Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Trà đá mát lạnh nhưng “ấm lòng”!

Tạp Chí Giáo Dục

Vi khí hu nng nóng như nưc ta, nhu cu gii khát là rt quan trng. S linh hot, sáng to ca ngưi Vit Nam b đã cho ra đi thc ung khá đc bit liên quan đến trà, đó là trà đá.


Ngưi dân TP.HCM ung trà đá min phí

Ngay cả đô thị hào nhoáng bậc nhất trong cả nước như TP.HCM, thì trà đá vẫn là thức uống “tình thâm” đến mức như bất khả chia lìa trong nghệ thuật ẩm thủy. Thử nghĩ, những buổi trưa nắng gắt, làm việc mệt nhọc, đang khát khô cháy họng mà được uống một ly trà đá to tướng, mát lạnh, thật không còn gì bằng.

Mát lnh nhưng rt “m lòng”!

Cũng từ trà mà ra, nhưng so với trà uống nóng, thì trà uống đá có độ chênh lệch, cách biệt quá lớn. Trong khi trà uống nóng đã trở thành một nghệ thuật tao nhã, cầu kỳ quý phái với nhiều triết lý nhân sinh, nào là “trà thiền nhất vị”, “trà đạo chân như”, “trà kinh Lục Vũ”, trà luận, trà thư… Còn trà đá chỉ thuần chân là trà với đá, rất bình dị. Một ly trà đá dù có “đậm màu hay nhạt nắng” thì đều có cùng tính chất nhạt nhẽo như “nước lã người dưng”, khiêm tốn về hương vị, thiếu tính nhâm nhi, suy tư về cuộc đời… So với những thức uống khác cùng loại có đá thì trà đá vẫn âm thầm, không ồn ào, nổi trội. Thật “bất công” cho trà đá. Do vậy, trà đá đã khép mình, không đòi hỏi vị trí “cao sang” như các loại đồ uống khác, lặng lẽ làm đúng việc, tròn vai nhiệm vụ của mình là dịu những cơn khát. Tuy vậy, phong thái bình dân, tiện dụng của trà đá lại có “công năng” len lỏi hầu khắp các “địa bàn” trên mọi “địa hình”, từ quán cơm sinh viên, công nhân lao động, đến những quán dành cho giới doanh nhân, tri thức, từ quán cóc vỉa hè dân dã, rong ruổi trên những chuyến xe đò ngược xuôi, lần lượt theo những chuyến phà qua lại… cho tới những “coffee shop” sang trọng, âm thầm “tiến chiếm” các nhà hàng đẳng cấp, nhiều sao ở những chốn thị thành xa hoa, lộng lẫy. Tùy theo quán xá, ly trà đá hiện diện dưới những “màu áo” khác nhau, khi thì pha loãng, lúc lại nặng mùi trà, lúc ở ly nhựa thô sơ, khi được chén sứ sang trọng… Và dù mãi mãi không có tên trong hạng mục danh trà, hay trên menu của quán, thì trà đá vẫn tồn tại như một nét đẹp thầm kín trong ẩm thực bình dân, đại chúng.

Như vậy, vô tình thứ nước giải khát bình dân nhất trên đời ấy cũng mang vào mình một hơi thở đời sống đương đại. Nhưng dù đương đại đến đâu, cái nhu cầu đầu tiên phát sinh thói quen gọi ly trà đá vẫn là để giải khát, một thức uống có thể với tay là lấy được, rất tiện lợi. Thậm chí chỉ cần ngồi vào bàn, chưa kịp gọi món ăn, thức uống thì ly trà đá đã hiện diện trước mặt đón khách một cách chu đáo, ân cần. Tính hào phóng, tính cộng đồng, tính phục vụ đầy thiện chí trong ly trà đá kia đủ điều kiện để bình chọn đó là kiểu văn hóa bình dân, dù muốn hay không cũng phải nhìn nhận. Theo thói quen mỗi lần vào quán gọi trà đá bằng một quán tính, nhưng là thứ quán tính được quy định bởi một đời sống văn hóa đô thị. Có khi, vì cơn khát ai đó ngửa cổ lên tu cả ly trà, chẳng nghĩ gì ngoài việc “chữa cháy” nhưng rồi cũng có khi, bên ly trà đá vỉa hè ngồi lắng nghe một chút mát lạnh mà nhớ những khoảnh khắc yên bình, hay cũng có lúc trà đá là phương tiện kéo dài thời đang chờ đợi, lắm lúc là “cái vé vào cổng” tham quan quán xá, khi không đủ điều kiện gọi thức uống khác… Trà đá, do đó, tuy nhạt nhưng chứa đựng cái tình, cái nghĩa, ngay cả khi “các anh nước ngọt” với nhiều màu sắc, hương vị, có cạnh tranh với ly trà đá trên thương trường đi nữa, thì ly trà đá kia vẫn điềm tĩnh, ung dung, bình tâm hào phóng khuyến mãi mà đôi khi không cần lấy phí! Thời gian qua, đi dọc các con đường tại những quận trung tâm của TP.HCM, chúng ta bắt gặp rất nhiều bình nước trà đá được đặt ngay ngắn trên vỉa hè, có trang bị đầy đủ ly, cốc phục vụ mọi người vào uống… miễn phí. Trà đá đó mát lạnh nhưng rất “ấm lòng”!

Trà đá… đo!

Vậy có thể luận ra một điều này, trong tất cả thức uống dưới cái nắng gắt gỏng của thời tiết, hóa ra chỉ có ly trà đá là ít tính phân biệt giai cấp nhất. Nó âm thầm, lặng lẽ, tận tụy “cống hiến” cho đời. Đôi khi, nét đẹp ẩn tàng đó, cái cho ta lợi ích mà không cần lên tiếng, khoa trương, cái mà không cần ta nhận ra những điều tốt đẹp, nhưng nó vẫn hiển hiện giúp ích cho ta. Đó chính là chỗ trú ngụ của đạo, bởi “bình thường tâm thị đạo” hay “Đạo khả đạo phi thường đạo” (Lão Tử) mà. Ly trà đá đơn sơ, mộc mạc chính là “một tấm lòng thành trong thiên hạ”, nhắc nhở chúng ta đừng nên phụ người, mặc dù trà đá rất nhạt, nhưng cái nhạt đó lại làm đậm cho cuộc đời. Bởi thực tế rằng, nó đã giải tỏa cơn khát cho ta một cách hiệu quả nhất mà không cần ta phải thi ân. Tấm lòng thành của trà đá, xin được gọi là “trà đá… đạo”!

ThS. Nguyn Hiếu Tín

Bình luận (0)