Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

TP.HCM: Thúc đẩy ứng dụng chữ ký số cho thị trường cá nhân

Tạp Chí Giáo Dục

S Thông tin và Truyn thông TP.HCM va phi hp Trung tâm Chng thc đin t quc gia t chc Hi ngh phi hp trin khai thúc đy ph cp ch ký s (CKS) trên đa bàn TP.HCM. Đây là hot đng thúc đy ng dng CKS cho th trưng cá nhân, giúp ngưi dân rút ngn thi gian, công sc trong vic gii quyết các h sơ, th tc hành chính.


Quang cnh ký kết phi hp trin khai thúc đy ph cp ch ký s trên đa bàn TP.HCM

Ch ký s = ch ký sng + mc đ

Dịch vụ CKS có mặt tại Việt Nam từ 2009. Đến nay qua 14 năm phát triển, dịch vụ chứng thực CKS đã thể hiện vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy các giao dịch điện tử quan trọng trên môi trường mạng.

Ông Nguyễn Khơ Din – Phó Chủ nhiệm, Tổng Thư ký Câu lạc bộ CKS và giao dịch điện tử Việt Nam – cho biết, hiệu lực pháp lý CKS được công nhận tương đương với chữ ký tươi có dấu đỏ, do đó được nhân rộng, sử dụng rộng rãi. CKS thời gian vừa qua đã thể hiện là một dịch vụ không thể thay thế giúp các doanh nghiệp giao dịch hoàn toàn trên môi trường mạng, đảm bảo an toàn một cách xuyên suốt.

“CKS có khả năng xác định nguồn gốc, xác định được danh tính chủ nhân sở hữu; có tính chống chối bỏ trách nhiệm đã ký và tính toàn vẹn dữ liệu. 3 đặc điểm này giúp cho CKS được công nhận và đảm bảo giá trị pháp lý trên toàn cầu, đặc biệt ở Việt Nam. Ưu điểm của CKS là mang lại sự nhanh gọn trong giải quyết thủ tục, không cần thực hiện ký tay. Từ đó, việc ứng dụng CKS sẽ giúp tiết kiệm thời gian, giảm chi phí vận hành, di chuyển. Trong trường hợp ký kết hợp đồng, các bên liên quan cũng không cần gặp gỡ, giảm thiểu trở ngại về khoảng cách địa lý”, ông Khơ Din nói.

Theo các thống kê, sử dụng CKS giảm đến 92% lỗi liên quan đến việc xác thực bằng các công cụ thô sơ; giảm 86% chi phí các tài liệu phải in ấn lưu trữ; tăng 85% hiệu suất lao động và tiết kiệm 22.000 giờ lao động mỗi năm; giảm 66% việc thất lạc tài liệu.

Với những giá trị chung mà CKS mang lại, tại Việt Nam từ 2011, thuế điện tử đã được ngành thuế thúc đẩy triển khai và đến nay 99,7% doanh nghiệp, tổ chức đã kê khai thuế qua mạng. Kết quả, Ngân hàng Thế giới đánh giá Việt Nam tăng 64 bậc trên bảng xếp hạng về cạnh tranh, tiết kiệm 60% chi phí cho doanh nghiệp và Nhà nước.

Tiếp nối thành công của thuế điện tử, đến 2013 ngành hải quan cũng áp dụng kê khai các thủ tục liên quan đến xuất nhập khẩu, thông quan qua môi trường điện tử. Việc ứng dụng hải quan điện tử giúp cho ngành này giảm 19 phút khi thực hiện mỗi bộ hồ sơ về hàng nhập khẩu; giảm 17 phút/hồ sơ đối với hàng xuất khẩu.

Lần lượt đến bảo hiểm xã hội điện tử, hóa đơn điện tử. Đặc biệt, đầu tháng 7-2022, 100% doanh nghiệp ở Việt Nam sử dụng hóa đơn điện tử thay thế hóa đơn giấy, giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm 80% chi phí so với hóa đơn giấy.

Từ những giá trị CKS mang lại, ông Khơ Din cho rằng, cần hướng đến kế hoạch tuyên truyền để làm sao mỗi công dân đều có CKS. CKS cá nhân hiện đang ở giai đoạn khởi đầu, cần hướng đến và có các kế hoạch để phổ cập làm sao cho mỗi công dân có 1 CKS. Khi đó, các dịch vụ liên quan đến giao dịch điện tử có thể được phổ cập một cách hoàn toàn, giúp cho ứng dụng CKS rộng rãi và đem lại những lợi ích thiết thực cho người dân…

Theo ông Khơ Din, mảng hợp đồng điện tử hiện vẫn đang ở mức số 0 và hoàn toàn có cơ hội thúc đẩy hợp đồng điện tử trong toàn bộ thị trường doanh nghiệp cũng như cá nhân, giúp cải thiện việc lập, phê duyệt các hợp đồng, tiết kiệm chi phí cho việc in ấn tài liệu. Mảng dịch vụ công trực tuyến cũng đang là mảng trọng tâm mà TP.HCM sẽ hướng đến. Khi có ứng dụng của CKS thì các dịch vụ công trực tuyến thực hiện toàn quá trình, khắc phục tình trạng một số dịch vụ vẫn đang thực hiện một phần trực tuyến, một phần trực tiếp.

Đưa ch ký s đến ngưi dân sm nht

Ông Phạm Quang Hiếu – Phó Giám đốc Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia – cho biết, CKS công cộng là một trong các hạ tầng quan trọng để thực hiện giao dịch, cũng như các hoạt động chuyển đổi số, phát triển kinh tế số. Tới nay, Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia đã tích hợp dịch vụ CKS cá nhân vào hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính được 17/63 tỉnh, thành và có 47/63 cổng dịch vụ công đã sẵn sàng với ít nhất 1 dịch vụ cung cấp dịch vụ CKS công cộng.

TP.HCM đã xác định kinh tế số là một trong những động lực quan trọng để phát triển TP trong thời gian tới; đồng thời TP cũng đặt ra các mục tiêu rất thách thức.  Phấn đấu đến năm 2025, kinh tế số đóng góp khoảng 25% tổng sản phẩm nội địa (GRDP) trên địa bàn TP, đến năm 2030 là 40%.

Cung cp min phí ch ký s cá nhân cho ngưi dân

Hội nghị phối hợp triển khai thúc đẩy phổ cập CKS trên địa bàn TP.HCM sẽ bắt đầu chuỗi hoạt động thúc đẩy, đưa CKS đến gần với người dân. Theo đó, Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với các đơn vị cung cấp dịch vụ CKS, UBND quận, huyện, TP.Thủ Ðức tổ chức cung cấp miễn phí CKS cá nhân cho người dân khi thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử. Thời gian thực hiện bắt đầu từ tháng 6-2023 đến 6-2024. Người dân có thể đến UBND các quận, huyện, TP.Thủ Đức để được cấp.

Bên cạnh đó, Sở Thông tin và Truyền thông cũng sẽ phối hợp với các đơn vị cung cấp CKS tổ chức các gian hàng cung cấp miễn phí CKS cá nhân trong hàng loạt các sự kiện như: Tuần lễ Sách của người làm báo, Hội sách quốc tế…

“Với sự vào cuộc quyết liệt của các cơ quan, địa phương trên địa bàn TP.HCM thì thời gian tới TP sẽ là một trong các tỉnh có mức độ phổ cập độ phủ chứng thực số cá nhân cao nhất trên cả nước. Qua đó, góp phần củng cố và xây dựng hạ tầng số phục vụ các chương trình chuyển đổi số trên địa bàn TP cũng như chương trình phát triển kinh tế số”, ông Quang Hiếu khẳng định.

Theo kế hoạch của UBND TP.HCM, năm 2023, 100% các thủ tục hành chính đủ điều kiện được cung cấp dưới dạng trực tuyến. Để vận hành được theo chỉ tiêu này thì việc ứng dụng CKS và số hóa hồ sơ là yêu cầu bắt buộc.

Ông Lâm Đình Thắng – Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông TP – cho biết, trong thời gian qua, gần như toàn bộ cơ quan Nhà nước trên địa bàn TP đã được cấp CKS. Hơn 11.000 CKS đã được cấp cho cán bộ, công chức, viên chức tại địa phương. Sở Thông tin và Truyền thông đã phối hợp với Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia triển khai giải pháp CKS lên giải quyết thông tin thủ tục hành chính cho người dân và doanh nghiệp làm thủ tục hành chính thuận lợi hơn. Sở sẽ phối hợp với Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia triển khai các hoạt động để làm sao đưa CKS đến gần với người dân trong thời gian sớm nhất.

“Việc người dân hiểu và sử dụng CKS nhiều hơn sẽ sử dụng hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính nhiều hơn. Từ đó tốc độ và kết quả giải quyết thủ tục hồ sơ của người dân và doanh nghiệp sẽ nhanh hơn trong thời gian tới”, ông Thắng nhấn mạnh.

Linh Anh

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)