Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

TP.HCM tiếp tục giảm tối thiểu 10% biên chế hưởng lương ngân sách trong ngành giáo dục

Tạp Chí Giáo Dục

TP.HCM đặt mục tiêu đến năm 2025 tiếp tục giảm tối thiểu bình quân 10% (mỗi năm 2%) đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập và 10% (mỗi năm 2%) biên chế sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách Nhà nước so với năm 2021.

Yêu cầu được Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM Nguyễn Văn Hiếu nêu ra trong kế hoạch sắp xếp đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2024-2025 và định hướng sắp xếp đơn vị sự nghiệp công lập giai đoạn 2026-2030, ngày 30-9.

Đến năm 2025, TP.HCM giảm tối thiểu 10% biên chế hưởng lương từ ngân sách trong ngành giáo dục

Theo đó, Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM nêu rõ, đến năm 2025, ngành giáo dục TP.HCM đặt mục tiêu: Sắp xếp các đơn vị sự nghiệp công lập, bảo đảm tinh gọn, có cơ cấu hợp lý, có năng lực tự chủ, quản trị tiên tiến, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; giữ vai trò chủ đạo, then chốt trong thị trường dịch vụ sự nghiệp công; cung ứng dịch vụ sự nghiệp công cơ bản, thiết yếu có chất lượng ngày càng cao.

Giảm mạnh đầu mối, khắc phục tình trạng manh mún, dàn trải và trùng lắp; tinh giản biên chế gắn với cơ cấu lại, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, viên chức. Phát triển thị trường dịch vụ sự nghiệp công và thu hút mạnh mẽ các thành phần kinh tế tham gia phát triển dịch vụ sự nghiệp công.

Tiếp tục giảm tối thiểu bình quân 10% (mỗi năm 2%) đơn vị sự nghiệp công lập và 10% (mỗi năm 2%) biên chế sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách nhà nước so với năm 2021. Chấm dứt số hợp đồng lao động không đúng quy định trong các đơn vị sự nghiệp công lập (trừ các đơn vị bảo đảm tự chủ tài chính); Phấn đấu có tối thiểu 20% đơn vị tự chủ tài chính.

Tiếp tục giảm bình quân 10% (mỗi năm 2%) chi trực tiếp từ ngân sách Nhà nước cho đơn vị sự nghiệp công lập so với giai đoạn 2016-2020.

Tập trung sắp xếp, tổ chức lại gắn với nâng cao chất lượng giáo dục, hình thành trường phổ thông nhiều cấp học (tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông) phù hợp với nhu cầu và điều kiện thực tế của mỗi địa phương, địa bàn cụ thể.

Rà soát, sắp xếp, điều chỉnh lại quy mô lớp học một cách hợp lý; thu gọn lại các điểm trường trên nguyên tắc thuận lợi cho người dân và phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương. Tạo điều kiện chuyển đổi mô hình các cơ sở giáo dục mầm non, trung học phổ thông từ công lập ra ngoài công lập ở những nơi có khả năng xã hội hóa cao.

Trong giai đoạn 2026-2030, TP.HCM phấn đấu đến hết năm 2030 chỉ còn các đơn vị sự nghiệp công lập phục vụ nhiệm vụ chính trị, phục vụ quản lý Nhà nước và các đơn vị cung ứng các dịch vụ sự nghiệp công cơ bản, thiết yếu; giảm 10% biên chế sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách Nhà nước so với năm 2025; giảm bình quân 15% chi trực tiếp từ ngân sách Nhà nước cho đơn vị sự nghiệp công lập so với giai đoạn 2021-2025.

Nâng cao năng lực quản lý, tinh thần trách nhiệm, gương mẫu của người đứng đầu, cán bộ lãnh đạo, quản lý các đơn vị sự nghiệp công lập trong quản lý, điều hành và thực hiện việc sắp xếp, tổ chức lại, đẩy mạnh tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập; gắn quyền hạn với trách nhiệm, quyền lợi với hiệu quả công việc.

Xây dựng phương án rà soát, hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy bên trong của đơn vị theo hướng tinh gọn, giảm mạnh đầu mối, bỏ cấp trung gian; thực hiện đổi mới phương thức quản lý, nâng cao năng lực quản trị của đơn vị, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và khoa học – công nghệ tiên tiến, áp dụng các tiêu chuẩn, chuẩn mực quản trị quốc tế, bảo đảm nâng cao hiệu quả hoạt động, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động cung ứng các dịch vụ sự nghiệp công, đáp ứng yêu cầu của xã hội, của người dân.

Yến Hoa

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)