Tạp Chí Giáo Dục TP.Hồ Chí Minh
Sự kiện giáo dụcTin tức

TP.HCM: Văn học, nghệ thuật đã nêu cao khát vọng độc lập thống nhất non sông

Tạp Chí Giáo Dục

TP.HCM: Văn học, nghệ thuật đã nêu cao khát vọng độc lập thống nhất non sông - Audio
00:00 / 00:00
An audio error has occurred, player will skip forward in 2 seconds.
  1. 1 TP.HCM: Văn học, nghệ thuật đã nêu cao khát vọng độc lập thống nhất non sông Audio

Chiều 16-4, Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy TP.HCM đã tổ chức tọa đàm “50 năm văn học, nghệ thuật TP.HCM – Phát huy truyền thống, tiếp nối tương lai”.

Quang cảnh tọa đàm

Đây là một trong những nội dung nằm trong chuỗi hoạt động của Kế hoạch Tổng kết 50 năm văn học, nghệ thuật TP.HCM sau ngày đất nước thống nhất.

Đồng thời là mốc thời điểm ý nghĩa để những người hoạt động trên lĩnh vực văn học, nghệ thuật cùng nhau nhìn lại và đánh giá chặng đường văn học, nghệ thuật nửa thế kỷ đã qua, bằng tất cả trách nhiệm, tình cảm và nhiệt huyết dành cho sự phát triển văn học, nghệ thuật của TP.HCM chặng đường kế tiếp.

Phát biểu tại tọa đàm, ông Lê Hồng Sơn – Phó Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy TP.HCM cho biết, trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, Đảng ta luôn nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trò, sức mạnh của văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển bền vững của đất nước.

Trong đó, Đảng định rõ quan điểm, văn học, nghệ thuật là lĩnh vực rất quan trọng, đặc biệt tinh tế của văn hoá; là nhu cầu thiết yếu, thể hiện khát vọng chân, thiện, mỹ của con người; là một trong những động lực to lớn trực tiếp góp phần xây dựng nền tảng tinh thần của xã hội và sự phát triển toàn diện của con người Việt Nam.

Tài năng văn học, nghệ thuật và vốn quý của dân tộc. Chăm lo phát hiện, bồi dưỡng, quý trọng và phát huy các tài năng văn học, nghệ thuật là trách nhiệm của toàn xã hội, trước hết là của Đảng, Nhà nước và của các tổ chức trong hệ thống chính trị các cấp.

Văn nghệ sĩ, người chiến sĩ xây dựng và phát triển nền văn nghệ tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, cần phát huy lòng yêu nước nồng nàn, gắn bó máu thịt với nhân dân, nêu cao trách nhiệm công dân, sáng tạo nên nhiều tác phẩm có giá trị phụng sự đất nước và dân tộc.

“Sau 50 năm Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, cùng với sự phát triển chung của cả nước, TP.HCM hiện nay đang là trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học, giáo dục, là nơi có nền văn hóa, văn học, nghệ thuật phát triển năng động, sáng tạo. Đảng bộ và chính quyền TP luôn quan tâm và xem việc xây dựng, phát triển văn hóa, con người TP là xây dựng nền tảng tinh thần, từ đó làm động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội”, ông Sơn nhấn mạnh.

Theo bà Nguyễn Thị Thanh Thúy – Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM khẳng định, văn học, nghệ thuật TP.HCM đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ sau 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Văn học, nghệ thuật TP đã nêu cao khát vọng độc lập thống nhất non sông, hướng tới lý tưởng cao đẹp và giá trị của chân – thiện – mỹ. Trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, hoạt động văn hóa văn nghệ ở TP được xem là một mặt trận, tác phẩm văn học nghệ thuật xuất sắc chính là một thứ vũ khí sắc bén chống xâm lăng.

Sau ngày giải phóng, các hoạt động sáng tạo văn học nghệ thuật đã có bước phát triển đa dạng, phong phú góp phần mang lại nhiều giá trị nâng cao đời sống tinh thần cho người dân TP.

PGS.TS Lâm Nhân – Hiệu trưởng Trường Đại học Văn hoá TP.HCM khẳng định, TP.HCM không chỉ là trung tâm kinh tế lớn nhất của cả nước mà còn là một trung tâm văn hóa quan trọng, nơi hội tụ và giao thoa của nhiều loại hình văn học nghệ thuật truyền thống.

Với vị thế lịch sử đặc biệt, TP.HCM là nơi tiếp nhận và phát triển nhiều dòng chảy văn hóa từ khắp các vùng miền, tạo nên một bản sắc văn hóa phong phú và đa dạng. Các loại hình nghệ thuật truyền thống như đờn ca tài tử, hát bội, cải lương, múa bóng rỗi, hò vè dân gian, trò chơi dân gian… các truyện kể và văn học dân gian gắn với vùng đất Sài Gòn – Gia Định đã trở thành những di sản văn hóa quan trọng, phản ánh đời sống tinh thần của cộng đồng.

“Chính sự đa dạng này giúp TP.HCM không chỉ là nơi bảo tồn các giá trị truyền thống mà còn là không gian sáng tạo, thúc đẩy nghệ thuật dân gian phát triển theo hướng phù hợp với thời đại”, ông Nhân nhìn nhận.

Ở lĩnh vực nhiếp ảnh, ông Đoàn Hoài Trung – Chủ tịch Hội Nhiếp ảnh TP.HCM cho biết, nhiếp ảnh TP.HCM đã trải qua nửa thế kỷ hình thành và phát triển, từ những ngày đầu sơ khai đến khi trở thành một trong những trung tâm nhiếp ảnh lớn của cả nước.

“Trong giai đoạn này, Hội Nhiếp ảnh TP.HCM đã trở thành ngôi nhà chung để các nhà nhiếp ảnh, nghệ sĩ nhiếp ảnh các tỉnh thành, đặc biệt là các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và miền Đông Nam bộ đến giao lưu, trao đổi học hỏi kinh

nghiệm, kỹ thuật chuyên môn. Hội đã bắt đầu mở lớp đào tạo bồi dưỡng các tay máy trẻ để tạo thế hệ kế thừa. Một số Câu lạc bộ hình thành và phát triển hoạt động sôi nổi”, ông Trung chia sẻ.

Hồ Trinh

Bình luận (0)