Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

TP.HCM và 9 tỉnh phía Bắc, Bắc Trung bộ: “Bắt tay” cùng phát triển

Tạp Chí Giáo Dục

Sau hơn mt năm TP.HCM ký kết hp tác vi 9 tnh phía Bc và Bc Trung b, kinh tế – xã hi ca các đa phương đã đt đưc nhng kết qu đáng khích l, đóng góp tích cc vào s phát trin chung ca cc.

Bà Trần Thị Diệu Thúy – Phó Chủ tịch UBND TP.HCM – cùng lãnh đạo các tỉnh phía Bắc và Bắc Trung bộ tham quan triển lãm sản phẩm vùng miền

Ông Đào Minh Chánh – Phó Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại – Đầu tư TP.HCM – cho biết, TP.HCM cùng 9 tỉnh phía Bắc và Bắc Trung bộ (gồm: Bắc Kạn, Cao Bằng, Hà Nam, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế) ký kết thỏa thuận hợp tác phát triển kinh tế – xã hội vào năm 2023. Các địa phương đã thống nhất 33 nội dung phối hợp, trong đó 26/33 nội dung đã thực hiện, 7 sự kiện còn lại sẽ tiếp tục triển khai trong năm 2024, 2025.

Thu hút đu tư d án

Theo ông Bùi Thanh An – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An, việc triển khai thực hiện thỏa thuận hợp tác, bước đầu đã mang lại những kết quả đáng khích lệ. Đặc biệt, tỉnh Nghệ An đã thu hút được 3 dự án của nhà đầu tư TP.HCM với tổng vốn 613 tỷ đồng. Đó là dự án Nhà máy cơ khí công nghệ cao Siba Nghệ An; dự án Nhà máy sản xuất bột trét tường, pha trộn và đóng thùng sơn và dự án mở rộng, cải tạo sân đỗ máy bay Cảng hàng không quốc tế Vinh.

Tại Hà Tĩnh, ông Trần Báu Hà – Phó Chủ tịch UBND tỉnh – cũng cho biết, từ khi hợp tác với TP.HCM và các địa phương phía Bắc, Bắc Trung bộ đã thúc đẩy nhiều dự án lớn đầu tư tại Hà Tĩnh. Các doanh nghiệp TP.HCM đã đầu tư hơn 8.400 tỷ đồng vào 22 dự án sản xuất và kinh doanh tại địa phương như Nhà máy sản xuất lâm sản, Khu du lịch sân golf Xuân Thành, Nhà máy bia Sài Gòn – Hà Tĩnh… Đặc biệt, TP.HCM và Hà Tĩnh đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác phát triển cảng biển và Trung tâm logistics Vũng Áng – Sơn Dương.

Ông Võ Văn Hưng – Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị – cho hay, hiện nay tỉnh đang tập trung hoàn thành và đưa vào hoạt động các dự án trọng điểm như dự án Khu bến cảng Mỹ Thủy, dự án Cảng hàng không Quảng Trị, dự án Khu công nghiệp Quảng Trị, dự án Điện khí LNG Hải Lăng giai đoạn 1. Những tuyến đường giao thông được mở rộng, vừa phục vụ vận hành nhà máy điện gió, vừa tạo ra sự kết nối giữa các xã vùng miền núi, biên giới. Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị đang được triển khai xây dựng và phát triển cùng với nhiều dự án có quy mô lớn về năng lượng, thương mại, dịch vụ; qua đó mở ra nhiều cơ hội thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Theo ông Lê Minh Nghĩa – Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thanh Hóa, việc thỏa thuận hợp tác đã tạo thế mạnh, thu hút các nhà đầu tư. Đến nay, tỉnh Thanh Hóa đã thu hút được 15 dự án của các nhà đầu tư đến từ TP.HCM với tổng vốn khoảng 29,1 ngàn tỷ đồng. Hiện có 2 doanh nghiệp của TP.HCM quan tâm nghiên cứu đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật 2 cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh với tổng vốn đầu tư 890 tỷ đồng, đó là Cụm công nghiệp Hà Long II với diện tích 74ha và Cụm công nghiệp Tân Thọ diện tích 44,5ha.

Tiếp tc đy mnh hp tác

Để việc thực hiện thỏa thuận hợp tác những tháng cuối năm 2024 và năm 2025 có hiệu quả, đi vào chiều sâu, ông Nguyễn Đăng Bình – Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Kạn – mong muốn TP.HCM và 9 tỉnh phía Bắc, Bắc Trung bộ tiếp tục đẩy mạnh hợp tác, hỗ trợ, liên kết để khai thác, phát huy tiềm năng, thế mạnh; nhất là hợp tác về xúc tiến đầu tư, phát triển nông nghiệp, công thương, du lịch.

Đồng tình, ông Phan Quý Phương – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế – cho biết, tỉnh xác định phát triển kinh tế theo hướng tăng trưởng xanh và bền vững. Trong đó phát triển du lịch – dịch vụ trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; phát triển công nghiệp theo hướng hiện đại, thân thiện với môi trường; phát triển nông nghiệp toàn diện, nhất là nông nghiệp công nghệ cao phục vụ công nghiệp chế biến và gắn với phát triển du lịch. Vì vậy, tỉnh mong muốn ngày càng thắt chặt và mở rộng hợp tác phát triển giữa TP.HCM cũng như các tỉnh phía Bắc và Bắc Trung bộ.

Ông Hoàng Xuân Tân – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình – mong muốn TP.HCM và các tỉnh hỗ trợ xúc tiến quảng bá du lịch. Tỉnh mong được đẩy mạnh phối hợp tổ chức các hội nghị hợp tác phát triển du lịch; duy trì kết nối thường xuyên, liên tục; cung cấp, trao đổi thông tin về tiềm năng, lợi thế du lịch, tình hình hoạt động du lịch.

“Ngoài ra chúng tôi cũng mong được hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực cho hoạt động du lịch. Hỗ trợ các doanh nghiệp du lịch trong quá trình khảo sát, nghiên cứu, phát triển sản phẩm mới; trong đó chú trọng phát triển sản phẩm du lịch liên kết, phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng của địa phương trên cơ sở khai thác lợi thế, tiềm năng khác biệt của tỉnh Quảng Bình và TP.HCM”, ông Tân chia sẻ.

Ông Nguyễn Đức Vượng – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam – cũng mong TP.HCM và các tỉnh phía Bắc, Bắc Trung bộ hỗ trợ tỉnh trong các hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch; thúc đẩy các doanh nghiệp lữ hành xây dựng phát triển các tour, tuyến du lịch kết nối các điểm du lịch của TP.HCM với tỉnh Hà Nam.

Ông Hoàng Xuân Ánh – Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng – cho biết, tỉnh có tiềm năng phát triển du lịch với các điểm đến nổi tiếng như thác Bản Giốc, hang Pác Bó, Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng… Do đó, mong muốn hợp tác với các doanh nghiệp lữ hành từ TP.HCM để thu hút thêm lượng khách từ miền Nam và quốc tế đến Cao Bằng, đồng thời xây dựng các tour du lịch liên tỉnh, liên vùng.

Về phía TP.HCM, bà Trần Thị Diệu Thúy – Phó Chủ tịch UBND TP – thông tin, TP.HCM sẽ tập trung triển khai phối hợp và đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động hợp tác với một số địa phương Bắc và Bắc Trung bộ. Theo đó, tăng cường các hoạt động kết nối cung – cầu, xúc tiến đầu tư – thương mại; nghiên cứu, đề xuất bố trí các vị trí để mở rộng chuỗi cung ứng, bán lẻ hàng hóa tại các tỉnh, các showroom trưng bày sản phẩm đặc trưng của các tỉnh tại TP.HCM. Song song đó, TP.HCM cũng đẩy mạnh hơn nữa trong hợp tác thích ứng với biến đổi khí hậu; Phát triển khoa học công nghệ, chuyển đổi số, kinh tế nông nghiệp, kinh tế thị trường – chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao nhằm tạo chuyển hóa tiềm năng, lợi thế của các địa phương, đóng góp vào sự phát triển kinh tế – xã hội chung của từng vùng. Thúc đẩy và tạo cầu nối để doanh nghiệp các bên liên kết, hợp tác với nhau, đặc biệt là nguồn nhân lực phục vụ cho phát triển du lịch; hợp tác, phát triển mạnh hơn trong lĩnh vực y tế – giáo dục ở địa phương.

Song Hu

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)