Sự kiện giáo dụcTin tức

TP.HCM thử nghiệm hệ thống công nghệ thu gom rác trên sông rạch

Tạp Chí Giáo Dục

Công suất của hệ thống có thể thu gom được đến hơn 40 tấn/1 ca làm việc (7 giờ) và có thể vớt được nhiều loại rác mà các phương pháp thủ công trước đây không thể làm được.
TP.HCM thu nghiem he thong cong nghe thu gom rac tren song rach hinh anh 1
Kênh Nhiêu Lộc-Thị Nghè. (Ảnh: Mạnh Linh – TTXVN)

Ngày 9/10, Sở Giao thông Vận tải Thành phố Hồ Chí Minh và Công ty Cổ phần Công trình giao thông Sài Gòn tổ chức thí điểm thực hiện công tác vớt, thu gom chất thải rắn sử dụng thiết bị hiện đại trên đoạn sông Vàm Thuật-Bến Cát.

Hệ thống vớt, thu gom chất thải rắn (rác) bao gồm 5 thiết bị: một sà lan lớn với khoang chứa rác khoảng 250 tấn, có cần cẩu gắp; một tàu thu gom rác tự động với sải cánh thu gom rộng 12m chạy trên luồng chính và có hệ thống nén rác để tiết kiệm diện tích chứa; 2 máy gắp rác nhỏ có tính cơ động cao, do một người điều khiển, di chuyển rác và đưa về sà lan; một tàu kéo tàu chính.

Theo ông Lâm Tấn Kiệt, Giám đốc Xí nghiệp 1 (Công ty Cổ phần Công trình giao thông Sài Gòn), tổng giá trị hệ thống là 20 tỷ đồng, trong đó 2 máy gắp rác cơ động nhập khẩu toàn bộ từ Hoa Kỳ có giá 3,5 tỷ đồng mỗi chiếc; 3 thiết bị còn lại do đội ngũ kỹ sư Việt Nam phát triển.

Sau thí điểm, thử nghiệm, đơn vị sẽ tổ chức đánh giá, điều chỉnh để có sự tối ưu trong hoạt động ở từng nơi, từ sông lớn đến kênh rạch nhỏ.

Ông Hà Thanh Sơn, Trưởng phòng Phòng Quản lý giao thông đường thuỷ (Sở Giao thông Vận tải Thành phố) cho biết, thời gian qua, Thành phố đã tiến hành vớt rác trên các sông như Nhiêu Lộc-Thị Nghè, Kênh Đôi, Kênh Tẻ, Tàu Hủ, Lò Gốm… chủ yếu bằng phương pháp thủ công, dùng thiết bị chưa tương tích nên hiệu quả chưa cao.

Vì thế, việc ứng dụng công nghệ mới, dùng thiết bị cơ giới cần được thử nghiệm để nâng cao hiệu quả.

Theo ông Hà Thanh Sơn, đánh giá bước đầu, phương pháp này phù hợp với các sông, kênh rạch đô thị trên địa bàn, vớt được lượng rác lớn, trong đó có các loại rong, cỏ, lục bình và rác ven bờ.

Công suất của hệ thống có thể thu gom được đến hơn 40 tấn/1 ca làm việc (7 giờ) và có thể vớt được nhiều loại rác mà các phương pháp thủ công trước đây không thể làm được.

Trước mắt, Sở Giao thông Vận tải sẽ tham mưu Ủy ba Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh cho thí điểm trong tháng 11-12/2020. Sau đó đánh giá, xây dựng định mức, đơn giá để có thể triển khai đại trà trong năm 2021.

Hệ thống này sẽ được áp dụng ở các tuyến giao thông thuỷ tại thành phố. Khi hệ thống di chuyển trên tuyến nào sẽ tập trung vớt sạch rác trên đoạn sông đó và thực hiện cuốn chiếu trên toàn tuyến sông./.

Theo Tiến Lực/TTXVN

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)