Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

TP.HCM với quyết sách chăm lo giáo dục

Tạp Chí Giáo Dục

HĐND TP.HCM va thông qua ngh quyết kéo dài thi gian thc hin Ngh quyết s 01/2014/NQ-HĐND v h tr giáo dc mm non TP; Ngh quyết sa đi, b sung Ngh quyết s 04/2017/NQ-HĐND v chính sách thu hút giáo viên mm non và ngh quyết quy đnh mt s chính sách khuyến khích giáo viên – hc sinh – hc viên đt thành tích cao trong các k thi cp TP – quc gia – khu vc và quc tế.


TP.HCM đưa ra nhiu quy đnh khuyến khích hc sinh đt gii cao trong các k thi

Quyết định thông qua ba nghị quyết này tiếp tục thể hiện mối quan tâm sâu sắc của các cấp lãnh đạo TP cho ngành giáo dục.

Giáo viên yên tâm chăm sóc, giáo dc tr

Đối với Nghị quyết số 01/2014/NQ-HĐND về hỗ trợ giáo dục mầm non TP, nghị quyết này đã thực hiện ở những năm học trước, tạo điều kiện thuận lợi và tác động mạnh mẽ đến các ngành, các cấp phối hợp chăm lo giáo dục, phát triển toàn diện cho trẻ mầm non.

Tuy nhiên, từ năm học 2020-2021, việc hỗ trợ giáo viên mới ra trường được tuyển dụng không còn hiệu lực, ảnh hưởng nhiều đến đời sống vật chất và tinh thần đội ngũ trong thời điểm hiện nay. Mặc dù TP có chính sách hỗ trợ chung cho công chức, viên chức theo Nghị quyết 03 năm 2018 của HĐND TP.HCM về chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức nhưng giáo viên mầm non mới ra trường vẫn là đối tượng có thu nhập thấp, mức lương gần 3.000.000 đồng mỗi tháng, thấp hơn cả lương tối thiểu vùng. Những nguyên nhân này khiến ngành học mầm non rất khó đảm bảo đủ số giáo viên theo quy định.

HĐND TP.HCM tiếp tục thông qua nghị quyết này, mức hỗ trợ vẫn tiếp tục thực hiện như các năm trước. Mỗi giáo viên năm đầu được tuyển dụng được hỗ trợ 100% lương cơ sở/tháng; năm thứ hai sau khi được tuyển dụng hỗ trợ 70% lương cơ sở/tháng; năm thứ ba sau khi được tuyển dụng hỗ trợ 50% lương cơ sở/tháng. Từ năm thứ tư thực hiện chế độ tiền lương theo quy định. Theo đó, tổng kinh phí ước tính cho công tác hỗ trợ này gần 20 tỷ đồng/năm, thực hiện từ năm học 2021-2022 đến hết năm học 2024-2025.

Đối với nghị quyết sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 04/2017/NQ-HĐND về chính sách thu hút giáo viên mầm non, nghị quyết này cũng thực hiện trong thời gian qua, tạo động lực thu hút nhiều ứng viên tham gia dự tuyển so với nhu cầu cần tuyển vào cấp học mầm non. Đặc biệt, nghị quyết đã hỗ trợ kinh phí để các trường mầm non công lập chi lương hợp đồng giáo viên mầm non (còn thiếu) và hợp đồng với nhân viên nuôi dưỡng, nhằm hỗ trợ giáo viên vệ sinh môi trường dạy học. Tuy nhiên, qua nắm bắt tình hình thực tế, vẫn còn một số hạn chế khi triển khai thực hiện nghị quyết nên hàng năm đội ngũ giáo viên, nhân viên nuôi dưỡng trẻ vẫn thiếu.

Theo UBND TP, nguyên nhân lương hợp đồng giáo viên 3.750.000 đồng/người/tháng và chi hỗ trợ nhân viên nuôi 1.000.000 đồng/người/tháng từ ngân sách TP chưa phù hợp với tình hình thực tiễn hiện nay, chưa phù hợp với quy định của Bộ luật Lao động về mức lương tối thiểu vùng và chưa thu hút được đội ngũ công tác.

Tính đến đầu năm học 2020-2021, ngành học mầm non TP có 10.716 giáo viên/5.127 nhóm, lớp; bình quân 2,1 giáo viên/nhóm, lớp. So với quy định Thông tư số 06 năm 2015 của Bộ GD-ĐT quy định về danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập thì vẫn chưa đảm bảo đủ giáo viên (bố trí tối đa 2,5 giáo viên/nhóm, trẻ đối với nhóm trẻ; bố trí tối đa 2,2 giáo viên/lớp đối với lớp mẫu giáo học 2 buổi/ngày).

Mặt khác, việc hợp đồng nhân viên nuôi dưỡng của các cơ sở giáo dục mầm non công lập để vệ sinh môi trường; vệ sinh đồ dùng, đồ chơi… còn ít so với tổng nhóm, lớp là 1.566 nhân viên nuôi dưỡng/5.127 nhóm, lớp; trong đó có 222 nhân viên nuôi dưỡng thuộc biên chế trả lương, 1.344 nhân viên nuôi dưỡng hợp đồng trường.

Như vậy, sau khi HĐND TP thông qua nghị quyết sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 04, thì mức hỗ trợ đối với hợp đồng giáo viên (dưới 12 tháng) bằng mức lương tối thiểu Vùng I (từ 3.920.000 đến 4.420.000/tháng) do Chính phủ công bố trong 9 tháng/năm. Với hợp đồng nhân viên nuôi dưỡng được hỗ trợ bằng 50% mức lương tối thiểu Vùng I do Chính phủ công bố, còn lại chi từ nguồn xã hội hóa, tùy theo điều kiện cụ thể từng đơn vị trong 9 tháng/năm. Tổng kinh phí thực hiện chính sách thu hút này khoảng trên 11.000.000.000 đồng/năm.

Theo đánh giá của các nhà quản lý giáo dục, đây là những chính sách ý nghĩa, kịp thời trong việc hỗ trợ tăng thu nhập, chăm lo đời sống cho nhân viên, giáo viên mầm non. Là “động lực” để đội ngũ yên tâm công tác và thu hút giáo viên, nhân viên mới ứng tuyển vào chăm sóc, giáo dục trẻ.

Bà Nguyễn Thụy Thái Hòa – Hiệu trưởng Trường Mầm non Trúc Đào (Q.Bình Tân) chia sẻ: “Đặc thù công việc giáo dục mầm non hết sức vất vả, áp lực. Các cô đến trường từ sớm, ra về muộn. Có những trường tiết kiệm nhân sự thường hợp đồng một nhân viên trông coi trẻ 2 lớp. Một số giáo viên, đặc biệt là giáo viên trẻ rất dễ nản, nghỉ việc hoặc chuyển sang môi trường tư thục. Vì thế, tiếp tục thực hiện các chính sách hỗ trợ giáo dục mầm non sẽ giúp nhân viên, giáo viên yên tâm làm việc và giúp cho đội ngũ của nhà trường ổn định, công tác chăm sóc, giáo dục trẻ tốt hơn”.

Ông Ngô Văn Tuyên – Trưởng phòng GD-ĐT quận Bình Tân cho biết: “Bình Tân luôn chịu áp lực gia tăng dân số cơ học nên mỗi năm phải tuyển dụng hàng trăm giáo viên, nhân viên nhưng thường xuyên không đủ. Những chính sách chăm lo cho giáo dục của TP sẽ thu hút giáo viên mới ứng tuyển cũng như thúc đẩy nguồn giáo viên từ các tỉnh khác đến TP làm việc, mở rộng nguồn tuyển dụng cho các địa bàn đông dân cư như Bình Tân”.

Cht lưng ngun nhân lc cht lưng cao đưc thúc đy

Với nghị quyết quy định một số chính sách khuyến khích giáo viên, học sinh, học viên đoạt giải trong các kỳ thi cấp TP, quốc gia, khu vực, quốc tế và giáo viên có thành tích đào tạo, bồi dưỡng các học sinh, học viên đoạt các giải trên tại TP.HCM, kinh phí thực hiện gần 19,4 tỷ đồng/năm, so với Quyết định 162 năm 2004 của UBND TP quy định về chế độ khen thưởng học sinh đạt giải trong các kỳ thi, giáo viên đạt giải trong các kỳ thi và giáo viên có công đào tạo, bồi dưỡng học sinh đạt giải trong các kỳ thi là 1,64 tỷ đồng.

Đặc biệt ở nghị quyết mới còn bổ sung đối tượng và nâng mức tiền chi khuyến khích học sinh, học viên người dân tộc thiểu số, người khuyết tật và giáo viên đoạt giải trong các kỳ thi cấp TP, khu vực và quốc tế. Những đối tượng này không có trong Quyết định 162.

UBND TP nhìn nhận, sau 16 năm thực hiện Quyết định 162 đã không còn phù hợp với tình hình kinh tế – xã hội của đất nước và mức thưởng hiện nay là rất thấp. Năm 2004, học sinh đạt huy chương vàng quốc tế được thưởng 10.000.000 đồng nghĩa là mức thưởng gấp 47 lần so với mức lương cơ sở thời điểm đó (210.000 đồng). Hiện nay, mức thưởng chỉ còn gấp 7 lần so với mức lương cơ sở (1.490.000 đồng); mức thưởng thấp nhất cho học sinh đạt giải nhất cấp TP là 500.000 đồng, gấp gần 2,3 lần mức lương cơ sở năm 2004, hiện nay chỉ còn tương đương 0,35 lần so với mức lương cơ sở hiện hành.

Việc xây dựng nghị quyết này thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng bộ, chính quyền TP đối với ngành giáo dục, coi giáo dục là quốc sách hàng đầu, ưu tiên cho đầu tư chất lượng nguồn nhân lực chất lượng cao và bồi dưỡng nhân tài, phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế xã hội trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế.

Nguyn Phương

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)