Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Trả lại tên cho… nhà giáo

Tạp Chí Giáo Dục

Mt ngưi bn có thâm niên gn 20 năm trong ngh dy hc nói vi tôi: “Ngh giáo càng ngày càng bc. Chuyn chng đáng gì, ph huynh cũng lên trưng làm m ĩ. HS cũng không còn tôn trng thy cô như trưc đây na…”.

Nhng nhà giáo có tâm huyết, có cng hiến đưc Nhà nưc ghi công

Vâng! Tâm sự của bạn tôi cũng là tâm tư của rất nhiều nhà giáo bây giờ.

Người Việt Nam có truyền thống “Tôn sư, trọng đạo” nhưng hiện nay “sư” đã không còn được “tôn” như trước nữa rồi.

Hẳn dư luận, nhất là những người đã và đang đứng trên bục giảng vẫn chưa quên vụ việc cô N. – giáo viên Trường Tiểu học Bình Chánh (xã Nhựt Chánh, huyện Bến Lức, tỉnh Long An) quỳ trước mặt 4 phụ huynh. Cụ thể, ngày 28-2-2018, có 4 phụ huynh tới Trường Tiểu học Bình Chánh lớn tiếng phản ánh cách giáo dục của cô N. vượt quá chuẩn mực sư phạm. Biết mình sai, cô N. nhận lỗi và hứa khắc phục sai sót. Dù vậy, một phụ huynh không đồng tình. Theo đó, cô N. phải quỳ trước mặt 4 phụ huynh, có sự chứng kiến của một số giáo viên của trường. Một giáo viên của Trường Tiểu học Bình Chánh chứng kiến sự việc cho biết: “Do áp lực của chính phụ huynh buộc cô N. phải quỳ cho họ vừa lòng”.

Chưa đầy một tháng sau đó, ngày 22-3-2018, vào đầu giờ học, nữ phụ huynh tên Ng. (khối 3, P.Trung Đô, TP.Vinh, tỉnh Nghệ An) có con học lớp 5 tuổi Trường Mầm non Việt Lào (TP.Vinh, tỉnh Nghệ An) bất ngờ xông vào trường hỏi cô P.T.H (là giáo viên thực tập) về việc cháu bé có vết bầm. Cô H. chưa kịp trả lời thì phụ huynh này đã túm tóc, đánh tới tấp cô. Tệ hơn, khi cô H. van xin đang có thai, phụ huynh này cũng không buông tha mà còn buộc cô phải quỳ gối xin lỗi. Để bảo toàn tính mạng thai nhi, cô H. đã phải quỳ gối mặc dù trên thực tế cô H. không hề đánh con của phụ huynh này.

Việc cô N. và cô H. phải quỳ gối trước mặt phụ huynh không phải chỉ đơn thuần là hai cá nhân quỳ gối trước một vài cá nhân khác mà đó thực sự là một sự sỉ nhục đối với nghề giáo – Nghề mà cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói “là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý”.

Không chỉ những người ngoài ngành giáo dục coi thường nghề giáo mà ngay chính “người trong nhà” cũng không tôn trọng các thầy, cô giáo. Điều này thể hiện rất rõ trong việc mới đây Bộ GD-ĐT đưa ra Dự thảo Nghị định “Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục”. Theo đó, dự thảo có nêu trường hợp vi phạm quy định về xúc phạm nhân phẩm, danh dự người học: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi xúc phạm nhân phẩm, danh dự người học. Đồng thời, buộc xin lỗi công khai đối với hành vi vi phạm quy định; Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi xâm phạm thân thể người học. Ngoài ra, sẽ đình chỉ giảng dạy từ 1 tháng đến 6 tháng đối với hành vi vi phạm quy định trên.

Xung quanh những quy định gây nhiều tranh cãi này, chiều 3-10, ông Nguyễn Huy Bằng – Chánh thanh tra Bộ GD-ĐT – đã trả lời báo chí. Theo ông Bằng, nghị định về xử phạt hành chính của Bộ GD-ĐT cũng như nhiều văn bản pháp luật khác, trước hết để các chủ thể liên quan giáo dục thấy việc không được làm. Nếu làm, người vi phạm sẽ có nguy cơ bị phạt. Mục đích để tránh, chứ không chỉ nhằm phạt nhiều. Ngoài ra, dự thảo cũng đề cập quy định xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành hai nhóm hành vi khác nhau nhằm hướng tới hạn chế tình trạng bạo hành trong nhà trường, gây bức xúc dư luận. Các quy định này hướng tới bảo vệ cả người học và nhà giáo, đồng thời đảm bảo cá nhân có hành vi vi phạm đều bị xử lý bình đẳng như nhau…

Nhiu thy cô giáo đang c gng đ “mi ngày đến trưng là mt ngày vui” ca hc sinh. Ảnh: N.Trinh

Tuy nhiên, cách trả lời của Bộ GD-ĐT khó có thể làm vơi đi nỗi tủi hổ của đội ngũ nhà giáo, nhất là những nhà giáo chân chính.

“Cơn sốt” phạt tiền nhà giáo vì dạy dỗ HS mạnh tay chưa kịp lắng xuống thì ngày 29-10 vừa qua, trang điện tử của Bộ GD-ĐT đã đăng tải lấy ý kiến dự thảo thông tư về quy chế công tác HS,SV đối với các ngành đào tạo giáo viên trình độ CĐ, TC. Trong đó có quy định, SV nếu hoạt động mại dâm đến lần thứ 4 sẽ bị buộc thôi học; nếu vi phạm lần đầu, SV sẽ bị khiển trách; lần thứ 2 sẽ cảnh cáo; lần thứ 3 đình chỉ có thời hạn. SV chứa chấp, môi giới mại dâm một lần sẽ bị buộc thôi học…

Thử nghĩ, SV sư phạm chính là nhà giáo tương lai. Liệu có ông bố, bà mẹ nào chấp nhận cho con mình học với một nhà giáo đã từng đi bán dâm (3 lần trở xuống) không? Liệu HS sẽ học được gì ở một giáo viên đã từng đi bán dâm???

Cho dù sau đó Bộ GD-ĐT có gỡ dự thảo này xuống và lãnh đạo bộ có giải thích là do sơ suất kỹ thuật thì cũng không thể làm cho dư luận bớt bức xúc. Và những nhà giáo tương lai (SV sư phạm) và cả các thầy cô đang giảng dạy, hoặc đã nghỉ hưu cảm thấy bị xem thường…

“Không có lửa thì làm sao có khói”? Chắc hẳn Bộ GD-ĐT đã nghe phong phanh thông tin SV sư phạm bán dâm; giáo viên bạo hành HS… Tuy nhiên đấy chỉ là “những con sâu làm rầu nồi canh”. Không thể vì thế mà “sản sinh” ra những quy định khiến cho vị trí của nhà giáo ngày càng xuống thấp.

Có thể là muộn nhưng không thể chậm trễ hơn được nữa trong việc trả lại vị trí cho nhà giáo. Rõ ràng chúng ta đã gọi nhà giáo là Thầy. Vậy thì hãy để người thầy được thật sự là Thầy…

Và đó không chỉ đơn giản là những câu khẩu hiệu ghi trên băng rôn, tờ phướn được các doanh nghiệp treo xung quanh khu vực trường học (nhằm mục đích quảng cáo là chính); những dải băng gắn trên các lẵng hoa của cơ quan này, đoàn thể nọ tặng nhà trường nhân kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam… mà đó phải là những hành động, sự tôn trọng của xã hội đối với nhà giáo.

Cụ thể là để giáo dục thực sự là quốc sách hàng đầu; cần có những chính sách tạo điều kiện thuận lợi nhất để giáo viên sống được bằng chính nghề dạy học của mình, để trường học là nơi an toàn nhất không chỉ với HS mà cả với giáo viên…

Về phía người dạy, ngay từ đầu vào cũng phải được tuyển chọn và khi đã trở thành giáo viên đứng trên bục giảng vẫn nên tiếp tục học, học để dạy các em HS được tốt hơn, học để thấy mình không tụt hậu, không yếu kém…

Khi người thầy đi học, không nhất thiết chỉ học duy nhất chuyên môn mà cần học cả ngoại ngữ, tin học và kỹ năng, cách ứng xử, giao tiếp… Nếu chúng ta muốn dạy HS một cách toàn diện thì bắt buộc người thầy cũng phải học và tự học để ngày càng toàn diện.

Tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIV (khai mạc ngày 22-10-2018), Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ là thành viên Chính phủ có nhiều phiếu tín nhiệm thấp nhất; các thầy, cô giáo đừng nghĩ đơn giản rằng đó là chuyện riêng của cá nhân ông Bộ trưởng mà đó là “chuyện” của cả ngành GD. Rõ ràng là ngành GD đang mất uy tín đối với mọi người. Vì vậy, mỗi thầy, cô giáo hãy tự cố gắng để nâng cao uy tín đối với HS, phụ huynh và dần dần ngành GD sẽ lấy được uy tín của xã hội…

Hòa Triu

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)