Tạp Chí Giáo Dục TP.Hồ Chí Minh
Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

TP.HCM tìm giải pháp đẩy nhanh tiến độ về đích các dự án trường học

Tạp Chí Giáo Dục

TP.HCM tìm giải pháp đẩy nhanh tiến độ về đích các dự án trường học - Audio
00:00 / 00:00
An audio error has occurred, player will skip forward in 2 seconds.
  1. 1 TP.HCM tìm giải pháp đẩy nhanh tiến độ về đích các dự án trường học Audio

Đến hết năm 2025, TP.HCM tính toán s có hơn 2.000 phòng hc mi đưc đưa vào s dng, đt 50% tiến đ đ ra khi thc hin Đ án 4.500 phòng hc. Hin nay TP.HCM đang gp rút tìm gii pháp tháo g khó khăn, đy nhanh tiến đ v đích các d án.

TP.HCM tìm giải pháp đẩy nhanh tiến độ các dự án trường học về đích

Hoàn thành 50% tiến đ

Sở GD-ĐT TP.HCM cho hay, đến hết năm 2025, Đề án 4.500 phòng học của TP.HCM mới hoàn thành được một nửa, với hơn 2.000 phòng học mới dự kiến được đưa vào sử dụng, đạt tỷ lệ 50% mục tiêu đề ra. Trong đó có 1.200 phòng học từ đầu tư công, 800 phòng từ xã hội hóa.

Dù vậy, theo ông trong suốt hơn 1 năm triển khai đề án, đã cho thấy sự quyết tâm, nỗ lực, tập trung cao độ của các sở, ban, ngành, địa phương. Ở các địa bàn còn áp lực cao về nhu cầu chỗ học, các địa phương đã đưa ra chủ trương ưu tiên quỹ đất công, sạch để đẩy nhanh tiến độ xây dựng và phát triển hệ thống mạng lưới trường lớp trên địa bàn, gắn với nhu cầu đầu tư và điều kiện thực tế tại mỗi địa phương.

Sở GD-ĐT, Sở Tài chính cùng các địa phương luôn tập trung đề xuất ưu tiên nguồn vốn cho công tác xây dựng phát triển trường lớp ở mỗi giai đoạn, trong đó, giai đoạn 2021-2025 tính đến nay lĩnh vực giáo dục đã được bố trí khoảng 18.288 tỉ đồng, chiếm tỉ trọng khoảng 10,6% tổng số vốn đầu tư công của TP.

Trong quá trình thực hiện, Sở GD-ĐT tham mưu văn bản, phối hợp với các sở ngành và trực tiếp Ban Giám đốc Sở GD-ĐT đi xuống từng quận, huyện, TP.Thủ Đức để tháo gỡ các dự án thuộc Đề án 4.500 phòng học.

Các địa phương cũng thường xuyên rà soát, báo cáo Ban chỉ đạo 167 phương án xử lý, sắp xếp nhà đất công, đất cho doanh nghiệp thuê khai thác sử dụng không đúng mục đích hoặc kém hiệu quả để ưu tiên chuyển sang bố trí làm đất giáo dục. Các đồ án quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2.000 được gắn với kế hoạch sử dụng đất của địa phương cơ bản đã phân bổ chi tiết, phủ kín dựa trên quy mô, hạ tầng khu vực để xác định vị trí, quy mô của từng khu đất dành cho xây dựng trường lớp làm cơ sở lập dự án đầu tư theo từng năm, từng giai đoạn phù hợp.

Gp rút tháo g

Theo ông Trần Khắc Huy – Trưởng phòng Kế hoạch Tài chính, Sở GD-ĐT TP.HCM, kết quả thực hiện đề án chưa đáp ứng mục tiêu đề ra do nhiều nguyên nhân.

Trong quá trình Sở GD-ĐT làm việc với các địa phương có mời các sở, ngành cùng tham dự để kịp thời tháo gỡ, hướng dẫn cho các địa phương ở từng dự án. Tuy nhiên, các sở ngành chỉ cử chuyên viên, do đó “không đủ sức” để trao đổi, thuyết phục các đơn vị quận, huyện rà soát, bổ sung những nội dung trong quá trình đầu tư.

Giai đoạn đầu tư công trung hạn 2021-2025 chịu ảnh hưởng lớn từ sự thay đổi của hệ thống pháp luật liên quan đến đầu tư công, công tác quy hoạch, đất đai và điều kiện về môi trường, giao thông…

Trong 276 dự án, qua rà soát có 142 dự án đã thông qua chủ trương đầu tư, còn lại 134 dự án chưa thông qua chủ trương đầu tư. Qua rà soát, tổng hợp với các dự án thì thấy vướng chủ yếu là về quy hoạch; nhiều dự án phải điều chỉnh lại quy hoạch 1/500, 1/2.000. Một cái vướng nữa đó là vướng về Thông tư 13 trước đây và hiện nay là sửa đổi Thông tư 23. Nếu xây dựng mới các dự án thì phải tuân thủ đúng theo các yêu cầu đặt ra trong thông tư, từ phòng học, sân chơi, mà trong đó nhiều dự án đang chỉ cải tạo từ phòng học cũ, không đảm bảo theo yêu cầu thông tư mới.

Nhiều dự án đầu tư xây dựng trường mới đều quy hoạch trên đất phải thực hiện công tác thu hồi, bồi thường giải phóng mặt bằng, quy trình thực hiện nhiều bước, giá cả biến động theo các quy định được cập nhật mới phù hợp tình hình phát triển của kinh tế thị trường dẫn đến nhu cầu vốn đầu tư tăng cao.

Hơn nữa nhiều quỹ đất xây dựng trường học trong các dự án phát triển khu dân cư mới chưa được đẩy mạnh đầu tư tạo áp lực lên hệ thống trường lớp công lập hiện hữu xung quanh. Nhiều nhà đầu tư chậm triển khai đầu tư các hạng mục công trình hạ tầng xã hội (trường học) mặc dù đã có những cam kết về nghĩa vụ, trách nhiệm và tiến độ đầu tư. Đến nay vẫn chưa có biện pháp chế tài xử lý mạnh đối với những trường hợp trên, làm ảnh hưởng đến việc phát triển, hoàn thiện mạng lưới quy hoạch trường lớp.

“Cần phải xử lý nhanh, dứt điểm trách nhiệm của các nhà đầu tư đã được giao đất và chấp thuận chủ trương đầu tư tại các khu dân cư mới nhưng chưa thực hiện nghĩa vụ đầu tư trường học theo quy hoạch cũng như cam kết” – ông Huy kiến nghị.

Ông Dương Trí Dũng – Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM cho hay, sắp tới, sở sẽ chia nhóm để làm việc với các sở, ngành, đôn đốc các địa phương để đẩy nhanh tiến độ xây dựng các phòng học và căn cứ vào địa bàn liên quan đến các dự án để kịp thời đề xuất các phương án giải quyết.

Ông Cao Thanh Bình, Trưởng ban Văn hóa – Xã hội, HĐND TP.HCM đánh giá rất cao sự vào cuộc của các đơn vị thực hiện Đề án 4.500 phòng học. Dự kiến đến ngày 30-4, thành phố đã hoàn thành được 872 phòng học. Hầu hết các phòng cải tạo, sửa chữa nâng cấp, cho thấy lãnh đạo thành phố quan tâm, các em học sinh có điều kiện được học tập tốt hơn.

Theo ông Bình, với 276 dự án để đạt 45.000 phòng học, có phân tích 142 dự án cải tạo đã có chủ trương xây dựng mới, 134 dự án chưa thông qua chủ trương đầu tư. Đối với 134 dự án chưa được thông qua chủ trương đầu tư, ông Bình kiến nghị Sở GD-ĐT sớm tham mưu với lãnh đạo UBND TP để có chủ trương đầu tư mới kịp tiến độ thực hiện.

Liên quan đến nhiều khó khăn vướng mắc làm chậm tiến độ thực hiện đề án, ông Bình cho biết ban sẽ phối hợp với các ban khác của HĐND TP.HCM để đề nghị tháo gỡ. Riêng với các trường hợp thực tế nhiều chủ đầu tư chưa chịu trách nhiệm trong việc đầu tư hạ tầng gồm có trường lớp, Trưởng ban Văn hóa – Xã hội đề nghị phải có thống kê bao nhiêu trường hợp như trên từ đó ban sẽ phối hợp với Ban Kinh tế Ngân sách, Ban Đô thị để kiến nghị giải quyết.

Giang Quân

Bình luận (0)