Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

TPHCM tổ chức lại 13 cơ sở cai nghiện ma túy

Tạp Chí Giáo Dục

Ngày 31-5, Sở Nội vụ TPHCM, Sở LĐTB-XH TPHCM và Lực lượng TNXP TPHCM triển khai thực hiện chuyển đổi các Trung tâm chữa bệnh – giáo dục –  lao động xã hội thành cơ sở cai nghiện ma túy.

Người cai nghiện ma túy học nghề tại Trường Giáo dục đào tạo và Giải quyết việc làm số 3, nay là Cơ sở điều trị nghiện ma túy số 3 (đóng trên địa bàn tỉnh Bình Dương)

Người cai nghiện ma túy học nghề tại Trường Giáo dục đào tạo và Giải quyết việc làm số 3, nay là Cơ sở điều trị nghiện ma túy số 3 (đóng trên địa bàn tỉnh Bình Dương)

Hiện nay, 13 cơ sở đang chăm sóc, quản lý gần 11.300 người nghiện ma túy (869 nữ). Các cơ sở đặt trên địa bàn TPHCM, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Đắk Nông, Lâm Đồng. Quy mô tiếp nhận từ 500-2.000 học viên/cơ sở.

Trên điều kiện cơ sở vật chất và nguồn lực sẵn có,  13 trung tâm chữa bệnh – giáo dục – lao động xã hội và cơ sở xã hội trên địa bàn TPHCM từ nay đến năm 2020 được tổ chức lại (không thành lập mới), thành cơ sở điều trị nghiện ma túy tự nguyện, cơ sở xã hội, cơ sở điều trị nghiện ma túy đa chức năng, cơ sở điều trị nghiện ma túy bắt buộc. Mục đích của tổ chức lại nhằm tạo mạng lưới các cơ sở cai nghiện có đủ năng lực, đáp ứng nhu cầu đa dạng hiện nay và tăng số lượng cơ sở cai nghiện tự nguyện.

Cụ thể về tính chất: chuyển đổi Trung tâm tư vấn và cai nghiện ma túy thành Cơ sở điều trị nghiện ma túy tự nguyện. Cơ sở xã hội Bình Triệu thành Cơ sở điều trị nghiện ma túy đa chức năng (cai nghiện tự nguyện và trung chuyển) để cai nghiện tự nguyện và tiếp nhận ban đầu để điều trị, cắt cơn, giải độc, tư vấn tâm lý và chăm sóc phục hồi sức khỏe cho người nghiện có nơi cư trú ổn định, có quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.

6 trường, trung tâm khác được tổ chức lại và bổ sung chức năng, nhiệm vụ thành cơ sở điều trị cai nghiện ma túy đa chức năng để tiếp nhận, cai nghiện ma túy tự nguyện, bắt buộc. Đó là: Trường giáo dục đào tạo và giải quyết việc làm số 2, Trường giáo dục đào tạo và giải quyết việc làm số 3, Trung tâm Giáo dục – Lao động – Bảo trợ xã hội Phú Văn, Trung tâm Giáo dục – Lao động xã hội Phú Nghĩa, Trung tâm Giáo dục – Lao động xã hội Phước Bình và Trung tâm Chữa bệnh Đức Hạnh.

Cùng với đó, 3 trường, trung tâm được tổ chức lại thành cơ sở điều trị nghiện ma túy bắt buộc, gồm: Trung tâm Giáo dục – Lao động – Xã hội Phú Đức, Trung tâm Cai nghiện ma túy Bố Lá, Trường giáo dục đào tạo và giải quyết việc làm số 1. Riêng Cơ sở xã hội Nhị Xuân và Cơ sở xã hội Thanh thiếu niên 2 giữ nguyên tên gọi, chức năng, nhiệm vụ hiện có (2 cơ sở này đã chuyển đổi vào cuối năm 2014).

Về tên gọi, 11 cơ sở có sự thay đổi và tên gọi mới như sau: Cơ sở điều trị nghiện ma túy Thủ Đức (tên cũ là Trung tâm Tư vấn và Cai nghiện ma túy); Cơ sở điều trị nghiện ma túy Bình Triệu (Cơ sở xã hội Bình Triệu); Cơ sở điều trị nghiện ma túy Phú Nghĩa (Trung tâm Giáo dục – Lao động xã hội Phú Nghĩa); Cơ sở điều trị nghiện ma túy Phước Bình (Trung tâm Giáo dục – Lao động xã hội Phước Bình); Cơ sở điều trị nghiện ma túy số 2 (Trường Giáo dục đào tạo và Giải quyết việc làm số 2); Cơ sở điều trị nghiện ma túy Đức Hạnh (Trung tâm Chữa bệnh Đức Hạnh); Cơ sở điều trị nghiện ma túy – Bảo trợ xã hội Phú Văn (Trung tâm Giáo dục – Lao động – Bảo trợ xã hội Phú Văn); Cơ sở điều trị nghiện ma túy số 3 (Trường Giáo dục đào tạo và Giải quyết việc làm số 3); Cơ sở điều trị nghiện ma túy Phú Đức (Trung tâm Giáo dục – Lao động xã hội Phú Đức); Cơ sở điều trị nghiện Bố Lá (Trung tâm Cai nghiện ma túy Bố Lá); Cơ sở điều trị nghiện ma túy số 1 (Trường Giáo dục đào tạo và giải quyết việc làm số 1).

ĐƯỜNG LOAN (SGGP)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)