà Rịa – Vũng Tàu và du lịch khu công nghiệp ở Bình Dương. Với địa giới hành chính mới, để TP.HCM có thể bao quát hết các tài nguyên du lịch thì chuyển đổi số là rất quan trọng. Chính vì vậy, Sở Du lịch TP sẽ trực tiếp đầu tư hệ thống dữ liệu dùng chung về du lịch để mỗi đơn vị, doanh nghiệp sẽ cùng khai thác sao cho hiệu quả nhất”.

H Trinh

Bình luận (0)