Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

TP.HCM: Tạo mọi điều kiện để quy tụ người tài

Tạp Chí Giáo Dục

TP.HCM là mt đô th đc bit, là mt trung tâm kinh tế – văn hóa – xã hi không ch ca cc mà ca c khu vc nên TP luôn xác đnh vic phát trin phi da trên nn trí thc. Tuy nhiên, sau 15 năm thc hin Ngh quyết 27-NQ/TW (ca Ban Chp hành Trung ương Đng khóa X hưng đến xây dng đi ngũ trí thc trong thi k đy mnh công nghip hóa, hin đi hóa đt nưc), TP vn gp nhiu khó khăn, vưng mc trong thu hút ngưi tài. Theo đó, chính quyn TP đ xut vi Trung ương nhiu gii pháp đ gi chân và thu hút ngưi tài, ngăn chn tình trng “chy máu cht xám”…


TP.HCM đang đ xut nhiu chính sách ưu đãi đ thu hút và gi chân ngun nhân lc cht lưng cao

Mới đây, đoàn công tác do Trung tướng Trịnh Văn Quyết – Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam – làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Thành ủy TP.HCM về việc thực hiện Nghị quyết 27. Tại đây nhiều ý kiến đã chỉ ra một số hạn chế cần phải nhanh chóng khắc phục nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ mới…

15 năm thu hút đưc… 9 ngưi tài

Ông Lâm Hùng Tấn – Phó Giám đốc Sở Nội vụ TP.HCM – cho biết, thực hiện Nghị quyết 27, TP.HCM đã có các chính sách về việc thu hút chuyên gia, nhà khoa học trong 12 lĩnh vực. Theo đó các chính sách này được TP xây dựng dựa trên những nội dung như: Hỗ trợ ban đầu; thu nhập hàng tháng với chuyên gia và người có tài năng đặc biệt; nhà khoa học có công trình nghiên cứu hiệu quả hưởng mức không quá 1% tổng mức chi cho công trình nghiên cứu và có chính sách nhà ở. Kết quả, TP đã thu hút được 5 chuyên gia, nhà khoa học làm việc tại Khu Công nghệ cao; Sở Khoa học – Công nghệ TP đã tuyển chọn 4 chuyên gia, nhà khoa học. Số lượng này vẫn còn rất ít.

Theo ông Tấn, cần có chính sách thu hút nhanh, gọn để tạo điều kiện thuận lợi cho các chuyên gia cùng tham gia. Đặc biệt cần sớm ban hành nghị quyết mới đảm bảo thu nhập cho cán bộ và đội ngũ trí thức đang công tác tại các đơn vị Nhà nước. “Hiện có nhiều khó khăn trong đãi ngộ việc làm. Cụ thể, trước đây việc đào tạo, bồi dưỡng đối với cán bộ, công chức, viên chức được chi từ nguồn ngân sách. Tuy nhiên, sau khi có Thông tư 36/2018 của Bộ Tài chính thì việc chi đào tạo bồi dưỡng cho viên chức phải sử dụng kinh phí của đơn vị, cá nhân, hoặc nguồn khác. Điều này đã gây khó cho đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức cũng như nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trong đó có đội ngũ trí thức”, ông Tấn cho biết.

Ông Nguyễn Hữu Hưng – Phó Giám đốc Sở Y tế TP – tâm tư, Thông tư 36 chỉ giải quyết vấn đề đào tạo cho đội ngũ công chức, trong khi ngành y tế có rất nhiều đơn vị sự nghiệp phần đông người lao động là viên chức. Do vậy, kinh phí đào tạo, bồi dưỡng phải lấy từ nguồn của đơn vị, điều này rất bất tiện.

“Sở Y tế đã tham mưu UBND TP vận dụng Nghị quyết 31 của Bộ Chính trị từ đó đề xuất kinh phí đào tạo cho đội ngũ viên chức. Nếu được sẽ có đủ kinh phí để đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn lực ngành y tế TP”, ông Hưng cho hay.

Lãnh đạo một số sở, ngành cũng cho biết, thu nhập hiện nay chưa đủ để đảm bảo đãi ngộ, giữ chân đội ngũ, nhất là nguồn nhân lực có trình độ cao. Mặt khác, việc hướng dẫn các tiêu chuẩn, điều kiện, vị trí việc làm của các ngành, lĩnh vực còn chậm. Điều này ảnh hưởng đến công tác tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.

Bà Lê Thị Ngọc Điệp – Chủ tịch Hội đồng Trường ĐH KHXH&NV (ĐH Quốc gia TP.HCM) – cho biết, Nghị định 50 ngày 2-8-2022 quy định tuổi nghỉ hưu đối với viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập và Nghị quyết 165 về học phí đối với cơ sở GD-ĐT công lập năm 2022-2023 đang gây nhiều trở ngại cho các đơn vị giáo dục công lập, trong đó có ĐH Quốc gia TP đang tiến tới tự chủ. Có thể nói 2 nghị định và nghị quyết này làm cho các trường công lập gặp nhiều khó khăn trong việc thu hút nguồn nhân lực trình độ cao.

Thu hút nhân tài bng lương và nhà

Ông Phan Văn Mãi – Chủ tịch UBND TP.HCM – cho biết, đội ngũ trí thức đã hiện diện, có mặt trên tất cả các lĩnh vực. Đội ngũ trí thức tham gia đông đảo và đóng góp nhiều ý kiến cho TP và nước nhà, gần đây nhất là góp ý cho Luật Đất đai (sửa đổi); trước đó góp ý cho Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TP và các nghị quyết, chuyên đề khác của Thành ủy TP. Thời gian vừa qua, trong công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19 nếu không có sự hiến kế, đóng góp ý kiến của người dân, doanh nghiệp, đội ngũ trí thức thì thiệt hại còn nhiều hơn.

“Cấp ủy, chính quyền TP luôn xác định đúng vị trí, vai trò và phát huy sức mạnh của đội ngũ trí thức; ngược lại đội ngũ trí thức cũng xác định được trách nhiệm của mình và đóng góp rất tích cực trong quá trình hình thành các chủ trương, các giải pháp để xây dựng và phát triển TP. TP.HCM có được như ngày hôm nay, giữ được vị trí dẫn đầu, giữ được vị trí trung tâm về nhiều mặt, có phần đóng góp rất quan trọng của đội ngũ trí thức”, ông Mãi khẳng định.

Tuy nhiên, cũng theo ông Mãi, so với tiềm năng của TP.HCM thì thời gian qua TP làm chưa tốt việc kết nối và phát huy hết tiềm năng này. Đây là một hạn chế của việc thực hiện Nghị quyết 27 mà trong thời gian tới TP phải khắc phục.

“Cụ thể, TP sẽ tập trung xây dựng, phát huy đội ngũ trí thức trên cơ sở triển khai các mục tiêu phát triển thông qua nhiều chương trình, đề án. TP sẽ có cơ chế chăm lo về tiền lương, nhà ở cho đội ngũ trí thức. Ngoài đội ngũ trí thức đang sống và làm việc tại TP, TP.HCM cũng sẽ có nhiều chế độ ưu đãi cho đội ngũ trí thức ở trong và ngoài nước nhằm thu hút nhân tài cống hiến cho TP. Việc này TP đang dự thảo trong nghị quyết mới thay thế Nghị quyết 54 về cơ chế phát triển đột phá TP.HCM”, ông Mãi nhấn mạnh.

Từ thực tiễn thực hiện Nghị quyết 27 tại TP.HCM, ông Dương Anh Đức – Phó Chủ tịch UBND TP – đề xuất Trung ương ban hành nghị quyết mới nhằm cụ thể hóa các quan điểm chỉ đạo, mục tiêu, định hướng phát triển đất nước giai đoạn mới được xác định trong Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng. Đồng thời, kiến nghị Chính phủ sớm xem xét xây dựng và ban hành chính sách cải cách tiền lương phù hợp với mức sống và điều kiện của đô thị đặc biệt nhằm giữ chân cũng như tạo đột phá trong thu hút đội ngũ trí thức đến công tác và cống hiến lâu dài cho hệ thống chính trị TP. Kiến nghị Chính phủ, Bộ Tài chính và Bộ Nội vụ xem xét, điều chỉnh quy định về kinh phí đào tạo, bồi dưỡng theo Thông tư số 36 của Bộ Tài chính “về hướng dẫn việc lập dự toán, quản lý, sử dụng quyết toán kinh phí dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức” để tạo điều kiện cho TP được chủ động sử dụng nguồn ngân sách Nhà nước trong tuyển chọn đào tạo, bồi dưỡng nhân lực chất lượng cao, nhất là trí thức người Việt Nam ở nước ngoài.

Nguyn Trinh

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)