Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

TP.HCM và Đà Nẵng: Hội tụ nhiều lợi thế để trở thành trung tâm tài chính quốc tế

Tạp Chí Giáo Dục

TP.HCM và Đà Nng là hai thành ph ln, trc thuc Trung ương, có nhiu li thế ln đ phát trin thành trung tâm tài chính (TTTC) quc tế. Đó là đánh giá ca các t chc, chuyên gia quc tế ti hi tho “Phát trin TTTC quc tế Vit Nam” do B Kế hoch – Đu tư phi hp vi UBND TP.Đà Nng t chc va qua…

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình tham dự hội thảo

Ngày 15-11-2024, Bộ Chính trị đã ra Thông báo kết luận 47-TB/TW về việc xây dựng TTTC khu vực và quốc tế tại Việt Nam. Theo đó, thành lập TTTC quốc tế toàn diện tại TP.HCM và TTTC khu vực tại TP.Đà Nẵng. Ngày 31-12-2024, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 259/NQ-CP phê duyệt Kế hoạch hành động triển khai xây dựng TTTC khu vực và quốc tế tại Việt Nam.

Việc xây dựng TTTC được Đảng, Nhà nước, Quốc hội và Chính phủ xác định là một trong những đột phá về thể chế; là quyết sách nhằm giải phóng các nguồn lực, thúc đẩy chuyển đổi mô hình tăng trưởng gắn với cơ cấu lại nền kinh tế nhằm nâng cao năng suất, hiệu quả và năng lực cạnh tranh để chuẩn bị cho kỷ nguyên mới – kỷ nguyên vươn mình của dân tộc; đồng thời, tạo ra cơ chế, nguồn lực mới, là “cú hích” mạnh đối với nền kinh tế đất nước.

TP.HCM có nhiu li thế ni tri

Ông Phan Văn Mãi – Chủ tịch UBND TP.HCM – cho biết, TP.HCM là trung tâm lớn về kinh tế của cả nước, với GRDP ước đạt 73,8 tỷ USD vào năm 2024, chiếm 15,5% GRDP cả nước. Tổng thu ngân sách ước đạt 508.000 tỷ đồng, đóng góp 25% tổng thu ngân sách Nhà nước. Dân số lớn, với tầng lớp trung lưu ngày càng tăng, tạo thị trường lớn cho các sản phẩm, dịch vụ tài chính. Hệ thống hạ tầng giao thông phát triển, với sân bay, cảng biển, đường bộ, đường sắt kết nối tốt…

Nguồn nhân lực là yếu tố then chốt thúc đẩy sự phát triển của TTTC, đặc biệt là nguồn lực trong lĩnh vực tài chính và công nghệ. Theo đánh giá của các chuyên gia, TP.HCM có lực lượng lao động trẻ, có trình độ và chi phí phải chăng, nhất là trong lĩnh vực công nghệ và lập trình. TP cũng là nơi tập trung mạng lưới các trường đại học và các trung tâm nghiên cứu đóng vai trò quan trọng trong việc đào tạo, cung cấp nguồn nhân lực về khoa học công nghệ, tài chính.

Xét về lĩnh vực công nghệ tài chính so với khu vực, TP.HCM đuợc xếp hạng trên Manila, Bangkok, Kuala Lumpur. Theo báo cáo xếp hạng của GFCI, TP.HCM là thị trường dẫn đầu về tỷ lệ áp dụng các công nghệ tài chính cùng với hệ sinh thái tài chính, tập trung hơn 50% công ty khởi nghiệp Fintech cùng với lực lượng lao động, lập trình viên có trình độ tay nghề cao với mức chi phí rất cạnh tranh so với các nước trong khu vực.

Theo ông Mãi, để hiện thực hóa tầm nhìn chiến lược trở thành TTTC quốc tế, đặt ra rất nhiều thách thức cho TP.HCM không chỉ là quyết tâm, trách nhiệm mà đòi hỏi những nỗ lực thực hiện, vừa học, vừa làm, phối hợp với nhau giữa Trung ương, địa phương và các TP. TP.HCM sẽ tập trung nguồn lực để đầu tư phát triển hạ tầng TTTC, xây dựng kế hoạch huy động nguồn lực bao gồm nguồn lực từ ngân sách Nhà nước và nguồn lực tư nhân để phát triển hạ tầng phục vụ TTTC, xây dựng và triển khai phương án đầu tư phát triển nguồn nhân lực cho TTTC.

Đà Nng đ xut mô hình theo 3 nhóm dch v

Theo ông Hồ Kỳ Minh – Phó Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng, các tổ chức, quỹ đầu tư tài chính khi nghiên cứu đầu tư vào Đà Nẵng rất quan tâm đến việc phát triển TTTC Đà Nẵng theo hướng gắn với đổi mới sáng tạo, tài chính xanh, công nghệ tài chính, tài chính thương mại để cộng hưởng với các lợi thế từ vị trí địa chính trị – kinh tế quan trọng trong hành lang Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương và môi trường sống, hạ tầng đô thị, dịch vụ du lịch, nghỉ dưỡng của Đà Nẵng tạo nên sự kết hợp khác biệt giữa các dịch vụ tài chính truyền thống và công nghệ tiên tiến hàng đầu, thúc đẩy giao lưu, hợp tác và đầu mối giao thương của tất cả các bên trong chuỗi giá trị toàn cầu đang dịch chuyển.

Mô hình, định hướng phát triển TTTC tại Đà Nẵng sẽ tập trung phát triển các dịch vụ tài chính quốc tế và cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực công nghệ tài chính (Fintech) gắn với đổi mới sáng tạo mà Nghị quyết số 136/2024/QH15 ngày 26-6-2024 của Quốc hội đã cho phép thí điểm, tạo tiền đề quan trọng để thúc đẩy việc hình thành TTTC khu vực tại Đà Nẵng.

Tham d và phát biu kết lun hi ngh, Phó Thng Thưng trc Nguyn Hòa Bình nhn mnh, vic xây dng hai TTTC quc tế ti TP.HCM và Đà Nng cho thy Vit Nam k vng tr thành mt phn quan trng đi vi s phát trin ca thế gii. Mun thúc đy s phát trin bn vng, mun ngưi dân có cuc sng hnh phúc thì TTTC là la chn chiến lưc ca Vit Nam.

Theo Phó Thng, TTTC quc tế mun thành công thì phi có h tng, pháp lut thông thoáng, ci m, minh bch, đáng tin cy và đt đng cp, tiêu chun quc tế. V nhân lc, TP.HCM và Đà Nng cn chun b đi hình chuyên gia đưa ti các TTTC quc tế trên thế gii đ hc hi kinh nghim, đm bo có th vn hành TTTC hai TP…

Theo đó đề xuất mô hình TTTC Đà Nẵng là một hệ sinh thái đa thành phần bao gồm các trung tâm phát triển tập trung cho 3 nhóm dịch vụ, gồm: Các dịch vụ tài chính quốc tế (như dịch vụ thanh toán, thương mại quốc tế, dịch vụ quản lý rủi ro và giao dịch ngoại hối, dịch vụ tài chính xanh); Các dịch vụ Fintech và TechFin, cung cấp phần mềm, nền tảng ứng dụng để thực hiện dịch vụ thanh toán, giao dịch tài sản mã hóa, các giải pháp đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực tài chính dựa trên trí tuệ nhân tạo, cơ sở dữ liệu lớn, điện toán đám mây, Blockchain…; Các dịch vụ hỗ trợ đầu tư, phát triển doanh nghiệp và dịch vụ tiện ích (như kiểm toán, kế toán, dịch vụ pháp lý, tư vấn thuế, hải quan, các dịch vụ nghỉ dưỡng, hội nghị, vui chơi giải trí cao cấp, cho thuê, định giá bất động sản và các tài sản liên quan…).

Tiến sĩ Andreas Baumgartner EMBS – Viện Metis – cho rằng, để hình thành TTTC cần 5 yếu tố cốt lõi, gồm: Định vị rõ ràng và đề xuất giá trị cụ thể; Môi trường quản trị và pháp lý mạnh mẽ, minh bạch, đáng tin cậy; Môi trường vật chất hấp dẫn; Cộng đồng năng động, sự kiên trì và xuất sắc trong thực thi. Việc Việt Nam thành lập hai TTTC quốc tế ở Đà Nẵng và TP.HCM thì cần phân biệt rõ ràng hai trung tâm này. Mỗi trung tâm cần có một đề xuất giá trị cụ thể để tránh nhầm lẫn hoặc cạnh tranh lẫn nhau. Điều này sẽ đảm bảo mỗi trung tâm có thể khai thác tốt nhất tiềm năng riêng và đáp ứng những nhu cầu khác nhau của thị trường.

Vĩnh Yên

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)