Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

TPHCM: Cảnh báo từ những vụ người làm công sát hại nhà chủ

Tạp Chí Giáo Dục

 

Vụ án giết cả nhà chủ xảy ra vào rạng sáng ngày 5/4 tại nhà số 865 Tân Kỳ – Tân Quý (P.Bình Hưng Hòa A, Q.Bình Tân, TPHCM) như một hồi chuông cảnh báo về việc nhận người làm công mà không nắm rõ nhân thân, lý lịch.

>> Hai thanh niên giúp việc sát hại cả nhà chủ

Chân dung nghi can ra tay sát hại cả nhà ông chủ của hàng Thạch Cao được hé lộ khi chị vợ là Nguyễn Thị Ngoan (38 tuổi, quê Hưng Yên), người may mắn thoát chết, hồi tỉnh lại.
Theo chị Ngoan, hung thủ chính là Hải (quê ở Phủ Lý, Hà Nam), vốn là người quen của chồng chị, sau được chồng chị nhận vào làm công. 
Tuy nhiên do Hải đòi mức lương cao nên đến ngày 31/3 vừa qua, vợ chồng chị cho Hải nghỉ việc.
Hiện trường vụ 2 người làm công giết cha con ông chủ hàng thịt
Tối ngày 4/4, Hải xuất hiện ở gần nhà anh Hào xin ngủ lại qua đêm. Đến 2h sáng, Hải ra tay sát hại cả nhà chị Ngoan, lạnh lùng đâm, cắt cổ từng người, kể cả đứa bé mới ba tuổi.
Trước đó, ngày 20/3, vì không có tiền chơi game nên Tạ Ngọc Thành – công nhân cơ sở kính nhôm số 12 Nguyễn Thái Sơn, P.3, Q.Gò Vấp nhẫn tâm sát hại ông Nguyễn Văn Trước (69 tuổi, chủ cơ sở).
Hay vụ án hai người làm thuê tại sạp thịt heo cho vợ chồng ông Trần Kim Sương (trú tại số 178/27, Nguyễn Kim, phường 6, quận 10) là Hoàng Cao Nguyên và Lê Thanh Vũ đấm chết ông chủ và con gái ông này để cướp 30 triệu đồng, xảy ra vào đêm 15/6/2009.
Qua lời khai tại cơ quan công an, các đối tượng này lên kế hoạch cướp tiền ngay tại chợ Nguyễn Tri Phương và ngay tại nhà ông chủ nhưng không thành. Cuối cùng, hai tên cướp chọn phương án hành động lúc bà chủ ra ngoài thu tiền hàng, ở nhà chỉ còn ông Sương và con gái tên Trần Kim Dung (21 tuổi).
Khi vợ ông Sương vừa ra khỏi nhà, Vũ đâm Dung ở tầng hai. Ông Sương ở tầng một nghe tiếng động lớn, chạy lên tầng hai thì bị Vũ dùng dao chém.
Ngay sau khi gây án các đối tượng này đã bị bắt. Hai cho con ông Sương được đưa đi cấp cứu, nhưng mất máu quá nhiều nên chị Dung tử vong tại bệnh viện.
Qua các vụ án cướp, giết mà thủ phạm là người làm công, có thể thấy một nguyên nhân dẫn đến những hậu quả khôn lường trên là việc sử dụng lao động quá dễ dãi, không kiểm tra rõ lý lịch, không đăng ký tạm trú, tạm vắng, không rõ nhân thân… nhưng vẫn nhận vào làm.
Đại tá Mai Văn Tấn – Trưởng Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội (PC14), Công an TPHCM – khuyến cáo: mặc dù chỉ là lao động thỏa thuận nhưng người sử dụng lao động phải yêu cầu người lao động cung cấp lý lịch có chứng nhận của nơi thường trú và giấy tờ tùy thân. Tuyệt đối không nên vì tay nghề cao, không có giấy tờ, hồ sơ hợp pháp mà nhận dễ dãi.

 

Theo Trung Kiên (dantri)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)