Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

TP.HCM: Trường nghề tất bật ghi danh tuyển sinh

Tạp Chí Giáo Dục

Hin nay ph huynh và hc sinh ngày càng ch đng hơn trong vic la chn hưng đi phù hp sau tt nghip THCS. Vào lp 10 công lp không phi là con đưng duy nht…


Hc sinh h TC ca Trưng CĐ Công ngh Th Đc trong mt tiết hc (nh minh ha)

Tại TP.HCM, với những ưu việt của hệ thống giáo dục nghề nghiệp, công tác đào tạo nghề ngày càng đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động nên đã tạo sức hút đối với học sinh sau khi tốt nghiệp THCS.

Mùa tuyn sinh nhiu phn khi

Những ngày này, nhân viên Phòng Tuyển sinh của Trường CĐ Lý Tự Trọng TP.HCM tất bật nhận điện thoại ghi danh, đặt chỗ của phụ huynh và học sinh lớp 9 sau khi rớt lớp 10 công lập. Với hệ TC, mỗi năm trường tuyển sinh khoảng hơn 3.000 chỉ tiêu học sinh sau THCS. Theo học hệ này, học sinh vừa được học văn hóa, vừa được học nghề miễn phí. Sau 3 năm đào tạo, ra trường các em có thể tham gia ngay vào thị trường lao động với mức lương đủ để trang trải cuộc sống hoặc có thể tiếp tục học liên thông lên CĐ, ĐH tại các đơn vị được trường liên kết. NGƯT.TS Phạm Hữu Lộc (Hiệu trưởng Trường CĐ Lý Tự Trọng TP.HCM) chia sẻ, hiệu quả trong công tác đào tạo đáp ứng được mong mỏi của phụ huynh và thị trường lao động nên hệ đào tạo nghề sau THCS của trường đã ngày càng “hút” được học sinh và phụ huynh, thay đổi quan điểm “chỉ học sinh yếu, kém, khó khăn mới đi học nghề”. “Điều đáng mừng là trong số 3.000 học sinh đầu vào sau THCS, có rất nhiều em có học lực khá, giỏi. Có em điểm trung bình THCS lên đến 9,6; mức điểm 9,0-9,3 là rất bình thường ghi nhận ở đây. Nhiều gia đình có điều kiện khá giả cũng chủ động lựa chọn hướng học nghề cho con để phù hợp với năng lực học tập của con”, TS. Lộc vui mừng nói.

Tương tự, hiện Trường CĐ Công nghệ Thủ Đức đã tuyển sinh được trên 80% chỉ tiêu hệ TC đối với học sinh sau THCS. Năm nay, trường tuyển sinh 270 chỉ tiêu đối với hệ này. Ông Tôn Ngọc Triều (Trưởng phòng Quản lý đào tạo nhà trường) cho hay, các ngành được học sinh chọn nhiều như công nghệ kỹ thuật ô tô, điện công nghiệp và dân dụng, quản lý nhà hàng và dịch vụ ăn uống. Nếu đủ chỉ tiêu đối với ngành nào thì sẽ ngừng xét tuyển ngành đó trước. “Học sinh theo học hệ TC, các em không chỉ được miễn học phí mà còn được tạo điều kiện để vừa học văn hóa, vừa học nghề. Có rất nhiều ưu đãi đối với bậc học này từ doanh nghiệp trong nước và quốc tế. Doanh nghiệp cũng hỗ trợ về việc làm sau khi các em tốt nghiệp. Đối với bậc TC, nhà trường cũng tạo điều kiện để các em có thể học liên thông tại trường lên bậc CĐ”, ông Triều chia sẻ.

Nhng ưu vit ch trưng ngh

Năm học 2024-2025, 7 trường TC, CĐ trực thuộc Sở GD-ĐT TP.HCM được giao tuyển sinh 10.135 chỉ tiêu. Trong đó, hệ TC trong Trường CĐ Công nghệ Thủ Đức được giao tuyển sinh 270 chỉ tiêu; hệ TC trong Trường CĐ Kinh tế – Kỹ thuật TP.HCM tuyển sinh 990 chỉ tiêu; Trường TC Kinh tế – Kỹ thuật Nguyễn Hữu Cảnh tuyển sinh 1.750 chỉ tiêu; hệ TC trong Trường CĐ Bách khoa Nam Sài Gòn tuyển sinh 710 chỉ tiêu; Trường TC Kinh tế – Kỹ thuật Q.12 tuyển sinh 1.900 chỉ tiêu; hệ TC trong Trường CĐ Kỹ thuật Lý Tự Trọng TP.HCM tuyển sinh 3.235 chỉ tiêu và Trường TC Bách nghệ TP.HCM tuyển sinh 1.280 chỉ tiêu.


Hc sinh h TC ca Trưng CĐ Lý T Trng TP.HCM đang thc hành (nh minh ha)

Bên cạnh đó, các trường TC, CĐ trực thuộc Sở LĐ-TB&XH TP.HCM cũng tuyển sinh hàng chục ngàn chỉ tiêu hệ TC với học sinh sau THCS. Cụ thể, tại Trường CĐ Kỹ thuật Nguyễn Trường Tộ, thời điểm này đang tất bật đón phụ huynh và học sinh sau THCS đến tìm hiểu, ghi danh tuyển sinh. Năm 2024, hệ TC của trường tuyển sinh 12 ngành thuộc khối kỹ thuật và kinh tế, bao gồm: cắt gọt kim loại, công nghệ ô tô, điện công nghiệp, kỹ thuật máy lạnh – điều hòa không khí, điện tử công nghiệp, kỹ thuật sửa chữa – lắp ráp máy tính, quản trị mạng máy tính, thiết kế trang web, kế toán doanh nghiệp, logistics, quản trị nhà hàng, hướng dẫn du lịch. Đây sẽ là “điểm đến” phù hợp cho các bạn trẻ trên hành trình tìm kiếm nghề nghiệp.

Đại diện Trường CĐ Kỹ thuật Nguyễn Trường Tộ cho biết, điểm nhấn để trường thu hút trong tuyển sinh hệ TC với học sinh sau THCS đó là chương trình 9+. Cụ thể, chương trình 9+ là một mô hình đào tạo song song giữa chương trình TC và chương trình văn hóa hệ GDTX dành cho các đối tượng tốt nghiệp THCS. Sau 3 năm học tập, học sinh sẽ nhận cùng lúc 2 bằng là bằng tốt nghiệp THPT và bằng nghề TC. Học sinh theo học chương trình này được miễn hoàn toàn học phí TC, chỉ đóng học phí học văn hóa phổ thông theo quy định.

“Sở hữu 2 tấm bằng cùng lúc, các em có thể dễ dàng gia nhập thị trường lao động với mức lương hấp dẫn hoặc tiếp tục học lên trình độ CĐ tại trường với thời gian 1 năm học để nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp”, đại diện Trường CĐ Kỹ thuật Nguyễn Trường Tộ chia sẻ.

Ông Lê Văn Thinh (Giám đốc Sở LĐ-TB&XH TP.HCM) đánh giá, với sự thay đổi về ngành nghề đào tạo, môi trường đào tạo cũng như những ưu việt của hệ TC nghề, hiện nay phụ huynh và học sinh sau THCS đã chủ động lựa chọn học nghề để định hướng tương lai do tư duy, quan niệm của phụ huynh ngày càng thay đổi.

Để công tác phân luồng đạt hiệu quả hơn, ông Thinh đề nghị Sở GD-ĐT TP.HCM chỉ đạo các trường THCS, THPT tạo điều kiện hơn nữa cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tổ chức các buổi tư vấn tuyển sinh, hướng nghiệp; quan tâm tổ chức các ngày hội tư vấn tuyển sinh, hướng nghiệp với số lượng và quy mô lớn hơn, chất lượng hơn nhằm tác động công tác phân luồng đến học sinh và phụ huynh được nhiều hơn.

“Thời gian tới, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp cũng sẽ kết nối chặt chẽ với doanh nghiệp nâng cao chất lượng đào tạo, đảm bảo đầu ra cho học sinh, sinh viên. Ngoài ra, có thể tính toán đến đào tạo theo đặt hàng của doanh nghiệp để gia tăng tỷ lệ lao động đã qua đào tạo theo mục tiêu của TP.HCM”, ông Thinh cho biết thêm.

Bài, ảnh: Thành Nam

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)