Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

TP.HCM: Trường học gặp khó khi chuyển đổi số

Tạp Chí Giáo Dục

Trong mc tiêu chuyn đi ni dung chương trình giáo dc lên dy hc trc tuyến, nhiu trưng hc ti TP.HCM đang gp khó khăn v yếu t đng thun ca ph huynh khi trin khai.


Nhiu trưng h TP.HCM hin gp khó khăn v s đng thun ca ph huynh khi thc hin chuyn đi s

Nhằm thực hiện chuyển đổi số giáo dục một cách đồng bộ, hiệu quả từ năm học 2022-2023, Sở GD-ĐT TP.HCM đặt mục tiêu đến năm 2025 sẽ có 25% nội dung chương trình giáo dục bậc tiểu học và 35% ở bậc trung học được đưa lên trực tuyến.

Gp khó v s đng thun ca ph huynh

Năm học này, Trường THCS Nguyễn Du (Q.1) đặt mục tiêu đưa 20% nội dung chương trình giáo dục ở các môn học lên hệ thống dạy học trực tuyến LMS. Phấn đấu đến năm học sau, con số này đạt 25%. Chia sẻ về quá trình thực hiện, cô Nguyễn Đoan Trang (Hiệu trưởng nhà trường) thẳng thắn, khó khăn phần nhiều không đến từ việc chuyển đổi vì đội ngũ giáo viên đã có kinh nghiệm từ quá trình dạy học trực tuyến trong dịch Covid-19 cũng như thường xuyên được bồi dưỡng, nâng cao năng lực chuyên môn xây dựng bài giảng điện tử. Khó khăn hiện nay đang đến từ nhận thức, suy nghĩ của một bộ phận phụ huynh nên dẫn đến tỷ lệ đồng thuận của phụ huynh về chủ trương này chưa được tuyệt đối. “Khi triển khai, nhà trường tiếp tục giới thiệu đến phụ huynh về việc sử dụng tài khoản dạy học trực tuyến LMS. Thế nhưng, nhiều ý kiến của phụ huynh cho rằng đã học trực tiếp rồi nên việc thu phí tài khoản học trực tuyến là không cần thiết. Một số phụ huynh thì nhìn nhận học sinh tự học trên nền tảng sẽ tạo thêm áp lực học tập cho các em…”, cô Trang cho biết.

Thời điểm đầu năm học, một trường tiểu học trên địa bàn TP.Thủ Đức thông báo về việc sẽ triển khai phần mềm học trực tuyến cho học sinh trong năm học để hỗ trợ thêm quá trình tương tác giữa học sinh và giáo viên, đồng thời phụ huynh cũng có thể theo sát hơn quá trình học tập của con. Tuy nhiên, kế hoạch đã không thể triển khai khi sự đồng thuận của phụ huynh không cao. Theo lãnh đạo nhà trường, khó khăn gặp phải là một bộ phận phụ huynh có quan điểm rằng việc phải bỏ tiền ra để mua tài khoản học trực tuyến hiện nay là không cần thiết, thay vào đó nhà trường và giáo viên có thể sử dụng các nền tảng miễn phí như Zalo, Messenger; học sinh tiểu học còn nhỏ, không thích hợp để học trực tuyến. “Việc sử dụng các phần mềm, ứng dụng đã từng áp dụng trong mùa dịch để duy trì việc dạy học trực tuyến khi đi học trực tiếp là cần thiết nhưng nhà trường phải chuyển đổi. Khi đưa một tài khoản vào sử dụng sẽ tạo ra sự đồng bộ cao, tăng tính tự học cho học sinh và phụ huynh cùng đồng hành. Hiện nay nhà trường đang tiếp tục tuyên truyền để phụ huynh hiểu, chia sẻ”, lãnh đạo nhà trường bày tỏ.

Kiến ngh B GD-ĐT g khó v tài khon

Tại hội nghị sơ kết bậc tiểu học mới đây, ông Trịnh Vĩnh Thanh (Trưởng phòng GD-ĐT Q.Gò Vấp) cho rằng, vấn đề đạt được các chỉ số về chuyển đổi số trong nội dung chương trình giáo dục đã được đặt ra ở các cấp học, Sở GD-ĐT cần định hướng việc chuyển đổi và giải pháp hỗ trợ các đơn vị về nền tảng.

Ông Thanh cho biết, hiện nay để đạt được mục tiêu về chuyển đổi số, giáo viên tại Q.Gò Vấp đang làm theo hình thức soạn các câu hỏi gợi ý để giao nhiệm vụ cho học sinh tìm hiểu bài ở nhà. Khi lên lớp, giáo viên sẽ giải đáp thêm các vấn đề mà học sinh còn thắc mắc sau quá trình nghiên cứu. Thời lượng còn lại chuyển bài tập lên hệ thống LMS cho học sinh làm dưới sự giám sát của giáo viên. Điều này giúp thầy cô giảm cường độ làm việc rất nhiều mà vẫn tăng tính tự học cho học sinh. Thế nhưng, các đơn vị vẫn đang gặp nhiều khó khăn về tài khoản dạy học trực tuyến. “Trong bối cảnh dạy học trực tiếp thì tài khoản trực tuyến LMS sẽ không còn miễn phí như trước đây nữa mà phải mua. Bộ GD-ĐT không có quy định bắt buộc học sinh phải mua, như vậy các trường chỉ có thể triển khai theo hình thức vận động trên tinh thần tự nguyện của phụ huynh, đồng nghĩa với việc một số học sinh sẽ không có tài khoản học tập, không thể tiếp cận hình thức học tập này. Đây là khó khăn nhiều đơn vị đang đối mặt, Bộ GD-ĐT và Sở GD-ĐT cần có giải pháp tháo gỡ về điều này để hỗ trợ các trường khi chuyển đổi số”, ông Thanh phân tích.

Bà Lâm Hồng Lãm Thúy (Trưởng phòng Giáo dục Tiểu học, Sở GD-ĐT TP.HCM) cho hay, chỉ tiêu 25% nội dung chương trình giáo dục đưa lên trực tuyến đến năm 2025 ở bậc tiểu học không phải là cắt cơ học đưa lên dạy online mà cần phải có sự cân nhắc, trong đó các trường có thể áp dụng giải pháp lớp học đảo ngược để thực hiện. “Nhà trường chuyển đổi nội dung học tập, sự chuẩn bị của giáo viên lên ứng dụng, nền tảng tự học LMS để học sinh tham khảo trước. Khi đến lớp thì từ sự chuẩn bị bài trước của học sinh, giáo viên có thêm thời gian để đào sâu thêm kiến thức, hỗ trợ thêm nhiều đối tượng học sinh. Thậm chí, ở những đơn vị khó khăn về việc dạy học 2 buổi/ngày, có thể sử dụng việc chuyển đổi số với 25% nội dung dạy học trực tuyến để áp dụng việc dạy học trực tuyến ở một số nội dung học tập, từ đó giúp tăng thêm những trải nghiệm của học sinh ở trường học”, bà Thúy gợi mở.

Theo ông Nguyễn Bảo Quốc (Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM), sử dụng thế mạnh của công nghệ, chuyển đổi số vào giáo dục là xu thế không thể cản lại được. Tùy theo đặc thù nhà trường mà linh động sử dụng phù hợp, thầy cô có thể giao bài tập, thảo luận, trao đổi, định hướng cho học sinh. “Mục tiêu đến năm 2025 sẽ có 25% nội dung chương trình giáo dục bậc tiểu học và 35% ở bậc trung học được đưa lên hình thức dạy học trực tuyến thì theo từng trường, trên lộ trình đó từng bước đạt được. Tuy nhiên, không phải hiểu là giáo viên phải đối mặt, gặp gỡ học sinh trên nền tảng số mà là ứng dụng nền tảng số để giúp học sinh có nhiều thời gian tương tác hơn với giáo viên”, ông Quốc nhấn mạnh.

Trước khó khăn của các đơn vị về tài khoản học trực tuyến, lãnh đạo Sở GD-ĐT TP.HCM thừa nhận đến thời điểm này Bộ GD-ĐT chưa có nội dung hướng dẫn cụ thể nào đối với việc hỗ trợ nhà trường trong việc đẩy mạnh quản lý và tổ chức học tập trên nền tảng số, do vậy phần nào gây khó khăn cho các đơn vị. Trong khi đó, xã hội hóa lại đòi hỏi tính đồng thuận cao nên rất khó đạt được. “Hiện nay, Sở GD-ĐT TP.HCM đang có giải pháp để hỗ trợ cơ bản các phần mềm, công cụ chuyển đổi số giúp giáo viên trên địa bàn thành phố. Đồng thời, sở cũng sẽ tiếp tục đề xuất Bộ GD-ĐT có hướng dẫn cụ thể về việc sử dụng nền tảng số trong nhà trường”, ông Quốc cho biết.

Bài, ảnh: Đ Yến

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)